Vingroup có thể mua mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ
Trang Newspin ( Hàn Quốc) đưa tin Vingroup ngỏ ý mua lại mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ sau khi biết hãng Hàn Quốc định dừng bộ phận này.
Vingroup – được trang Newspin gọi là “Samsung của Việt Nam” – được cho là đối tác tiềm năng nhất trong thương vụ này. Nguồn tin này nhận định mục tiêu của hãng công nghệ Việt là thâm nhập thị trường Mỹ và việc kế thừa mảng kinh doanh smartphone của LG tại Bắc Mỹ sẽ là một bước tiến lớn. Nếu thành công trong thương vụ này, Vingroup có thể tiếp nhận một số công nghệ tiên tiến, bí quyết sản xuất, mạng lưới bán hàng và giá trị thương hiệu của LG.
Ngoài ra, Vingroup có thể sở hữu thêm nhân lực của trung tâm R&D và nhà máy sản xuất ở Mỹ Latinh do LG quản lý. Tuy nhiên, nhà máy sản xuất smartphone của LG tại Việt Nam không nằm trong mục tiêu mua lại.
Bên trong một nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của LG. Ảnh: Mobilesyrup
LG gần đây đang xem xét kế hoạch tách và bán bộ phận kinh doanh điện thoại thông minh. Theo Korea Times , Giám đốc điều hành của LG, ông Kwon Bong-seok gần đây đã ám chỉ rằng công ty có thể rút khỏi lĩnh vực sản xuất điện thoại di động. “Đã đến lúc LG phải đưa ra lựa chọn tốt nhất bằng cách bình tĩnh đánh giá khả năng cạnh tranh và tương lai của mình trong lĩnh vực kinh doanh di động. Hiện tại mọi khả năng đều mở và các phương hướng đều được xem xét cẩn thận”, đoạn email gửi tới nhân viên của ông có đoạn.
Hãng công nghệ Hàn Quốc vừa có quý thứ 22 liên tiếp kinh doanh thua lỗ ở mảng smartphone. LG không kinh doanh smartphone tốt ở Hàn Quốc, châu Á nói chung và châu Âu nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng ở Bắc Mỹ lựa chọn. Theo Strategy Analytics, thị phần điện thoại thông minh tại Bắc Mỹ của LG năm ngoái là 12,9%. Theo đó, nếu bán bộ phận kinh doanh điện thoại, số tiền mà LG thu lại được nhiều nhất có thể đến từ thương vụ bán lại mảng kinh doanh smartphone tại Bắc Mỹ.
Video đang HOT
Cổ phiếu LG đã tăng 12,84 % ngay sau thông tin LG có thể bán mảng kinh doanh này, phản ánh các nhà đầu tư rất phấn chấn trước viễn cảnh mới.
Báo cáo của Newspin cũng cho biết LG và Vingroup đã có mối quan hệ kinh doanh từ ba năm trước bằng các hoạt động sản xuất ODM. Đại diện truyền thông của Vingroup không bình luận gì về các thông tin trên.
Nhà máy của VinSmart – công ty con thuộc Vingroup. Ảnh: Tuấn Hưng
Trước đó, VinGroup không giấu tham vọng bước chân vào thị trường Mỹ. Tuy không được xác nhận, truyền thông quốc tế đồng loạt khẳng định hãng đã có đơn hàng sản xuất điện thoại thông minh 4G cho AT&T – một nhà mạng lớn ở Mỹ. Phát biểu tại Diễn đàn công nghệcủa VnExpress hôm 7/1, bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Vingroup tiết lộ công ty sẽ bán điện thoại có 5G tại Mỹ trong năm 2021.
VinSmart có nhà máy sản xuất điện thoại, thiết bị IoT và các sản phẩm thông minh tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, diện tích 14,8 hecta với công suất kỳ vọng là 125 triệu thiết bị các loại mỗi năm. Riêng phân khu lắp ráp sản xuất smartphone hiện có 26 line và 13 hệ thống máy SMT (hàn linh kiện bề mặt hoàn toàn tự động), nhiều phần việc đã được tự động hóa, nhân viên chỉ đóng vai trò giám sát sản xuất.
Báo Hàn đưa tin Vingroup muốn mua lại mảng kinh doanh điện thoại của LG tại thị trường Mỹ
"VinGroup, được gọi là 'Samsung của Việt Nam', đang cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ bằng cách kế thừa mảng kinh doanh điện thoại thông minh tại khu vực Bắc Mỹ của LG Electronics", báo cáo cho biết.
Theo trang tin Newspim của Hàn Quốc, LG Electronics đang xem xét kế hoạch tách và bán lại các bộ phận kinh doanh của mình. Trong số đó, đáng chú ý nhất là mảng kinh doanh điện thoại thông minh tại Mỹ và các nguồn tin độc quyền cho biết tập đoàn Vingroup của Việt Nam đang ngỏ ý muốn mua lại.
"VinGroup, được gọi là 'Samsung của Việt Nam', đang cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ bằng cách kế thừa mảng kinh doanh điện thoại thông minh tại khu vực Bắc Mỹ của LG Electronics", báo cáo cho biết.
Một quan chức trong ngành, người quen thuộc với LG Electronics cũng cho biết: "Rất khó để LG Electronics bán toàn bộ bộ phận truyền thông di động, vì vậy chúng tôi đang xem xét việc bán tách."
Lễ ra mắt smartphone của tập đoàn VinGroup tại Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Cũng theo báo cáo, từ 3 năm trước, LG Electronics đã hình thành mối quan hệ kinh doanh với Vingroup bằng cách cùng điều hành hoạt động kinh doanh ODM. Tuy chưa có sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường smartphone toàn cầu nhưng tại thị trường Việt Nam, smartphone VinSmart đã vượt qua iPhone của Apple để vươn lên vị trí thứ 3 về thị phần.
"Có thể hiểu Vingroup xác định có thể nhắm đến thị trường Mỹ nếu sở hữu công nghệ tiên tiến, bí quyết sản xuất, mạng lưới bán hàng và giá trị thương hiệu của LG Electronics", báo cáo ghi nhận.
Mặc dù LG Electronics đang không hoạt động tốt ở Hàn Quốc hoặc Châu Âu, nhưng hãng công nghệ Hàn Quốc vẫn được người tiêu dùng ở thị trường Bắc Mỹ yêu thích. Theo công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics (SA), thị phần điện thoại thông minh tại Bắc Mỹ của LG Electronics năm ngoái là 12,9%.
Nếu thỏa thuận với Vingroup thành công, mạng lưới bán hàng điện thoại thông minh, trung tâm dịch vụ sau bán hàng, nhân lực của trung tâm R&D và nhà máy sản xuất ở Mỹ Latinh dự kiến sẽ trở thành mục tiêu chính cho các giao dịch.
Tuy nhiên, có thông tin cho rằng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của LG Electronics đặt tại Việt Nam không nằm trong mục tiêu mua lại.
Mảng kinh doanh điện thoại thông minh được coi là "cái dằm" đối với LG Electronics vì hãng này đã ghi nhận khoản lỗ quý thứ 22 liên tiếp từ quý II/2015 đến quý III năm ngoái. Theo đó, quan điểm cắt giảm hoặc bán lại mảng kinh doanh này là không thể tránh khỏi. LG Electronics cũng đã xem xét các phương án khác, nhưng sau đó đã quyết định bán từng phần vì không dễ để bán toàn bộ mảng kinh doanh này.
Kwon Bong-seok, chủ tịch LG Electronics, đã gửi e-mail cho nhân viên vào cùng ngày và đưa ra thông báo liên quan đến việc bán lại gần đây.
"LG Electronics đã đến lúc phải đưa ra lựa chọn tốt nhất bằng cách bình tĩnh đánh giá khả năng cạnh tranh hiện tại và tương lai của mình trong lĩnh vực kinh doanh di động. Hiện tại, mọi khả năng đều đang mở ra và phương hướng hoạt động kinh doanh được xem xét cẩn thận", chủ tịch Kwon cho biết trong thư.
Chủ tịch Kwon cũng nhấn mạnh: "Cho dù phương hướng hoạt động kinh doanh của bộ phận truyền thông di động được xác định như thế nào, về nguyên tắc, việc làm của các thành viên sẽ được duy trì, vì vậy không cần phải lo lắng."
Một quan chức trước đó cho biết: "Dự kiến, nguồn nhân lực không nằm trong diện bán sẽ được chuyển sang các đơn vị kinh doanh hoặc công ty liên kết khác".
Huawei công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 Công ty đã đạt mức doanh thu 454 tỷ nhân dân tệ (CNY), tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước, biên lợi nhuận ròng của công ty là 9,2%. Nhóm Hạ tầng Viễn thông, nhóm Giải pháp Doanh nghiệp, nhóm Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei lần lượt đạt được doanh thu 159,6 tỷ nhân dân tệ, 36,3 tỷ nhân dân tệ...