VinAI giới thiệu VCam Kristal: Công nghệ camera ẩn dưới màn hình của Vsmart Aris Pro
VCam Kristal là công nghệ của VinAI nhằm cải thiện chất lượng ảnh của camera ẩn dưới màn hình của Vsmart Aris Pro.
Vào ngày 12/9 vừa qua, trong khuôn khổ sự kiện AI Day được tổ chức bởi Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI (trực thuộc tập đoàn Vingroup), VinAI đã nói về công nghệ camera selfie ẩn dưới màn hình của Vsmart Aris Pro.
Vsmart Aris Pro một trong số những smartphone đầu tiên trên thế giới được trang bị công nghệ tiên tiến này, và một công nghệ mới như vậy luôn kéo theo rất nhiều thách thức. Thách thức của camera ẩn dưới màn hình đến từ cả phần cứng lẫn phần mềm. Bên cạnh những khó khăn về mặt phần cứng trong việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất; thì chất lượng của camera ẩn dưới màn hình hiện tại vẫn khó có thể sánh được so với camera truyền thống (do phải xuyên qua màn hình). Vì vậy, những người làm phần mềm phải tìm cách để cải thiện chất lượng của ảnh nhờ thuật toán và AI.
Nếu như VinSmart chịu trách nhiệm về phần cứng, thì vai trò của VinAI cũng không kém phần quan trọng khi đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm về mặt phần mềm. Tại AI Day, VinAI đã công bố Vcam Kristal – công nghệ giúp khắc phục những hạn chế nói trên.
Ông Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu VinAI Research, cho biết Vcam Kritstal là sự kết hợp của nhiều kỹ thuật khác nhau, trong đó bao gồm computer vision (thị giác máy tính), computational photography (nhiếp ảnh điện toán) và deep convolutional neural network để giúp cải thiện chất lượng những bức ảnh được chụp bởi camera ẩn dưới màn hình. Nhờ công nghệ này, Aris Pro có thể cho ra những bức ảnh “gần như tương đồng” so với camera truyền thống.
Bên cạnh Vcam Kristal, VinAI còn công bố Vsound Alto. Đây là công nghệ lọc tạp âm, hỗ trợ người dùng trong quá trình gọi điện thoại có thể nghe rõ được người ở đầu dây bên kia, kể cả khi họ ở trong môi trường ồn ào. VinAI cho biết công nghệ này mô phỏng cách mà đôi tai người dùng hoạt động.
Để làm được điều này, công nghệ của VinAI sẽ xây dựng một mô hình máy học trên thiết bị của người dùng. Thực tế, VinAI cho biết Vsound Alto không phụ thuộc vào nền tảng, đồng nghĩa với việc nó có thể được tích hợp không chỉ trên điện thoại, mà còn là trên hệ thống VoIP hoặc ứng dụng gọi hội nghị hiện có.
LG trình diễn màn hình linh hoạt có thể cuộn tại SID 2020
Đến với sự kiện Society for Information Display được phát trực tuyến trong năm nay (SID 2020), LG trình diễn một số giải pháp công nghệ màn hình độc đáo.
Theo PhoneArena, với kinh nghiệm nhiều năm trong đổi mới hiển thị, LG tập trung mạnh vào việc thể hiện công nghệ màn hình uốn cong.
Với tiêu đề trình diễn "Unlimited Design Freedom Zone", công ty Hàn Quốc đã giới thiệu một TV 65 inch lớn, có thể cuộn xuống từ trên cao khi cần thiết và cuộn lên lại để biến khỏi tầm nhìn của người dùng khi không sử dụng.
Bên cạnh đó, một phiên bản màn hình 12 inch nhỏ hơn với cùng công nghệ cũng xuất hiện, điều này có thể mở đường cho các hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi và thậm chí màn hình máy tính để bàn.
Sản phẩm công nghệ thứ ba mà LG mang đến SID năm nay là màn hình cảm ứng trong suốt. Công nghệ này của LG có thể áp dụng vào nhiều thứ trong cuộc sống, từ tủ quần áo đến gương thông minh và cửa sổ, giúp nâng cao trải nghiệm hiện đại.
Cuối cùng, công nghệ thứ tư được LG trình diễn là màn hình OLED 13,3 inch có thể gập lại hứa hẹn được sử dụng để biến một máy tính bảng lớn thành máy tính xách tay.
Ngoài bốn nguyên mẫu màn hình uốn cong nói trên, LG cũng trình diễn nhiều màn hình thông thường khác tại SID 2020. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ thời điểm LG đưa những màn hình này đến thị trường.
Nhiều công nghệ màn hình uốn cong được LG trình diễn tại SID 2020
Apple sẽ đưa một công nghệ màn hình 'xịn xò' lên các thiết bị đầu năm sau Màn hình Mini-LED có đầy đủ các điểm mạnh của OLED song lại có thể cho ra các thiết bị với kích thước mỏng và nhẹ hơn. Các nhà cung ứng của Apple đang chuẩn bị dự thầu cung cấp, sản xuất cho dòng máy tính MacBookPro 14 inch và 16 inch với màn hình Mini-LED trong quý đầu năm 2021, theo một...