Vietjet Air mua 63 máy bay Airbus, trị giá 6,4 tỉ USD
Chiều 11.2, Hãng hàng không Vietjet Air đã ký hợp đồng mua 63 máy bay Airbus trị giá 6,4 tỉ USD tại triển lãm hàng không châu Á – Singapore Airshow.
Lễ ký được thực hiện giữa Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (phải) và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Airbus Fabrice Brégier, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng
Trong số 63 máy bay đặt mua, có 42 A320 neo, 14 A320 ceo và 7 A321 ceo.
Ngoài ra, Vietjet Air cũng ký quyền mua 30 máy bay nữa của Airbus, trị giá 2,7 tỉ USD.
Như vậy, tổng giá trị hợp đồng giữa Vietjet Air với Airbus là 9,1 tỉ USD.
Lễ ký được thực hiện giữa Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Airbus Fabrice Brégier, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Ông Brégier cho biết đây là hợp đồng lớn nhất được công bố tại Singapore Airshow 2014 này.
Singapore Airshow diễn ra mỗi 2 năm một lần. Năm nay, sự kiện diễn ra từ 11-16.2, trong đó các ngày từ 11-14.2 chỉ dành cho quan khách và các nhà thương mại. Hai ngày cuối mở cửa cho công chúng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Đinh Việt Phương trả lời báo Nga
Ông Brégier cho biết chiếc máy bay đầu tiên sẽ được giao trong năm 2014 này, và toàn bộ hợp đồng sẽ hoàn tất vào năm 2018.
Thông cáo báo chí chung của hai tập đoàn trích lời Giám đốc điều hành Vietjet Air Lưu Đức Khánh nói rằng máy bay A320 “cực kỳ hữu hiệu” trong hoạt động của hãng hàng không này và là “loại máy bay được ưa thích đối với hành khách”.
Trong khi đó, ông Fabrice Brégier nói rằng dòng A320 là “sản phẩm được yêu thích trong thị trường máy bay gồm 2 dãy ghế, thích hợp cho cả các tuyến bay giá rẻ và tuyến bay dịch vụ hoàn chỉnh”.
Hiện tại, Vietjet Air đang vận hành trên 20 đường bay quốc nội lẫn quốc tế với 11 máy bay A320 thuê.
Các đường bay quốc tế của Vietjet Air hiện nối Việt Nam với Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) và Côn Minh (Trung Quốc).
Đại diện Vietjet Air trả lời họp báo
Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên Online, tiến sĩ Đinh Việt Phương, Phó giám đốc phát triển kinh doanh của Vietjet Air cho hay trong năm nay, hãng hàng không này sẽ mở các đường bay đến Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và Sieemreap (Campuchia).
Vietjet Air cũng cho biết đang xúc tiến việc hình thành liên doanh Thai – Vietjet Air với hãng KanAir của Thái Lan, trụ sở hoạt động tại Bangkok, trong thời gian rất gần, nhưng chưa tiết lộ thông tin cụ thể.
Ông Đinh Việt Phương nói rằng hợp đồng mua máy bay Airbus nói trên “đáp ứng tuyệt vời” kế hoạch phát triển kinh doanh của Vietjet Air, hãng hàng không tư nhân có lãi sau chỉ 2 năm hoạt động.
Đại diện Vietjet Air tại lễ ký cũng cho biết hãng này chưa chọn đối tác bảo trì, sữa chữa và đại tu các máy bay sắp mua.
Theo TNO
Đại gia máy bay chuyển hướng về châu Á
Những nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam khiến các tập đoàn sản xuất máy bay chuyển hướng về châu Á.
Máy bay chiến đấu F-16C Fighting Falcon của không quân Singapore do Lockheed Martin chế tạo bay trình diễn tại Singapore Airshow ngày 11.2 - Ảnh: Andrew West
Đó là khẳng định của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Fabrice Brégier của Tập đoàn sản xuất máy bay châu Âu Airbus. Theo dự báo của Airbus, trong vòng 20 năm tới, châu Á - Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu thế giới về nhu cầu máy bay dân dụng, với gần 11.000 máy bay mới, trị giá 1.800 tỉ USD, được đưa vào sử dụng và chiếm 42% thị trường toàn cầu.
Trong lúc tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành hàng không dân dụng trong khu vực là 5,8%, con số đó ở các nền kinh tế đông dân đang phát triển như Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam... là ở mức "2 chữ số", ông Brégier nói. Nhà tổ chức Triển lãm hàng không châu Á đang diễn ra tại Singapore từ 11 -16.2 cho hay các hãng hàng không Indonesia, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam dự kiến sẽ công bố các hợp đồng mua máy bay trị giá đến 18 tỉ USD tại sự kiện này.
Hôm qua, Airbus và hãng hàng không tư nhân Việt Nam VietJet Air công bố hoàn tất bản hợp đồng trị giá 9,1 tỉ USD, trong đó hãng hàng không tư nhân của Việt Nam sẽ mua 63 máy bay A320 đời mới và đăng ký quyền mua thêm 30 máy bay nữa của Airbus trong tương lai. Lễ ký nhận bàn giao bản hợp đồng có sự chứng kiến của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Airbus cho hay sẽ giao chiếc máy bay đầu tiên cho VietJet Air trong năm nay và hoàn tất việc giao hàng vào năm 2018. Như vậy, sau khoảng 3 năm hoạt động với 11 chiếc A320 thuê, VietJet Air sẽ sở hữu máy bay của riêng mình cùng với một kế hoạch phát triển các đường bay đầy tham vọng. Tiến sĩ Đinh Việt Phương, Phó giám đốc phát triển kinh doanh của VietJet Air nói với Thanh Niên rằng trong năm 2014, hãng hàng không này sẽ mở các đường bay đến Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và Siem Reap (Campuchia), bên cạnh các đường bay quốc tế hiện có đến Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) và Côn Minh (Trung Quốc). Hợp đồng mua các máy bay Airbus cũng đáp ứng tuyệt vời kế hoạch liên doanh Thai - VietJet Air mà hãng hàng không này kết hợp với KanAir của Thái Lan trong thời gian tới, ông Phương cho biết.
Điểm nhấn của triển lãm lần này là chiếc A350 XWB mà Airbus đem tới Singapore để bay trình diễn trong hai ngày 11 - 12.2, sau khi hoàn tất hàng ngàn giờ bay thử. A350 XWB là loại máy bay thân to mới nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay, với chi phí vận hành được nói là giảm 25% so với các đối thủ. Airbus cho hay đã có 39 khách hàng đặt mua 814 máy bay loại 350 ghế này.
Trong khi đó, đối thủ Boeing đang ra sức tìm kiếm hợp đồng cho loại máy bay B-737 Max. Được biết đại gia máy bay đến từ Mỹ này có thể đạt được hợp đồng bán 50 chiếc B-737 Max cho một khách hàng từ Ấn Độ. Bên cạnh đó, Jet Airways, SpiceJet và Air India được cho là cũng đang nhắm đến dòng máy bay này. Ngoài ra, dòng máy bay B-787 Dreamliner của Boeing vẫn đang tiếp tục thu hút khách hàng, tương tự với dòng máy bay khổng lồ A380 của Airbus.
Tăng cường hiện diện ở châu Á
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường châu Á trong những năm qua đã thúc đẩy hàng loạt tập đoàn chế tạo máy bay, động cơ máy bay, cũng như các dịch vụ sửa chữa, đại tu máy bay và dịch vụ hàng không đổ dồn về khu vực. "Tăng cường hiện diện ở châu Á" là cụm từ được nhìn thấy trong thông cáo của hầu hết các công ty hoạt động trong các lĩnh vực này những ngày qua. Hôm nay, Airbus sẽ khai trương Trung tâm cung ứng phụ tùng tại khu công nghệ không gian Seletar của Singapore với số nhân viên lên đến 200 người.
Seletar nói riêng và Singapore nói chung trong mấy năm qua đã trở thành địa bàn được chọn lựa để phát triển kinh doanh, cũng như nghiên cứu, chế tạo thiết bị hàng không tại châu Á - Thái Bình Dương của nhiều tập đoàn trên thế giới. Tập đoàn Rolls-Royce của Anh đã khai trương nhà máy chế tạo động cơ máy bay trong khu Seletar cách đây 2 năm. Mới nhất, hãng Pratt & Whitney của Mỹ ngày 10.2 cũng khai trương xưởng mới chuyên đại tu máy bay và kỹ thuật hàng không tại Seletar. Trong khi đó, tập đoàn chế tạo máy bay và tàu hỏa của Canada là Bombardier vừa thiết lập trung tâm dịch vụ và văn phòng hỗ trợ khách hàng tại Singapore, bên cạnh việc hợp tác đào tạo ngành kỹ thuật hàng không với Trường cao đẳng Singapore Polytechnic... JTC Corporation, tập đoàn phát triển các khu công nghiệp của Singapore, vừa cho biết sẽ xây dựng thêm 2 tòa tháp cao 10 - 11 tầng và 7 nhà xưởng riêng biệt trong khu Seletar rộng 300 ha, để đáp ứng nhu cầu "tăng cường hiện diện ở châu Á" của các "đại gia" không gian. Hiện tại, Seletar có 45 công ty đang hoạt động.
Theo TNO
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Washington Sáng 26/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Washington, bắt đầu chuyến tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại Hội đồng LHQ khóa 68 tại Hoa Kỳ. Đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đón Thủ tướng và Phu nhân, cùng Đoàn cấp cao Việt Nam tại...