Singapore chỉ mặt băng đảng Trung Quốc trộm đồ trên máy bay
Văn phòng Tổng chưởng lý Singapore vừa công bố những con số cho thấy có những băng đảng từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, chuyên lấy trộm tài sản của hành khách đi máy bay.
Công dân Trung Quốc Diệp Lương Phúc (Yue Liangfu), 32 tuổi, bị kết án 9 tháng tù giam hồi tháng 7.2013 vì hành vi lấy trộm đồ của hành khách trên chuyến bay của SilkAir cách đó 1 tháng – Ảnh: MediaCorp
Trong vài năm gần đây, các chuyến bay của các hãng hàng không Singapore – gồm Singapore Airlines (SIA), SilkAir và Tigerair – liên tục bị đối mặt với nạn hành khách bị trộm đồ.
Thủ phạm trên phương tiện lưu thông được coi là cao cấp này không ai khác hơn là các công dân Trung Quốc.
Văn phòng Tổng chưởng lý Singapore (AGC) – cơ quan tương đương Viện KSND tối cao của Việt Nam – hôm 31.12 cho hay, cảnh sát nước này đã bắt 47 tên trong năm 2013. Con số của năm 2012 là 36.
Điều đáng lưu ý là trong số các tên trộm này, phần đông đến từ tỉnh Hà Nam. Có 41 tên bị bắt năm 2013 và 29 tên bị bắt năm 2012 đến từ tỉnh trung đông của Trung Quốc này.
AGC tin rằng những tên này thuộc các băng đảng tội phạm có tổ chức.
Truyền thống ăn cắp!
Những con số mà AGC đưa ra không hề làm ngạc nhiên những người đến từ Hoa lục.
Video đang HOT
Phó giáo sư Lý Minh Giang (Li Ming-jiang) từ Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Đại học Công Nghệ Nanyang của Singapore nói với báo Straits Times rằng người Hà Nam vốn “nổi tiếng” trộm cắp.
“Tại các thành phố lớn ở Trung Quốc, ấn tượng chung của mọi người là những hành động tội phạm như buôn bán trẻ em, lừa đảo, bán đồ dỏm… nhiều khả năng là do người Hà Nam thực hiện”.
Thầy giáo Diêu Lạc Giang đến từ thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, cũng thừa nhận: “Người Hà Nam xưa nay vốn chẳng có danh giá gì mấy ở Trung Quốc. Nay tin này lại càng đổ thêm dầu vào lửa”.
Là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc với hơn 100 triệu người, Hà Nam cũng là một trong những tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong cả nước.
“Độc chiêu” trộm trên máy bay
Qua điều tra nhiều vụ, AGC cũng đúc kết được công thức hoạt động của những tay trộm Hà Nam như sau:
Từ Đại lục, Macau hoặc Hồng Kông, bọn này bay qua Singapore và dừng lại trong vòng một ngày, sau đó bay tiếp sang các nước Đông Nam Á khác, đặc biệt là Indonesia và Campuchia.
Trên mỗi chuyến bay của SIA, SilkAir hay Tigerair, bọn này luôn đi 2 tên.
Chọn lúc các hành khách khác say ngủ, một trong hai tên này sẽ đi mở ngăn hành lý trên đầu hành khách, lấy những chiếc túi có khả năng chứa đồ có giá trị như túi đựng máy tính, túi xách tay.
Tại chỗ ngồi của mình, tay này lục lọi túi xách và lấy đi những tài sản quý giá, đưa cho tên thứ hai, rồi trả túi xách lại chỗ cũ.
Trong nhiều vụ, do tình thế bất lợi, tay trộm không thể giao của lấy cắp cho đồng bọn, nên nhét đại trong nhà vệ sinh trên máy bay.
Đề phòng
Sau quá nhiều vụ trộm lặp đi lặp lại, các hãng hàng không Singapore cho biết trước khi máy bay cất cánh, tổ bay có phát thông báo nhắc hành khách lưu ý những tài sản quý giá, không để trong hành lý ở cabin phía trên đầu, cũng như báo với tiếp viên nếu thấy có hành vi khả nghi.
Bên cạnh đó, tiếp viên của các hãng này cho biết họ cũng tăng cường theo dõi những cử động của hành khách suốt chuyến bay.
Tigerair còn nói họ sẵn sàng cấm bay những tội phạm và nghi phạm mà họ biết.
Trong khi đó, AGC cho hay họ đang theo dõi sát sao chiều hướng của loại tội phạm mới này. “Nếu đà tăng này cứ tiếp diễn và nhận thấy cần phải tăng mức án của loại tội trạng này, chúng tôi sẽ kiến nghị lên tòa án vào thời điểm thích hợp”, đại diện AGC nói.
Hiện tại, theo luật hình sự Singapore, hành vi trộm này này có mức án tối đa 3 năm tù giam và phạt 10.000 SGD (168 triệu đồng).
Cho đến thời điểm này, mức án cao nhất mà tòa Singapore tuyên phạt những tên trộm Trung Quốc là 16 tháng tù giam, được đưa ra hồi tháng 9.2013.
Nghị sĩ Hri Kumar Nair, Chủ tịch Ủy ban Luật pháp và Nội vụ của Quốc hội, ủng hộ việc xử lý nghiêm hơn các tên tội phạm có tổ chức này.
“Những tên này không trộm đồ vì bộc phát lòng tham mà là có kế hoạch chu đáo. Ngoài ra, hành động của chúng còn làm tổn hại ngành hàng không và ngành du lịch vốn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của chúng ta. Chưa kể, nó cũng ảnh hưởng uy tín của SIA, vốn là một hãng hàng không danh giá và là biểu tượng của Singapore”, ông Nair nói.
Theo TNO
Myanmar quyết tâm sửa đổi hiến pháp
Tổng thống Thein Sein và đảng cầm quyền ở Myanmar đã nhất trí sửa đổi bản hiến pháp mở đường cho bà Aung San Suu Kyi tranh quyền lãnh đạo.
Tù nhân chính trị Myanmar được trả tự do ngày 31.12.2013 - Ảnh: AFP
Trong bài phát biểu trên radio và được đăng lại trên trang nhất báo tiếng Anh New Light of Myanmar ngày 2.1, Tổng thống Thein Sein nói: "Tôi tin rằng một bản hiến pháp lành mạnh thi thoảng phải được chỉnh sửa để đáp ứng các nhu cầu quốc gia, kinh tế và xã hội của chúng ta".
Hiến pháp Myanmar ra đời có phần vội vã vào năm 2008 và bị chỉ trích ở nhiều điểm. Đặc biệt là khoản f điều 59, không cho phép những công dân có người thân mang quốc tịch nước ngoài tranh cử tổng thống. Điều khoản này được tin là nhằm "trói chân" nữ chính trị gia có uy tín Aung San Suu Kyi, khi đó đang bị quản thúc tại gia và chỉ được trả tự do hồi tháng 11.2010. Bà Suu Kyi, con gái của anh hùng giải phóng dân tộc Aung San, kết hôn với một người Anh và có con trai mang quốc tịch của bố. Ngoài ra, nhiều phần trong hiến pháp cũng trao cho quân đội các quyền lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp đáng kể, với 25% ghế quốc hội mặc nhiên vào tay các tướng lĩnh mà không qua bầu cử.
Với những lời lẽ đầy hòa hiếu, vị tổng thống cải cách cho rằng Myanmar "cần nâng cao sức sống chính trị bằng cách cải thiện sự tham gia và các quyền chính trị của công dân". "Tôi không muốn có những hạn chế quyền trở thành lãnh đạo đất nước của bất kỳ công dân nào", ông Thein Sein nói.
Ngày 30.12.2013, đảng Liên minh đoàn kết và phát triển (USDP) cầm quyền sau cuộc họp 3 ngày đã thông qua bản kiến nghị 94 điểm sửa đổi và xóa bỏ trong bản hiến pháp 2008, trong đó có khoản f điều 59. Kiến nghị của USDP và các đảng chính trị, tổ chức dân sự khác sẽ phải thông qua Ủy ban Nghiên cứu và sửa đổi hiến pháp trước khi được thảo luận tại quốc hội. Quy trình sửa hiến pháp sẽ mất nhiều tháng và chưa chắc giới quân sự sẽ ủng hộ sửa khoản f điều 59 trước khi cuộc tổng tuyển cử 2015 diễn ra. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, quyết tâm của Tổng thống Thein Sein và kiến nghị của USDP sẽ "có sức nặng đáng kể".
Trong khi đó, đảng Liên minh dân tộc vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi ngày 28.12.2013 tuyên bố sẽ tham gia cuộc tổng tuyển cử 2015 kể cả khi khoản f điều 59 không được sửa đổi. NLD cũng vừa đưa bản kiến nghị sửa đổi 150 điểm, kể cả khoản f điều 59, trong hiến pháp. Bản thân bà Suu Kyi được biết là đã tạo dựng được quan hệ tốt đẹp hơn với giới quân đội và đang âm thầm liên minh với vị tướng đầy quyền lực Thura Shwe Mann, Chủ tịch USDP và là Chủ tịch quốc hội. "Trong trường hợp không được tranh cử tổng thống, bà Suu Kyi có thể ủng hộ ông Shwe Mann", một nhà phân tích ở Yangon nói với báo Straits Times.
Trở lại chuyện cải cách, ngày 30.12.2013, chính phủ Myanmar tuyên bố phóng thích hết các tù nhân chính trị theo cam kết của Tổng thống Thein Sein trước cộng đồng quốc tế. Vai trò Chủ tịch ASEAN 2014 của Myanmar coi như được bắt đầu với một hình ảnh tốt đẹp. Ông Thein Sein trong phát biểu đầu năm cũng nói rằng ông cố gắng tạo dựng sự hòa hợp trong nước ngày nào ông còn nắm quyền.
Theo TNO
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Singapore Hằng năm, khoảng 16 giờ ngày 31.12, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gửi đến báo chí và công chúng bản thông điệp gói ghém năm cũ và mở ra hướng đi cho năm mới. Thủ tướng Lý Hiển Long đưa ra nhiều cam kết giải quyết các bức xúc của người dân trong thông điệp năm mới - Ảnh: AFP Hãy cùng...