VietinBank sắp huy động 10.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu
HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( VietinBank, CTG) vừa thông qua phương án phát hành, sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán trái phiếu ra công chúng.
Theo đó, VietinBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó kỳ hạn 10 năm là 5.000 tỷ đồng và kỳ hạn 8 năm là 5.000 tỷ đồng.
Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản, thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2. Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu.
Thời điểm phát hành số trái phiếu này là trong quý 2 và quý 4 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Trái phiếu dự kiến được phát hành theo 2 đợt căn cứ theo nhu cầu của nhà đầu tư.
Video đang HOT
Lãi suất của trái phiếu là thả nổi và được xác định theo công thức lãi suất tham chiếu cộng 0,9%/năm đối với kỳ hạn 8 năm và 1% với kỳ hạn 10 năm.
Vốn thu được từ đợt phát hành, VietinBank sẽ tăng quy mô vốn hoạt động và cho vay các lĩnh vực gồm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt (3.710 tỷ); ngành công nghiệp, chế biến chế tạo (2.170 tỷ); ngành khai khoáng (670 tỷ); ngành khác (450 tỷ).
Còn vốn đợt 2, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt (1.620 tỷ); ngành công nghiệp, chế biến chế tạo (960 tỷ); ngành khai khoáng (290 tỷ); ngành khách (130 tỷ).
Trước đó, Chứng khoán Rồng Việt cho biết, VietinBank nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng vốn trong năm nay, do đó tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ còn thấp hơn so với năm 2019.
Được biết, tính đến hết tháng 6/2020, dư nợ tín dụng của VietinBank đạt 946,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.
Nguồn vốn huy động thị trường 1 tại 30/6/2020 tăng hơn 21 nghìn tỷ đồng so với 2019; cơ cấu nguồn vốn đã có sự chuyển dịch tích cực trong các tháng quý II.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 'lép vế' trước trái phiếu
Khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh thì trái phiếu doanh nghiệp đang hút mạnh tiền người dân vì có lợi tức hấp dẫn.
Báo cáo mới phát hành của Công ty chứng khoán SSI cho biết, so với lãi suất tiền gửi, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất.
Chính điều này, tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22,7 ngàn tỉ đồng đồng TPDN trên thị trường sơ cấp, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Vì mức giãn cách của lãi suất tiền gửi giữa các nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) cũng rất rộng, các NHTM nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 NHTM nhà nước từ 1%-2%/năm.
Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các NHTM lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8%-4%/năm tùy từng kỳ hạn.
SSI cũng cho biết, tổng quy mô thị trường TPDN hiện tại tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng, xấp xỉ quy mô tiền gửi của Vietinbank, ngân hàng có thị phần tiền gửi thứ 4 tại Việt Nam sau BID, Agribank và Vietcombank; tương đương 9,3% dư nợ tín dụng và 19,5% tổng vốn hóa ba sàn chứng khoán Việt Nam.
Tính luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, tổng lượng TPDN phát hành ước tính ở mức 159 ngàn tỉ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019.
VietinBank nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả 6 tháng cuối năm, Vietinbank đặt mục tiêu tăng cường quản trị rủi ro, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng. Tích cực hỗ trợ khách hàng và kiểm soát tốt rủi ro Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng sâu rộng từ dịch COVID-19 và tác động kép từ xâm nhập mặn tại...