VietinBank lợi nhuận 5.725 tỷ đồng trong 9 tháng
Tổng tài sản của VietinBank đạt 711 nghìn tỷ đồng, tăng 7,5% so với cuối năm 2014 và tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nền kinh tế vĩ mô dần đi vào ổn định và tăng trưởng trong thời gian qua, cùng với nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng vọt phục vụ việc mua nguyên liệu, dự trữ hàng cuối năm đã tác động tích cực đến hoạt động cho vay của các ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng.
Bên cạnh đó, quy mô tăng trưởng, chất lượng đầu tư cũng duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, thu nhập tăng mạnh khiến cho lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng của năm 2015 của VietinBank cũng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.725 tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động có độ ổn định cao
Tính đến hết Quý III/2015, tổng tài sản của VietinBank đạt 711.000 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cuối năm 2014 và tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, là một trong các ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tính đến 30/9/2015, dư nợ cho vay của VietinBank đạt 500.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2014 và tăng 25,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, với uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường, VietinBank đã thiết lập và duy trì một lượng vốn lớn từ khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty lớn. Mặt khác, VietinBank cũng không ngừng gia tăng quan hệ tiền gửi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI cũng như khách hàng cá nhân.
Tính đến hết Quý III/2015, tổng tài sản của VietinBank đạt 711.000 tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động có độ ổn định cao, chi phí hợp lý đã tạo lợi thế cho VietinBank đảm bảo một nguồn vốn ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần vào phát triển kinh tế chung của cả nước. Tính đến hết Quý III/2015, tiền gửi khách hàng của VietinBank đạt 469.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cuối năm 2014 và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Danh mục đầu tư chứng khoán của VietinBank đa dạng về các loại sản phẩm đầu tư, trong đó tập trung vào các trái phiếu có tính thanh khoản cao, độ an toàn thanh toán được đảm bảo để một mặt đảm bảo dự trữ thanh khoản thứ cấp cho VietinBank, mặt khác đảm bảo mục tiêu sinh lời. Tính đến 30/9/2015, danh mục đầu tư của VietinBank đạt 169.000 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tiếp tục tăng trưởng huy động và tín dụng ở mức cao, VietinBank còn là ngân hàng thành công trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng và giữ nợ xấu luôn ở mức thấp trong ngành ngân hàng và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành.
VietinBank luôn thực hiện quy trình cấp tín dụng một cách chặt chẽ, kiểm soát chất lượng nợ và chủ động phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt sau khi Thông tư 02 chính thức có hiệu lực từ 01/4/2015. Tính đến hết Quý III/2015, tỷ lệ nợ xấu của VietinBank chiếm 0,95% dư nợ cho vay khách hàng, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành.
Khẳng định vị thế trụ cột của hệ thống ngân hàng
Tính lũy kế từ đầu năm đến hết 30/9/2015, tổng thu nhập hoạt động của VietinBank tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt 17.000 tỷ đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 14,5 ngàn tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ năm trước; Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập tăng mạnh khiến cho lợi nhuận trước thuế hợp nhất 9 tháng của năm 2015 của VietinBank cũng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.725 tỷ đồng, bằng 78,4% kế hoạch ĐHĐCĐ năm 2015. VietinBank cũng tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn và thách thức.
Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ, cùng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp đang được đẩy mạnh phục vụ hoạt động kinh doanh cuối năm đã tác động mạnh mẽ đến kết quả kinh doanh của VietinBank.
Tính đến hết Quý III/2015, các mảng hoạt động kinh doanh chính của VietinBank đều tăng trưởng mạnh so với cuối năm 2014 và cùng kỳ năm trước; tiếp tục khẳng định vị thế trụ cột của hệ thống ngân hàng Việt Nam, dẫn đầu ngành ngân hàng về quy mô, hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ tăng trưởng./.
CTV Bùi Hà
Theo_VOV
Giải mã sức hút thị trường bất động sản Bình Dương
Sau một thời gian lắng đọng, bất động sản Bình Dương bỗng 'nổi sóng' khi liên tiếp nhiều dự án được các chủ đầu tư đưa ra thị trường đều có tốc độ bán hàng chóng mặt.
Chủ đầu tư đua nhau bung hàng
Từ giữa năm 2015, cùng với sự khởi sắc của thị trường bất động sản TP.HCM thì thị trường bất động sản Bình Dương cũng xuất hiện nhiều dấu hiệu khả quan hơn.
Khác với sự trầm lắng ở giai đoạn 2013-2014, hiện nay, thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương nói riêng khá xôm tụ. Nhiều chủ đầu tư đã lên kế hoạch "bung hàng" các sản phẩm của mình tại khu vực này.
Điển hình, dự án căn hộ thương mại First Home Premium Bình Dương do chủ đầu tư Công ty TNHH Tổ chức nhà quốc gia Bình Dương (N.H.O Bình Dương) phối hợp cùng Công ty Sung Hyun Vina (SHV) triển khai đã thu hút khá đông sự chú ý của khách hàng. Mặc dù dự án chỉ mới tung ra chào bán ở giai đoạn 1 nhưng phần lớn các căn hộ đều "cháy hàng". Dự án tọa lạc tại thị xã Thuận An, Bình Dương, được xây dựng với tổng diện tích gần 10.000 m2 và mật độ xây dựng chỉ 40%. Với tổng số 527 căn hộ, chủ đầu tư này đã hướng đến mục đích phục vụ nhu cầu nhà ở và thương mại cho người dân, tầng lớp lao động trí thức và các chuyên gia nước ngoài tại đây.
First Home Premium Bình Dương thu hút hàng trăm người quan tâm trong mỗi đợt chào bán
Kế đến, Công ty CP địa ốc Kim Oanh cũng đẩy mạnh chương trình bán hàng thông qua hàng loạt dự án bất động sản tại Bình Dương, trước mắt là sự "chào hàng" của 2 dự án khu đô thị thương mại Rich Home và khu đô thị thương mại - dịch vụ The Mall City 2.
Cũng trong năm 2015, thị trường bất động sản Bình Dương thêm một lần "nhộn nhịp" khi có sự góp mặt của siêu dự án Tokyu Bình Dương Garden City do Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản) và Becamex IDC làm chủ đầu tư với những dòng căn hộ cao cấp.
Đáng chú ý, nhiều công ty bất động sản lớn tại TP.HCM cũng "chuyển hướng" sang khai thác thị trường đầy tiềm năng này và gặt hái nhiều thành công như: TDC Bình Dương, Tấc Đất Tấc Vàng, Thiên Phú Hưng, Eco Xuân, Việt Land, Nam Long... Sau mỗi đợt mở bán, những công ty này đều nhận được khá nhiều sự quan tâm của khách hàng.
Theo nhận định của công ty chuyên nghiên cứu về thị trường bất động sản Savills, thị trường nhà ở tại Bình Dương khá hấp dẫn với người mua từ các tỉnh thành khác, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội. Hầu hết người mua nhà là những nhà đầu tư dài hạn nhằm thu lợi từ việc tăng giá đất hoặc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách cho thuê.
Sức hút từ thành phố mới
Không phải ngẫu nhiên mà cùng lúc các "ông lớn" trong ngành hàng bán lẻ nước ngoài như Lotte, Metro, Aeon, BigC lại chọn tỉnh Bình Dương làm cứ điểm trong chiến lược phát triển thị phần bán hàng của mình. Ngay cả các chủ đầu tư đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... cũng sẵn sàng chi ra hàng tỉ USD để xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn mang thương hiệu của mình tại đây. Theo định hướng quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Điều này đồng nghĩa với việc trong một tương lai không xa, tỉnh sẽ phát triển không thua kém gì so với TP.HCM. Như vậy, nếu như không nắm bắt cơ hội tốt này thì nhà đầu tư sẽ mất chi phí cao hơn gấp nhiều lần mới có thể chen chân vào khai thác.
Thêm vào đó, việc hưởng lợi từ chính sách tăng cường đầu tư hạ tầng, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh đã khiến Bình Dương trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các đối tác. Việc "ăn theo" Trung tâm hành chính đã cho ra đời các trường học quốc tế, bệnh viện tư góp phần giúp kinh tế - xã hội tại đây phát triển một cách đồng bộ, các dự án bất động sản cũng theo đó mà "mọc lên như nấm" để giải quyết các khó khăn về nhà ở cho người dân.
Mặt khác, sự đột phá về cơ sở hạ tầng cũng như sự xuất hiện của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh đã khiến nhu cầu về nhà ở tăng cao vì hầu hết những người nhập cư đều mong muốn có một chỗ ở ổn định để lao động sản xuất.
Do đó, đây là khu vực tiềm năng thu hút đông đảo các chủ đầu tư bất động sản tìm đến để phát triển các dự án của mình.
Theo Một thế giới
Đã đến lúc nên tính chuyện cho phá sản ngân hàng Thời gian qua, Chính phủ không để ngân hàng phá sản nhằm đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo của tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, vấn đề này cần được nghiêm túc xem xét. Giải pháp mua ngân hàng 0 đồng với những ngân hàng...