VietinBank có gần 290.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Lãnh đạo VietinBank cho biết, năm 2020, ngân hàng dự kiến dành khoảng 3.000 – 4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí, đồng hành, chia sẻ khó khăn với các khách hàng. Tính đến cuối tháng 8/2020, VietinBank đã giảm lãi suất với 8.352 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Ảnh minh họa
Mới đây, ngày 25/9/2020, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã có buổi làm việc với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).
Tại buổi làm việc, Chủ tịch HĐQT VietinBank – ông Lê Đức Thọ cho biết đến cuối tháng 8/2020, VietinBank nhận diện 9.614 khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (cả đợt 1 và 2) với dư nợ là 288.708 tỷ đồng, tập trung ở những ngành như: Lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, BOT, xăng dầu; Nông sản/thủy sản, dệt may, đồ gỗ, da giày; Hàng tiêu dùng…
VietinBank đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 1.583 khách hàng với dư nợ khách hàng là 65.733 tỷ đồng, số tiền cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN là 9.006 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối với khách hàng vay mới, tính từ thời điểm 23/1/2020 tới cuối tháng 8/2020, VietinBank đã giải ngân cho 6.134 khách hàng bị ảnh hưởng với doanh số giải ngân là 246.289 tỷ đồng.
Cùng với đó, VietinBank cải tiến quy trình, thay đổi phương thức giao tiếp với KH để thích ứng với tình hình dịch bệnh, cung cấp đa kênh giao tiếp với KH như: Internet Banking, eFAST, Fax, Email, We-Transfer nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng.
Lãnh đạo VietinBank cũng cho biết, năm 2020, ngân hàng dự kiến dành khoảng 3.000 – 4.000 tỷ đồng từ cắt giảm lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất và giảm phí, đồng hành, chia sẻ khó khăn với các khách hàng. Tính đến cuối tháng 8/2020, VietinBank đã giảm lãi suất với 8.352 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 15/9: Kỳ hạn 1 tháng dao động từ 3,5- 4,3%
Lãi suất ngân hàng hôm nay: Chi tiết bảng lãi suất gửi tiết kiệm, lãi suất vay mua ô tô, lãi suất vay mua nhà của các ngân hàng ở Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, BIDV, Agribank, Sacombank... nhanh và chính xác nhất trên Thời Đại.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng hôm nay 15/9:
Tại kỳ hạn 1 tháng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp nhất là 3,5% tại BIDV, Vietinbank, Techcombank và Agribank; cao nhất 4,3% tại Vietcombank.
Lãi suất trung bình 3,7% phổ biến tại các ngân hàng ACB và LienVietPostBank. Lãi suất tại ACB 3,9%; Sacombank 3,9%; Eximbank 4,0 và DongABank 4,25%.
Lãi suất giảm, tiền gửi ngân hàng có dấu hiệu chững lại
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong tháng 7/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng chỉ tăng gần 9.400 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 4.900 tỷ đồng, còn lại khoảng 4.500 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Hai tháng trước đó, mức tăng tiền gửi khách hàng là rất mạnh. Cụ thể, tháng 6/2020, mức tăng lên đến gần 214.000 tỷ đồng; trong đó khoảng 53.000 tỷ đồng là đến từ dân cư, còn lại khoảng 161.000 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Trong khi đó, tháng 5/2020, mức tăng tiền gửi khách hàng là trên 197.000 tỷ đồng; trong đó khoảng 31.000 tỷ đồng là đến từ dân cư, còn lại khoảng 166.000 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Như vậy, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã chững lại rõ rệt. Điều này có liên quan mật thiết đến động thái giảm lãi suất liên tục trong những tháng gần đây của các ngân hàng. Ở nhiều kỳ hạn ngắn, mức lãi suất hiện nay thậm chí còn thấp hơn cả lạm phát kỳ vọng (khoảng 3,5-4%). Lãi suất quá thấp khiến người gửi tiền ngày càng kém mặn mà với hình thức đầu tư này.
Đối với các ngân hàng, việc giảm lãi suất để hạn chế dòng tiền chảy vào kênh ngân hàng là phù hợp với bối cảnh tín dụng đầu ra tăng trưởng yếu.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 7/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 4,05% so với đầu năm, trong khi mức tăng tiền gửi khách hàng (từ các tổ chức kinh tế và dân cư) là 4,85%.
Xét về số tuyệt đối, tổng lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng là trên 9,2 triệu tỷ đồng, so với mức dư nợ tín dụng 8,5 triệu tỷ đồng.
Như vậy, tiền gửi khách hàng lớn hơn dư nợ tín dụng xét cả về số tương đối lẫn số tương đối. Khoảng cách này càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng bị ảnh hưởng tiêu cực, bởi xu hướng tăng chi phí huy động càng lấn át xu hướng tăng doanh thu tín dụng.
Do đó, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục giảm lãi suất huy động nếu như đầu ra tín dụng vẫn yếu.
Đầu tháng 9, lãi suất cao nhất thuộc về ngân hàng nào? Lãi suất huy động ở kỳ hạn 12 tháng cao nhất thuộc về ngân hàng Eximbank với mức là 7,2%/năm. Theo thông tin cập nhật mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1 %/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn; từ 0,1-0,2% năm đối với kỳ hạn dưới 1 tháng;...