Việt – Trung lập đường dây nóng về hoạt động nghề cá
Tối 21/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (từ ngày 19 đến 21-6).
Dịp này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, kết quả và ý nghĩa của chuyến thăm.
- Xin bộ trưởng cho biết các hoạt động và kết quả nổi bật của chuyến thăm?
- Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Kết quả quan trọng nhất của chuyến thăm là việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã trao đổi và đạt nhất trí cao về tầm quan trọng của việc củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác Việt Nam – Trung Quốc tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19/6 – Ảnh: Reuters
Hai bên đã cùng nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt – Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt – Trung. Hai bên đã trao đổi những phương hướng lớn nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng bất đồng, nhất là trong vấn đề trên biển.
Video đang HOT
Chuyến thăm thật sự là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, định hướng cho tương lai hợp tác hữu nghị và rộng mở giữa Việt Nam và Trung Quốc, phù hợp với lợi ích chung của nhân dân hai nước và góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển của cả khu vực. Điều quan trọng là việc triển khai tích cực và hiệu quả các thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm này.
Kế đến, hai bên đã ký kết nhiều văn bản hợp tác quan trọng. Hai bên đã ra tuyên bố chung, ký kết 10 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có những văn kiện vừa định hướng cho tương lai quan hệ hai nước, vừa đề ra các bước phát triển hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực để thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện đi vào chiều sâu hơn nữa…
- Những vấn đề mà dư luận trong và ngoài nước quan tâm như tranh chấp trên biển, vấn đề nghề cá được hai bên đề cập và trao đổi như thế nào, thưa bộ trưởng?
- Trong các cuộc gặp và hội đàm với lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đều nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc trao đổi, giải quyết thỏa đáng tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Chủ tịch Tập Cận Bình duyệt đội danh dự ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Qua trao đổi thẳng thắn, hai bên nhất trí lãnh đạo hai đảng, hai nước cần duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề này; kiên trì thông qua đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời phối hợp quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh.
Hai bên khẳng định sẽ nghiêm túc thực hiện thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Đây là văn bản hết sức quan trọng được hai nước ký tháng 10-2011 với nội dung đề cập một cách toàn diện những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp trên biển…
Căn cứ theo nội dung thỏa thuận này, hai bên nhất trí gia tăng cường độ đàm phán của nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ và nhóm công tác chuyên viên về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt – Trung. Hai bên đã đặt ra một số mục tiêu thực hiện ngay trong năm nay như khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc bộ để phục vụ nhiệm vụ phân định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, thực hiện một đến hai dự án hợp tác trong số ba dự án đã thỏa thuận trong các lĩnh vực ít nhạy cảm.
Vấn đề nghề cá cũng là một nội dung được hai bên quan tâm và trao đổi sâu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh đây là vấn đề liên quan đến đời sống rất nhiều ngư dân, đề nghị có biện pháp xử lý thỏa đáng, bảo đảm quyền lợi chính đáng, an toàn cho ngư dân. Qua trao đổi, hai bên thống nhất nhận thức về tính cần thiết của việc phối hợp xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá, triển khai các biện pháp hiệu quả để hỗ trợ thiết thực các hoạt động nghề cá, đối xử nhân đạo với ngư dân phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước cũng như với luật pháp và thông lệ quốc tế.
Một trong những kết quả cụ thể là việc hai bên đã ký thỏa thuận về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc đột xuất liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển. Cùng với đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai bộ quốc phòng, đây là những biện pháp cụ thể để cơ quan chức năng hai bên liên hệ, trao đổi để phối hợp xử lý khi có vấn đề nảy sinh. Hai bên cũng có thể sử dụng cơ chế đường dây nóng này để phối hợp hỗ trợ, cứu hộ cho các hoạt động nghề cá khi cần thiết, phục vụ các hoạt động nghề cá, đảm bảo an toàn cho ngư dân.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chiều 22-6 tại Đà Nẵng, tàu HQ 011 (tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng) và HQ 012 (tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ) cùng hơn 200 sĩ quan và thủy thủ đoàn đã xuất phát tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 15 với hải quân Trung Quốc và thăm, giao lưu tại thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trong quá trình tuần tra, hai tàu HQ 011 và HQ 012 cùng các tàu hải quân Trung Quốc sẽ luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động này, từ đó tạo nên bầu không khí thân thiện, làm giảm thiểu các nguy cơ va chạm và xung đột trên biển.
Theo vietbao
Hàn Quốc - Triều Tiên đạt được bước ngoặt bất ngờ
Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã nhất trí tổ chức một cuộc đàm phán cấp chính phủ tại Seoul vào ngày thứ Tư và thứ Năm tuần này để giải quyết các vấn đề có thể xoa dịu căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, truyền thông Hàn Quốc hôm qua (10/6) đưa tin.
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc đàm phán cấp làm việc giữa hai bên được tổ chức tại ngôi làng đình chiến Panmunjom , hãng thông tấn Yonhap của Triều Tiên cho hay.
Theo Yonhap, hai bên đã phần nào hiểu nhau hơn sau cuộc đàm phán, mở đường cho cuộc đàm phán cấp chính phủ lần đầu tiên giữa hai nước trong nhiều năm qua.
Sau cuộc đàm phán kéo dài 17 giờ, hai bên đã đạt được một sự thỏa hiệp, theo đó Seoul và Bình Nhưỡng có thể đưa ra hai tuyên bố riêng biệt về những gì họ muốn bàn thảo trong chương trình nghị sự của cuộc đàm phán. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Bình Nhưỡng, cuộc đàm phán cấp chính phủ này không được coi là cuộc đàm phán cấp bộ trưởng. Từ năm 2007 đến nay, hai bên không mở cuộc đối thoại cấp bộ trưởng nào.
Ngoài ra, tại các cuộc đối thoại, hai bên đã trao đổi về hình thức tổ chức, thành phần tham gia và địa điểm diễn ra cuộc đối thoại sắp tới. Theo đó, cuộc gặp sẽ được tiến hành tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc với trưởng đoàn đàm phán hai bên là Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae và người đứng đầu Ủy ban Mặt trận thống nhất Triều Tiên Kim Yang-gon.
Theo vietbao
Việt Trung xây điện thoại nối thẳng hai Bộ Quốc phòng Tại cuộc đối thoại quốc phòng Việt - Trung mới đây, hai bên đã ký Thỏa thuận xây dựng đường dây thông tin điện thoại bảo mật nối thẳng hai Bộ Quốc phòng. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc...