Viết thư cho Tổng thống Putin, ông Gorbachev muốn khuyên gì?
Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định từng viết một bức thư gửi ông Putin gần đây.
Theo lời cựu Tổng thống Liên Xô, ông không có ý định muốn “ áp đặt vai trò cố vấn của mình” và chỉ gửi thông điệp cho nhà lãnh đạo Nga trong một số trường hợp dưới dạng các bức thư ngắn.
Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Gorbachev thừa nhận cũng viết thư cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cách đây không lâu.
“ Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đang phải gánh vác trách nhiệm rất lớn. Nói thẳng ra thì đây là giai đoạn rất đáng lo ngại. Và đó là một gánh nặng lớn cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Tôi biết điều đó từ kinh nghiệm của chính mình” – ông Gorbachev chia sẻ về bức thư viết cho Tổng thống Nga.
Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev khẳng định mới viết thư cho ông Putin. (Ảnh: TASS)
Ông khẳng định mình chưa bao giờ “ trốn tránh” cũng như che giấu ý kiến của mình. Ông luôn thể hiện chúng trong các cuộc phỏng vấn và các bài báo được xuất bản dù ở Nga hay ở nước ngoài.
Video đang HOT
“ Đôi khi tôi nhận thấy rằng, những suy nghĩ của tôi có sự cộng hưởng với những lời nói và hành động của các nhà lãnh đạo” – ông Gorbachev nói.
Trong bức thư gửi ông Putin, cựu Tổng thống Liên Xô cũng bày tỏ sự quan tâm đến tình trạng “ bỏ bê” luật pháp quốc tế và quân sự hóa nền chính trị thế giới. Ví dụ điển hình cho tình trạng này, theo ông Gorbachev, là sự sụp đổ của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung INF.
Ông Gorbachev kêu gọi 2 cường quốc – Nga và Mỹ – làm tất cả để ngăn chặn không cho sự sụp đổ của Hiệp ước này làm trầm trọng thêm nguy cơ chiến tranh. Cựu lãnh đạo Liên Xô cho rằng đề xuất của ông Putin trong việc trì hoãn triển khai tên lửa tầm trung chính là bước đi đầu tiên để giải quyết vấn đề này.
Hiệp ước INF giữa Nga và Mỹ được ký kết năm 1987. Đến tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ rút khỏi thỏa thuận do Matxcơva không tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Đáp lại hành động của Mỹ, đến năm 2019, Nga cũng ngừng tuân thủ Hiệp ước INF. Thỏa thuận chính thức hết hiệu lực vào đầu tháng 8 vừa qua.
(Nguồn: Izvestia)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Nóng : Nga- Trung Quốc triệu tập LHQ họp khẩn vì Mỹ
Nga và Trung Quốc đã triệu tập họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì kế hoạch của Mỹ về chế tạo và triển khai tên lửa tầm trung.
Sputnik đưa tin dẫn nguồn từ thông báo của ông Dmitry Polyansky quyền đại diện thường trực của tổ chức quốc tế.
Một cuộc họp của Liên Hợp Quốc.
Cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Năm, ông Polyansky lưu ý.
Trước đó, quyền Bộ trưởng chỉ huy Lực lượng mặt đất của Mỹ là Ryan McCarthy thông báo về việc Mỹ đã phát triển tên lửa siêu thanh có bán kính hoạt động thuộc phạm vi cấm của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), đã ngừng hiệu lực hôm 2/8.
Ngoài ra, hôm thứ Hai, Lầu Năm Góc đã công bố thử nghiệm tên lửa hành trình phi hạt nhân trên mặt đất, trước đây cũng bị cấm theo Hiệp ước INF.
Hiệp ước INF
Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào năm 1987. Khi đó, Liên Xô và Mỹ có nghĩa vụ huỷ bỏ tất cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo và hành trình tương tự trên mặt đất, và cũng cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai những loại tên lửa như vậy trong tương lai.
Tháng 10 năm 2018, Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi hiệp ước, viện cớ Matxcơva vi phạm thoả thuận. Đồng thời phía Mỹ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng về cáo buộc này.
Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hạn cho Nga hai tháng để trở lại tuân thủ điều khoản thỏa thuận. Cụ thể, Mỹ đòi Nga huỷ bỏ tên lửa 9M729 (SSC-8) mà phía Mỹ cho rằng có tầm xa hoạt động vi phạm quy định của Hiệp ước INF.
Nga khẳng định những cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ và nhấn mạnh rằng tên lửa không được sáng chế, không được thử nghiệm trong phạm vi vượt quá giới hạn cấm đã thiết lập.
Ngày 3/7, Tổng thống Vladimir Putin ký duyệt đạo luật đình chỉ Hiệp ước INF. Ngày 2/8, thoả thuận chấm dứt hiệu lực.
Theo Danviet
NATO không muốn chạy đua vũ trang chống lại Nga Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) muốn đối thoại về kiểm soát vũ khí và tránh chạy đua vũ trang với Nga, trong bối cảnh Hiệp ước INF đổ vỡ. NATO sẵn sàng tiến hành cuộc đối thoại với Nga về kiểm soát vũ khí và không muốn khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới với Matxcova. Đó...