NATO không muốn chạy đua vũ trang chống lại Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) muốn đối thoại về kiểm soát vũ khí và tránh chạy đua vũ trang với Nga, trong bối cảnh Hiệp ước INF đổ vỡ.
NATO sẵn sàng tiến hành cuộc đối thoại với Nga về kiểm soát vũ khí và không muốn khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới với Matxcova. Đó là tuyên bố mới nhất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại phiên họp lần thứ 65 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại London.
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.
Theo lời ông Jens Stoltenberg, Hiệp ước các lực lượng tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đổ vỡ, Matxcova đang có kế hoạch xây dựng và triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung nhằm vào lãnh thổ châu Âu. Điều này khiến cho nhiều nước thành viên NATO lo ngại và có ý định đáp trả lại.
“ NATO không có ý định triển khai các tên lửa hạt nhân mặt đất ở châu Âu. Chúng tôi không muốn bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới, NATO sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với Nga và vẫn cam kết kiểm soát vũ khí, cắt giảm và không phổ biến vũ khí“, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định.
Vào đầu tháng 8/2019, Hiệp ước INF đã chính thức hết hiệu lực. Trước đó, hồi đầu năm 2019, Washington tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuận này và cáo buộc Matxcova vi phạm hiệp ước này trong một thời gian dài.
Tuy vậy, Matxcơva bác bỏ mọi cáo buộc từ phía Mỹ. Đầu tháng 7/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh đình chỉ vô thời giạn hiệp ước INF.
Video đang HOT
Quan hệ NATO và Nga đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng sau khi hiệp ước INF bị chấm dứt.
Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, họ hoàn toàn tuân thủ các điều khoản INF. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, Matxcơva cũng nêu ra những vấn đề cụ thể đối với việc thực thi INF của Washington. Theo ông, các cáo buộc của Mỹ nhằm vào Nga về việc vi phạm hiệp ước INF là hoàn toàn không có cơ sở.
Cuồi tháng 9/2019, Tổng thống Vladimir Putin gửi một lá thư tới Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, hối thúc các thành viên khối này tham gia thỏa thuận tạm hoãn của Nga về triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu. Tuy nhiên, các NATO từ chối, vì cho rằng Matxcova sản xuất nhiều loại vũ khí cắt giảm theo hiệp ước INF.
NATO khẳng định, tên lửa hành trình 9729 được triển khai tại khu vực Kaliningrad của Nga (giáp biên giới Ba Lan và Lithuania), vi phạm các điều khoản của INF. Khối NATO yêu cầu Matxcova phải phá hủy những tên lửa này, thì các cuộc đối thoại về lệnh cấm trên mới có thể bắt đầu.
Nga nhiều lần tuyên bố rằng, tên lửa 9729 có tầm bắn dưới 500 km, và nhấn mạnh, NATO chưa bao giờ giải thích rõ làm thế nào họ đi đến kết luận tên lửa 9M729 của Nga vi phạm INF.
Hiệp ước INF được kí kết giữa Liên Xô và Mỹ năm 1987, trong đó quy định cấm các tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5500 km ở châu Âu. Hiệp ước này là nền tảng của an ninh châu Âu trong nhiều thập kỷ qua.
(Nguồn: RIA Novosti, Sputnik)
PHONG VŨ
Theo VTC
Nga - NATO : Đề nghị đầy ẩn ý
Nga vừa có động thái mới: đề nghị không triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu.
Trước viễn cảnh hiệp ước INF không còn hiệu lực, cần hiểu thế nào về "hiểm ý" này của Nga? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Nỗi lo lớn nhất của thành viên NATO ở châu Âu là bị vạ lây bởi chạy đua vũ trang và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Nga. Minh họa của trang Latest Laws.
Với đề nghị mới về không triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đẩy NATO nói chung và các thành viên của liên minh quân sự này ở châu Âu nói riêng vào tình thế khó xử.
Hiểm ý của ông Putin
NATO vốn luôn thúc ép Nga tiếp tục tuân thủ Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) cả sau khi Mỹ đã chủ động rút ra khỏi thoả thuận này, nhưng lại không chấp nhận đề nghị mới kia với nội dung tương tự như INF của ông Putin vì không tin ông Putin và vì đã có một kiểu phản xạ có điều kiện là đề nghị nào của Nga về giải trừ quân bị hay về chính trị an ninh châu lục đều bị NATO bác bỏ trước đã, chuyện xem xét hay chấp nhận rồi sẽ được tính sau.
Đề nghị mới này đã được ông Putin gửi qua thư tới lãnh đạo một số nước thành viên NATO ở châu Âu, không gửi tới tất cả các thành viên NATO và không gửi tới Mỹ. Chủ ý của ông Putin là đề cập riêng đến chuyện triển khai tên lửa tầm trung - với tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km - ở châu Âu. Theo đó, Nga và các nước này không triển khai tên lửa tầm trung trên lãnh thổ của họ. Việc này liên quan đến cả tên lửa thông thường lẫn tên lửa tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, có nghĩa vừa là chuyện giải trừ quân bị thông thường lẫn giải trừ vũ khí hạt nhân và đặc biệt là ngăn ngừa bùng phát cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân sau khi hiệp ước INF không còn hiệu lực.
Nga không phát triển và triển khai tên lửa tầm trung là điều NATO rất mong muốn. Nhưng NATO lại không muốn chấp nhận và hiện chưa thể chấp nhận đề nghị nói trên của ông Putin vì những ẩn ý của ông Putin ở trong đó mà NATO coi là hiểm ý đối với NATO. Bởi những lý do sau đây.
Thứ nhất, NATO vốn cùng quan điểm với Mỹ cho rằng, Nga trong thời gian qua đã phát triển và chế tạo thế hệ tên lửa tầm trung mới. Mỹ coi đó là một lý do biện minh cho quyết định đơn phương ngừng tuân thủ INF và không tiếp tục gia hạn hiệu lực của hiệp ước này. Bây giờ, nếu chấp nhận đề nghị mới này của Nga thì có nghĩa là NATO chấp nhận tình thế bất lợi so với Nga trên phương diện tên lửa tầm trung. Cho nên, NATO sẽ chỉ chấp nhận đề nghị này sau khi đã kiểm chứng được là Nga không còn tên lửa tầm trung nữa được triển khai ở phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Nga.
Thứ hai, NATO vốn không lạ một chủ ý của Nga là phân hoá NATO với Mỹ và phân hoá các thành viên NATO ở châu Âu với Mỹ. INF là thoả thuận riêng về giải trừ vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trước đây, giữa Mỹ và Nga ngày nay, không phải là giữa NATO với Liên Xô trước đây, giữa NATO và Nga ngày nay. Nhưng giờ, Nga đề nghị có thoả thuận thay thế nó chỉ giữa Nga và các nước châu Âu, nhằm vào điểm yếu nhất của NATO là khoảng cách giữa Mỹ và các thành viên NATO ở châu Âu, nhằm vào nỗi lo thường trực lớn nhất của các nước thành viên NATO ở châu Âu là bị vạ lây về chính trị an ninh bởi căng thẳng và bất hoà, xung khắc và đối đầu hay chạy đua vũ trang và cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Nga.
Bác bỏ đề nghị này của ông Putin, các nước kia vô hiệu hoá nỗ lực của Nga phân rẽ Mỹ với NATO và Mỹ với các thành viên NATO ở châu Âu, nhưng lại duy trì sự lệ thuộc của họ vào cam kết đảm bảo an ninh của Mỹ và sẽ tiếp tục là con tin của mối quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Mũi tên nhằm nhiều đích
Thứ ba, đề nghị này của ông Putin vừa tạo lợi thế cho Nga trong cả cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân lẫn giải trừ vũ khí hạt nhân tới đây sẽ diễn ra giữa Mỹ và Nga lại vừa giúp cho Trung Quốc có thể tiếp tục đứng ngoài cuộc như từ trước đến nay.
Một lý do khác nữa Mỹ dùng để lập luận cho quyết định đơn phương chấm dứt tuân thủ hiệp ước INF là các nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân, đặc biệt và trước hết là Trung Quốc, không bị chế tài bởi INF. Ông Putin đưa ra đề nghị này đẩy cả Mỹ, NATO và các nước thành viên NATO ở châu Âu vào tình thế bị động đối phó về tham gi giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân mà không hề động chạm gì đến Trung Quốc. Một khi phía bên kia không chấp nhận đề nghị này của ông Putin thì tự chứng tỏ là không thật lòng với việc giải trừ quân bị và giải trừ vũ khí hạt nhân, khi ấy, không thể yêu cầu và đòi hỏi các nước khác trên thế giới, trước hết và đặc biệt là Trung Quốc, phải giải trừ quân bị và vũ khí hạt nhân.
Cái khó xử của NATO ở đây trong thực chất là phản ứng hay đáp trả theo chiều hướng nào và với cách thức nào thì ông Putin cũng vẫn được lợi. Ý tưởng này của ông Putin dẫu có bất thành thì vẫn đắc dụng cho tác giả của nó.
Dịch Dung
Theo baoquocte
NATO: Mỹ không cần triển khai tên lửa hành trình mặt đất ở Á-Âu Mỹ không cần triển khai tên lửa hành trình mặt đất ở Á-Âu do sở hữu các bệ phóng tên lửa trên biển và trên không uy lực mạnh. Mỹ không quan tâm đến việc triển khai các tên lửa hành trình mặt đất từng bị cấm trước ngày 2/8 bởi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn...