Việt Nam xếp thứ 99 về tốc độ Internet
Theo báo cáo mới nhất của Akamai, tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam trong quý IV/2014 là 2,7 Mb/s, xếp thứ 99 trên thế giới.
Tiếp sau báo cáo hồi tháng 1, Akamai mới đây vừa cho phát hành nghiên cứu mới về tốc độ truy cập Internet của các nước trên thế giới. Akamai là hãng cung cấp dịch vụ đám mây có trụ sở tại Mỹ, và báo cáo họ vừa phát hành là nghiên cứu về tốc độ Internet trong quý IV/2014.
Kết quả cho thấy tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam trong quý này chỉ được cải thiện một chút ít so với quý trước đó, đạt 2,7 Mb/s so với 2,5 Mb/s của quý III/2014. Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ 99 về tốc độ Internet trung bình trên thế giới, và so với cùng kỳ năm 2013, mức tăng trưởng tốc độ Internet là 48%.
Báo cáo của Akamai về tốc độ Internet trung bình tại Việt Nam.
Khi xét về tốc độ Internet tối đa, Việt Nam cũng chiếm vị trí thứ 99 trong báo cáo của Akamai, với mức 17,3 Mb/s, tăng 4,5% so với quý trước và tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở khả năng kết nối băng rộng tốc độ cao (>10 Mb/s), Việt Nam không được xếp hạng do lượng người dùng chưa đạt 1%. Trong khi đó, xét về tốc độ băng rộng (>4 Mb/s), Việt Nam xếp thứ 87 với tỷ lệ sử dụng đạt 19%, tăng 33% so với quý trước và tăng 590% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc tốc độ Internet chậm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới tình trạng hạ tầng mạng tại Việt Nam còn kém, cũng như do tình trạng đứt cáp xảy ra khá thường xuyên.
Akamai cho biết quốc gia đang đứng đầu về tốc độ Internet trên thế giới là Hàn Quốc với 22,2 Mb/s, tiếp theo là vùng lãnh thổ Hong Kong với 16,8 Mb/s. Một quốc gia châu Á khác cũng nằm trong top 10 nước có tốc độ Internet cao nhất là Nhật Bản, với kết nối đạt 15,2 Mb/s. Các quốc gia tại châu Âu là những nước thống trị top 10, với những cái tên như Phần Lan (12,1 Mb/s), Cộng hòa Séc (12,3 Mb/s), Ailen (12,7 Mb/s), Latvia (13 Mb/s), Hà Lan (14,2 Mb/s), Thụy Sỹ (14,5 Mb/s) và Thụy Điển (14,6 Mb/s).
Theo Anh Quý/ICTNews
Video đang HOT
'Loại trăm thủ khoa xuất sắc, chọn SV tốt nghiệp trung bình'
"Từng loại gần trăm bạn thủ khoa xuất sắc đầu vào -đầu ra nhưng sẵn sàng nhận một SV tốt nghiệp trung bình".
Tối 30/10, Nguyễn Chí Hiếu (tiến sĩ ĐH Stanford, Mỹ) - 8X Việt từng vào top 100 SV giỏi nhất thế giới hiện đang làm giám đốc nhân sự cho một công ty Việt Nam đã có buổi nói chuyện với SV trường ĐH Kinh tế Quốc dân về những kiến thức và kỹ năng thiết yếu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Câu chuyện Hiếu chia sẻ cũng chính là những trải nghiệm của bản thân từng trải qua.
Bình tĩnh đi tìm sự thật
Qua 2 năm làm việc với nhiều bạn trẻ tại Việt Nam - Hiếu nhận thấy đa phần các bạn quá nóng vội trong khi chưa bao giờ nhìn nhận vấn đề nhiều phía khác nhau.
Nhiều bạn SV ĐH Ngoại thương với điểm TOEIC 800, 900 đến công ty của Hiếu rồi cũng ra đi. Hễ sếp rầy la một chút lại rỉ tai nhau "chắc thằng cha ghét tao, lão Hiếu xấu tính".
Nguyễn Chí Hiếu dành nhiều thời gian cho sở thích du lịch bụi.
Hiếu đã từng gọi đến phỏng vấn cả trăm thủ khoa, cho thử việc nhưng rồi số được nhận lại chỉ 3-4 người. Các bạn cho mình là cao rồi nên suy nghĩ phải cao, "tôi mới đúng" nhưng nhiều lúc cái mới ra trường bạn chưa biết, phải học.
Hiếu chia sẻ, đối mặt với chỉ trích như vậy thường anh đứng dậy, bước ra ngoài, tránh mọi lời ra tiếng vào để tìm đến một cốc cà phê. Trời mưa không có chỗ đôi khi chạy cả vào nhà vệ sinh. Tách khỏi đám đông rồi, bình tĩnh anh đến tìm gặp từng người đưa ra chỉ trích để hỏi chuyện trước khi quyết định nên làm gì.
Kinh nghiệm để tự tin
Đem câu hỏi "ước mơ của bạn là gì?" khi đến trường ngân hàng, kinh tế quốc dân - Hiếu nhận được rất nhiều câu trả lời liên quan đến tài chính, ngân hàng, marketing, PR,... Nhưng khi hỏi trong hôm nay 5 công việc bạn đã làm có phục vụ gì cho ước mơ của các bạn. Câu trả lời phần lớn mà Hiếu nhận được là những cái lắc đầu không biết, chưa nghĩ tới. Chỉ khi biết bạn có đam mê, thực sự quan tâm và hiểu biết, người tuyển dụng tin bạn sẽ có thể được nhiều hơn những gì bạn biết.
Từng làm việc tại Quỹ tiền tệ quốc tế, HSBC, Barclays, quản lí nhân sự, quản trị sản phẩm, giảng viên đại học - nhưng đến với các bạn sinh viên Hiếu chia sẻ về 6 công việc đầu tiên anh làm khi mới 17 tuổi. Đầu tiên là phát tờ rơi, sau rửa bát nhà hàng, bồi bàn, nướng bánh mỳ ở Donalds, đứng chào khách ở KFC, gia sư.
Anh nói đó là những công việc mình thực sự quý hơn 6 công việc hiện tại. Với từng đó công việc còn làm khi là sinh viên, nghiên cứu sinh, Hiếu tự tin khi đi xin việc dù nơi nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm.
Khẳng định thương hiệu bản thân
Phát tờ rơi dạy cho anh sự kiên nhẫn. Bị từ chối, bị chửi, bị vứt tờ rơi nhưng lần tiếp sau đèn đỏ dừng anh vẫn phải làm công việc này. Nếu không sẽ không được nhận lương.
Xem hồ sơ xin việc của nhiều bạn trẻ, Hiếu thấy choáng nhiều có bạn mới 1-2 năm đi làm nhảy việc đến cả chục nơi, nơi 2-3 tháng làm cũng liệt kê. "Nhìn hồ sơ nát như vậy tôi sẽ không nhận. Vì sao? Thứ nhất là không giỏi nên bị đuổi, thứ hai tôi không tin bạn sẽ gắn bó lâu dài với tôi nếu bạn có khả năng".
Công việc rửa bát dạy cho anh tính cẩn thận, rửa vỡ bát chủ trừ lương không cần nói nhiều. "Còn bây giờ nhiều bạn ra trường sếp nhờ email cho đối tác báo thời gian họp thì bê nguyên chỗ Mr (của ông) cho bà (Mrs), thời gian cũng không xem cẩn thận, báo nhầm cho khách vì còn bận trả lời Facebook.
Làm ở Mc Donald's dạy anh cách tôn trọng thời gian, làm việc hết sức mình khi "bánh chín trong lò không đợi bạn tám chuyện, buôn Facebook".
Ở nơi Hiếu đang làm quản lí nhân sự, thay vì những thủ khoa xuất sắc, du học sinh nước ngoài về anh lại tuyển SV trong nước với chỉ bằng khá, trung bình dù cũng có người loại giỏi.
"Họ biết mình chưa tốt nên dành toàn thời gian cho công ty, nỗ lực khẳng định bản thân và mang lại giá trị cho công ty. Du học sinh hay không ít bạn thủ khoa thường cho mình đặc ân nên nghĩ, dành quá nhiều thời gian ở công ty cho công việc riêng" - Hiếu phân tích.
Khẳng định được thương hiệu, cái riêng của mình và chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy những khả năng đó đã giúp Hiếu có những công việc tốt sau khi rời trường đại học.
Mỗi chuyến đi thêm sáng tạo
Bạn mất hộ chiếu khi chỉ còn 2 ngày nữa để trở về nước, túi bạn bị móc hết tiền, bạn bị lạc giữa biển người không dùng tiếng Anh phổ biến, còn 3 tiếng nữa bạn mới đến đỉnh núi nhưng sức lực đã gần cạn kiệt... giữa muôn vàn rắc rối có thể xảy ra ấy bạn sẽ xoay xở như thế nào?
Khi vượt qua tất cả, trước những trở ngại ở công ty bạn sẽ học được cách đối mặt với chúng bình thản hơn.
Chưa hết, những người bạn gặp trên đường đi, suy nghĩ của họ hoàn toàn khác bạn. Bạn sẽ phải giao tiếp, trò chuyện với họ vì nhiều lí do. Đi đây đó cũng sẽ giết chết những định kiến trong đầu bấy lâu, thúc đẩy bạn sáng tạo hơn, suy nghĩ cũng thật sự mở hơn.
Nguyễn Chí Hiếu, sinh năm 1984
Sở thích: đi du lịch bụi, lang thang chụp ảnh, xem phim (đặc biệt là phim kiếm hiệp), đọc truyện tranh
Thành tích:- Học bổng toàn phần A-level của trường Cambridge Tutors College (nước Anh) năm 2001.- Sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004.- Học bổng toàn phần của Học viện Kinh Tế và Chính Trị London (LSE). Thủ khoa của khoa Kinh tế trong tất cả các năm học khóa 2004-2007.- Top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới năm 2006.- Thủ khoa tốt nghiệp của toàn trường LSE. Sinh viên tốt nghiệp thủ khoa Kinh tế trong tất cả các trường đại học ở London năm 2007.- Học bổng nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại học Stanford (Mỹ). Học bổng của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) Niên khóa 2007-2012.- Giải thưởng cho trợ giảng xuất sắc (5 lần)
Theo Văn Chung/Báo Vietnamnet
Học tốt, ngoan sao bị đánh giá điểm rèn luyện trung bình? Sinh viên ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết gần đây nhà trường sử dụng phần mềm chấm điểm rèn luyện online đã khiến rất nhiều em nhận điểm trung bình. "Thử nghĩ xem một sinh viên học rất tốt, rất ngoan trong trường và ngoài xã hội không vi phạm bất cứ điều gì nhưng khi ra trường bảng điểm ghi...