Việt Nam vào top 10 thế giới về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa
Đại dịch thu hút dòng vốn của nhà đầu tư tại Việt Nam đổ vào tiền mã hóa. Có khoảng 6 triệu người Việt sở hữu tài sản kỹ thuật số.
Trong cuộc phỏng vấn với Techinasia, nhà đầu tư Nam Nguyen (25 tuổi) cho biết ông tham gia thị trường tiền số với số vốn 3.000 USD vào đợt bùng nổ hồi tháng 3/2021. Theo ông Nam, một người mới tham gia thị trường có khá nhiều lợi thế.
“Tôi không tìm hiểu nhiều về tiền mã hóa. Bản thân đưa ra những quyết định và không sợ bất kỳ điều gì”, ông Nam nói.
Theo Techinasia, nhà đầu tư Nam Nguyen đã kiếm được lợi nhuận từ thị trường tiền số để duy trì cho nhà hàng của mình sau những ngày giãn cách tại TP.HCM. Sau giãn cách, công việc kinh doanh của ông Nam đã hồi phục trở lại.
Hiện tại, ông Nam vẫn xoay vốn từ nhà hàng để tiếp tục đầu tư vào tiền mã hóa. Nhà đầu tư này không bận tâm với những biến động giá gần đây của thị trường gần đây, dù tài sản của bản thân đã giảm đi 46%.
“Không giống như thị trường chứng khoán, lĩnh vực tiền số thuận tiện hơn đối với tôi vì nó hoạt động 24/7. Tôi thường thức dậy muộn và bỏ lỡ phiên giao dịch buổi sáng của thị trường chứng khoán”, ông Nam nói.
Video đang HOT
Theo dữ liệu từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple A, có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ thuật số, tương đương 6% dân số. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A.
Bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A.
Bảng xếp hạng của công ty phân tích Chainalysis cho biết việc chấp nhận tiền mã hóa giữa các nhà đầu tư cá nhân tăng 881% trong năm 2021. Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Ukraine là những quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng này.
Theo Techinasia, mặc dù tài sản kỹ thuật số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ, lĩnh vực blockchain vẫn trở thành xu hướng đầu tư, đặc biệt là với thế hệ trung niên và những người trẻ Gen Z.
Trong công bố hồi tháng 8 của website so sánh sản phẩm tài chính Finder.com, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa. Số liệu này lấy từ cuộc khảo sát 42.000 người trên 27 quốc gia.
Cụ thể, bên cạnh Việt Nam, các nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ và Indonesia cũng đang dẫn đầu xu hướng sử dụng tiền mã hóa. Finder chỉ ra tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa (trong số những người được hỏi) tại Việt Nam là 41%, trong đó số lượng người đã mua Bitcoin là 20%.
Ngoại trừ Ấn Độ, 4 cái tên dẫn đầu cuộc khảo sát là các quốc gia khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia (30%), Ấn Độ (30%), Malaysia (29%), Philippines (28%). Những quốc gia còn lại phần lớn nằm ở châu Mỹ, châu Âu và Đông Á.
Anh và Mỹ là 2 quốc gia có tỷ lệ sử dụng tiền mã hóa thấp nhất bảng khảo sát, tương ứng con số 8 và 9%.
Trong báo cáo hồi tháng 6 của CoinTelegraph, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về tỷ lệ đầu tư Bitcoin trong năm 2020.
Cựu ngoại trưởng Anh: 'Đừng dùng tiền tiết kiệm đầu tư tiền số'
Cựu Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khuyên các nhà đầu tư phải "cực kỳ thận trọng" trong việc chuyển đổi các khoản tiết kiệm của họ thành tiền mã hóa.
Philip Hammond được bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao tại công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Copper hồi tháng 10. Dù đang làm việc tại công ty thuộc lĩnh vực tiền điện tử, cựu ngoại trưởng Anh đã cảnh báo các nhà đầu tư bán lẻ không nên đổ vốn vào tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum.
Cựu ngoại trưởng Anh từng tuyên bố Vương quốc Anh cần khẳng định vị trí trung tâm tài sản kỹ thuật số.
"Nếu một thành viên trong gia đình nhờ tôi tư vấn về việc đầu tư tiền điện tử, tôi sẽ giúp họ nhìn nhận một thực tế. Đó là ngay cả những nhà quản lý tài sản lớn và có uy tín đang dần cẩn trọng hơn về các danh mục đầu tư. Họ chỉ đổ một số tiền nhỏ để đầu tư cho thị trường tiền mã hóa vốn nhiều biến động", ông trả lời The Mail hôm 26/12.
Hammond cho biết các nhà đầu tư nhỏ lẻ không nên xem tiền mã hóa là một loại hình đầu tư chủ đạo.
"Thị trường tiền mã hóa không phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tôi biết nhiều người từng mất tiền dù chỉ đầu tư một khoản nhỏ vào tiền điện tử. Mọi người phải cực kỳ thận trọng. Thay vì đầu tư nghiêm túc, nhiều người lại xem tiền số là nơi để cá cược", ông nói thêm.
Thành lập năm 2018, công ty Copper được định giá 3 tỷ USD trong một vòng tài trợ tháng trước. Ở vòng gọi vốn đó, công ty đã huy động được 500 triệu USD. Công ty Copper giúp các nhà đầu tư bảo vệ tài sản tiền điện tử trước tội phạm mạng.
Mua bán file NFT đã quá bình thường, giờ người dùng còn có thể thuê cả file NFT Các dịch vụ liên quan đến NFT đang tiến hóa với tốc độ nhanh không tưởng. Tốc độ sáng tạo của các dịch vụ tài chính liên quan đến NFT đang diễn ra một cách chóng mặt. Trong khi mọi người vẫn còn đang ngạc nhiên về việc NFT tăng giá đến mức chóng mặt như vừa qua, một dịch vụ mới đã...