Việt Nam: Tỷ lệ đái tháo đường tăng nhanh nhất thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) nhanh nhất thế giới. Trong 10 năm (2002-2012) số lượng người Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ tăng 211%.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết tại Hội thảo “Bệnh đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu” vừa diễn ra vào ngày 29/5, tại Hà Nội.
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong; đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc đái tháo đường, kèm theo những dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính mạng.
Hiện ở Việt Nam có 3,3 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, con số này dự kiến tăng gấp đôi trên 6,3 triệu người vào năm 2035. Tỷ lệ chẩn đoán bệnh còn thấp, ước tính 63% những người bị bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán (2 triệu người), cao hơn mức trung bình của thế giới (45%). Trong số 10 bệnh nhân thì có sáu bệnh nhân bị các biến chứng và đa số bệnh nhân không đạt được mục tiêu điều trị do việc trị liệu dưới mức tối ưu.
Video đang HOT
Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đã và đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền của cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh bệnh đái tháo đường đang gia tăng toàn cầu và đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với y tế và sự phát triển của các quốc gia trong thế kỷ 21.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ví căn bệnh đái tháo đường là “kẻ giết người thầm lặng”: “Bệnh biểu hiện nhẹ nhàng, đến biến chứng dữ dội và gây tàn phế”.
Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức trong việc chiến đấu lại bệnh đái tháo đường, bao gồm cả số lượng hạn chế các bác sĩ được đào tạo về chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, mức độ nhận thức thấp về bệnh ĐTĐ, một số lượng lớn bệnh nhân chưa được chẩn đoán và cơ sở hạ tầng chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường chưa tốt.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường
- Mệt mỏi: Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên, và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
- Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (3 nhiều) và gầy nhanh: Ăn nhiều vẫn không tăng cân mà còn sụt cân, uống nhiều mà vẫn cứ khát nước liên tục kèm tiểu nhiều (ở đây là tiểu nhiều lần với số lượng nhiều).
- Vết thương nhiễm trùng điều trị mãi không lành hoặc viêm nhiễm đường tiểu, nhiễm nấm âm đạo kéo dài uống thuốc lâu không khỏi.
- Giảm thị lực do thoái hóa võng mạc hay đục thủy tinh thể sớm có thể dẫn đến mù lòa và khi đi khám mắt mới biết mình bị ĐTĐ
- Bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não gây liệt nửa người hay nhồi máu cơ tim vào cấp cứu ở bệnh viện mới phát hiện mình bị ĐTĐ với kết quả xét nghiệm có đường huyết rất cao, có khi lên đến trên 200 – 300 mg/dL.
- Dễ bị cảm lạnh và cúm: Các hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho vết cắt và vết bầm tím lâu lành cũng có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương và dễ bị cảm lạnh và cúm.
Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
Vnmedia
Ăn sáng và trưa tốt cho bệnh nhân đái tháo đường
Theo các chuyên gia y tế, "ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như kẻ khốn cùng".
Nghiên cứu của các nhà khoa học Czech tại Viện Y học Thực nghiệm và Lâm sàng ở Prague (CH Czech) cho thấy việc tập trung ăn nhiều vào 2 bữa ăn chính có thể giúp bệnh nhân đái tháo đường type 2 kiểm soát tốt hơn sự trao đổi chất trong cơ thể.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetologia, TS Hana Kahleova và cộng sự đã khảo sát trên 54 bệnh nhân đái tháo đường type 2 từ 30 đến 70 tuổi, phân chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm chỉ ăn vào 2 bữa chính là sáng và trưa với nhóm ăn 6 lần trong ngày. Thức ăn của mọi người trong cả 2 nhóm có hàm lượng calo tương đương nhau. Sau 12 tuần, những người ăn 2 bữa/ngày giảm cân và số đo vòng bụng; có lượng đường trong máu được cải thiện, lượng mỡ trong gan thấp hơn và độ nhạy insulin tốt hơn so với những người chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo nên ăn nhiều vào bữa sáng và trưa Ảnh: MEALS-TO-HEALTH
TS Kahleova nói với nhật báo Mỹ The New York Times: "Không phải riêng chúng tôi, những nghiên cứu khác cũng cho thấy ích lợi của việc ăn nhiều vào bữa sáng và trưa và ăn ít trong bữa chiều. Chúng tôi khẳng định lại câu tục ngữ cổ: "Ăn sáng như vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như kẻ khốn cùng".
Theo Trúc Lâm (Người lao động)
Miếng dán kiểm soát bệnh tiểu đường Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo miếng dán Neuropad, cho phép kiểm soát bệnh tiểu đường nhằm hạn chế biến chứng. Miếng dán Neuropad - Ảnh: Neuropad.com Miếng dán Neuropad được tẩm hóa chất cobalt II clorua có màu xanh và phản ứng đổi sang màu hồng khi tiếp xúc với mồ hôi trên da. Dán miếng Neuropad vào lòng bàn...