Việt Nam trở thành điểm đến của doanh nghiệp Nhật Bản
Đó là khẳng định của ông Terence Alford – Giám đốc Phòng Thị trường vốn và Dịch vụ Đầu tư, Công ty Colliers International khi bàn về xu hướng đầu tư và dịch chuyển trong thời gian sắp tới của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng trong bối cảnh thế giới đang có nhiều sự thay đổi.
Xin ông cho biết lý do nào để đưa ra nhận định rằng Việt Nam sẽ là điểm đến mới của các DN Nhật Bản trong thời gian tới?
Vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý tài trợ chi phí di dời để các công ty Nhật Bản chuyển các nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc. Theo đó, một số doanh nghiệp sẽ chuyển về Nhật Bản trong khi nhiều công ty khác lại đang hướng sự quan tâm, tìm kiếm đặt trụ sở tại Đông Nam Á (các nước Asean) và đặc biệt là Việt Nam. Quyết định này là một phần trong chương trình của Chính phủ Nhật Bản nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng sản xuất trong tình hình mới. Xu hướng chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam đang diễn ra sôi nổi vì nhiều lý do khác nhau.
Cụ thể, 57 công ty Nhật Bản nhận được tổng cộng 57,4 tỷ yên (536 triệu USD) trợ cấp để chuyển cơ sở sản xuất từ Chính phủ và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Trong số hơn 30 công ty nhận chi phí hỗ trợ để chuyển hoạt động kinh doanh sản xuất của họ sang một số quốc gia Asean thì có đến 15 doanh nghiệp đang coi Việt Nam là điểm đến ưa thích.
Phải chăng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và tình hình dịch bệnh phức tạp diễn ra chính là những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp Nhật tìm đến Việt Nam, thưa ông?
Video đang HOT
Thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản từ trước cũng đã có mối quan tâm không nhỏ đến thị trường Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện đang là điểm đến của hơn 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký 378 tỷ USD từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 với hơn 60 tỷ USD vốn đầu tư.
Đồng thời, kết quả của một cuộc khảo sát mới đây cũng minh chứng cho điều này. Hơn 40% trong số 3.500 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia cuộc khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thực hiện vào cuối năm 2019 cho biết họ đang xem xét mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong 3 năm tới (tăng 5,5 điểm phần trăm so với một năm trước đó). Trong khi đó, 36,3% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đang mong đợi chuyển đến Thái Lan, tăng 1,5 điểm phần trăm và 48,1% có kế hoạch thúc đẩy kinh doanh ở Trung Quốc, giảm 7,3 điểm phần trăm. Theo JETRO, cuộc đối đầu gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2018 đã làm chuyển hướng đầu tư của các công ty Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á. Do đó, lượng đầu tư của Nhật Bản vào Asean đã tăng lên 191 triệu USD (năm 2019) so với con số 95,8 triệu USD (năm 2017).
Theo ông, những số liệu trên cho thấy điều gì và nó có tác động như thế nào đến thị trường Việt Nam?
Những con số này cho thấy, trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 biến động không ngừng cùng với căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn diễn ra, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nước ngoài, nhất là DN Nhật Bản nhanh chóng nhận thấy Việt Nam là một điểm đến mới hấp dẫn và ổn định hơn để thành lập công ty mới cũng như di dời các doanh nghiệp hiện tại khỏi Trung Quốc.
Cùng với sự dịch chuyển này, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam có khả năng sẽ đón nhận nhiều nhu cầu hơn từ các công ty Nhật Bản trong vòng 6 – 12 tháng tới để xây dựng các nhà máy sản xuất do các chương trình cam kết tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Cùng với đó, một số thị trường trong nước như thị trường lao động, việc làm, thị trường tài chính… có thể sẽ có những sự thay đổi nhất định.
Vậy đâu là lợi thế của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực Asean, thưa ông?
So với các nước khác trong Asean, Việt Nam được đánh giá là một môi trường kinh doanh tiềm năng, có nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn và là môi trường sống lý tưởng cho người nước ngoài. Trong những năm qua, môi trường đầu tư cũng được cải thiện hơn nhờ những nỗ lực phối hợp của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách luật pháp, hệ thống thuế và thủ tục hành chính. Nhờ đó, các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như Nhật Bản coi Việt Nam là một điểm đến đầy tiềm năng để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hứa hẹn trong tương lai không xa.
Xin cảm ơn ông!
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...