Việt Nam sẽ có 3 tập đoàn viễn thông lớn
Mới đây, Thứ trưởng Bộ TT-TT Lê Nam Thắng cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm nay của Bộ là thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT với nội dung quan trọng là tách một trong hai mạng di động hoặc MobiFone, hoặc Vinaphone khỏi VNPT để thành lập doanh nghiệp (DN) mới.
Trong đề án trình Chính phủ, Bộ ủng hộ phương án tách MobiFone khỏi VNPT để thành lập Tổng Công ty Thông tin di động VMS – MobiFone kinh doanh đa dịch vụ, trong đó có dịch vụ di động và MobiFone là một thành viên.
Vị lãnh đạo Bộ TT-TT cũng cho biết, việc tách MobiFone hoàn thành cũng sẽ cổ phần hóa (CPH) DN này theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Nhà nước sẽ nắm 75% vốn, còn lại sẽ gọi đầu tư nước ngoài. Hiện nay đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT đang được Chính phủ xem xét phê duyệt.
Những chia sẻ trên của lãnh đạo Bộ TT-TT cho thấy, Bộ TT-TT (cơ quan chủ quản của VNPT) cũng là đơn vị trình bản đề án đã chính thức ủng hộ phương án tách MobiFone khỏi VNPT.
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son cũng cho biết, việc nên tách MobiFone khỏi VNPT để bảo đảm cho cả MobiFone và VNPT đều phát triển.
Video đang HOT
Theo một lãnh đạo Tập đoàn Viettel, phương án tách MobiFone khỏi VNPT để CPH mạng di động này sẽ đem lại cho MobiFone nhiều cơ hội phát triển mới. Như vậy, việc tách MobiFone sẽ đem lại cơ hội phát triển cho cả ba DN: VNPT, Viettel và MobiFone và cái được lớn nhất là Việt Nam sẽ có 3 tập đoàn viễn thông mạnh.
Theo VOV
Tách Mobifone, thị trường có đảm bảo cạnh tranh
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau.
Chiều nay, Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin đã tổ chức buổi tọa đàm "Tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam". Buổi tọa đàm thu hút được sự tham gia của nhiều cơ quan báo chí cũng như các chuyên gia, nhà quản lý.
Trả lời câu hỏi tại sao lại tách Mobifone chứ không phải là Vinaphone hay một doanh nghiệp nào đó trong VNPT, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng cục Viễn thông cho biết việc lựa chọn đã được cân nhắc cẩn trọng. Mobifone là một thương hiệu đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp còn lại là VNPT và Viettel. Mobifone từ lâu đã hoạt động độc lập ở một mức độ nào đó.
"Thị trường viễn thông cần ít nhất 3 doanh nghiệp đủ mạnh" - ông Phạm Hồng Hải cho biết.
Thị trường viễn thông Việt Nam, về mặt nguyên tắc, là hoàn toàn tự do cạnh tranh, không có rào cản gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ông Mai Liêm Trực, nguyên thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết, thị trường viễn thông hiện nay chưa đảm bảo cạnh tranh hoàn hảo.
Trên thực tế, thế chân vạc, nếu có, đang được tạo nên từ 3 cá thể chung một chủ sở hữu Nhà nước. Ông Mai Liêm Trực cho rằng, Viễn thông và ngân hàng là 2 lĩnh vực nhạy cảm nhất. "Mở" được là một thành công tương đối lớn của Việt Nam. Nhưng, "mở" cửa như vậy là chưa đủ.
Về mặt nguyên tắc, một chủ sở hữu không nên đứng ra tổ chức ra 3 cá thể cạnh tranh với nhau. Trên thực tế thị trường viễn thông Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh lành mạnh, vẫn chịu sự quản lý và quyết định hành chính của các cơ quan chức năng.
Từ năm 2005 - 2006, chúng ta đã bắt đầu manh nha ý định cổ phần hóa Mobifone. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc tác Mobifone là việc chẳng đặng đừng, không thể làm khác.
"Bản thân tôi, nếu tôi ở cương vị VNPT, tôi không muốn tách anh nào hết. Mobifone chiếm 50 - 60% lợi nhuận VNPT, là anh cả của VNPT, công sức VNPT gây dựng."
Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh
Tách Mobifone là để cổ phần hóa, chứ không phải là để cạnh tranh với nhau, việc đáng ra phải làm gần chục năm trước. Cổ phần hóa, thay đổi chủ sở hữu, rồi mới tính đến việc cạnh tranh, ông Mai Liêm Trực nhấn mạnh.
Việc tách Mobifone sẽ tạo động lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp còn lại trong ngành, thị trường viễn thông Việt Nam nhờ vậy sẽ sôi động và vận hành hiệu quả hơn.
Theo CafeF.vn
Thị trường viễn thông Việt Nam chưa đủ cạnh tranh TS. Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng thị trường viễn thông Việt Nam đã cạnh tranh nhưng chưa hoàn chỉnh. Thị trường viễn thông với "Một ông bố và 3 đứa con" Chia sẻ tại buổi Tọa đàm về...