Việt Nam phản đối Trung Quốc tại LHQ, Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần bớt hung hăng
Liên quan đến vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở biển Đông, biển Hoa Đông, ông Ben Rhodes, phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho rằng tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, không phải bằng những hành vi hung hăng bắt nạt của một nước lớn hơn đối với nước nhỏ hơn.
Việt Nam đề nghị LHQ lưu hành văn bản phản đối Trung Quốc
Ngày 3-7, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đai diên thương trưc Việt Nam tai Liên hợp quốc (LHQ), đã tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, đề nghị lưu hành làm tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 hai văn bản nêu ro lập trường cua Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hai Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Các tài liệu cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, bác bỏ các yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử của Trung Quốc về chủ quyền đối với quần đảo này. Đây là lần thứ tư Việt Nam gửi thư đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc liên quan vấn đề này.
Văn bản trên cho biết tất cả các nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ.
Một cú lao hung tợn của tàu Trung Quốc (trái) vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép (ảnh Trung Hiếu)
Video đang HOT
Văn bản thứ hai đề cập tới chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và hoàn toàn bác bỏ cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) nêu trong văn bản của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 22-5 và 9-6.
Trong văn bản thứ hai này, Bộ Ngoại giao nước ta đã chỉ rõ các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa; khẳng định những tài liệu Trung Quốc dẫn chiếu nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện.
Các tài liệu này không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy chủ quyền của Trung Quốc chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Việt Nam cũng đưa ra các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa không được giao cho Trung Quốc tại các Hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai như: Hội nghị Cairo (11-1943), Hội nghị Potsdam (7-1945), Hội nghị hòa bình San Francisco (8-1951), Hội nghị Geneva (1954).
Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Cụ thể, năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa và bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản đối mạnh mẽ.
Sau đó, năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.
Trung Quốc không nên hung hăng bắt nạn các nước nhỏ
Liên quan đến vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở biển Đông, biển Hoa Đông, ông Ben Rhodes, phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ cho rằng tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, không phải bằng những hành vi hung hăng bắt nạt của một nước lớn hơn đối với nước nhỏ hơn, báo Philstar (Philippines) ngày 4-7 đưa tin.
Ông Rhodes cho biết thêm, tranh chấp lãnh thổ, an ninh hàng hải là một trọng tâm không chỉ trong các cuộc hội thoại song phương của Mỹ với Trung Quốc mà với cả khu vực nói chung. Các nguyên tắc mà Mỹ áp dụng là không muốn các quốc gia cố gắng giải quyết những tranh chấp thông qua dùng bạo lực. Có những phương tiện pháp lý quốc tế để giải quyết những tranh chấp này. Cần có các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử trên biển (COC) để tránh sự leo thang không cần thiết, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Và điều này chắc chắn sẽ là một chủ đề tại cuộc đối thoại Mỹ – Trung sắp tới.
Những hành vi gây hấn của Trung Quốc với các nước ở biển Đông, biển Hoa Đông đã làm tình hình khu vực thêm bất ổn. Mới nhất là vụ Trung Quốc gây căng thẳng với Việt Nam qua việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam, và cản trở Philippines tiếp cận các bãi đá ở biển Đông.
Trung Quốc cũng thường đưa tàu, máy bay vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản, đơn phương lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông từ tháng 11-2013.
Trả lời phỏng vấn về vấn đề này, ông Rhodes nói rằng Mỹ hoan nghênh Nhật Bản đóng vai trò ngày càng gia tăng trong việc hỗ trợ cho hoà bình và an ninh quốc tế, đóng góp cho liên minh song phương Mỹ – Nhật.
Ông Rhodes còn cho rằng việc Nhật Bản đóng một vai trò quyết đoán hơn trong một khu vực đang căng thẳng là vì lợi ích của khu vực này.
Theo ANTD
Trung Quốc lượn vòng tàu tên lửa tấn công nhanh
Về Diễn biến khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Cục Kiểm ngư Việt Nam chiều 4-7 cho hay, trong ngày Trung Quốc đã dùng nhiều tàu tốc độ cao để truy đuổi khi lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam tiến gần khu vực hạ đặt giàn khoan để tuyên truyền.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiến vào khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý, ngay lập tức 8 tàu của Trung Quốc triển khai đội hình thành hai nhóm để truy cản, trong đó một nhóm truy cản tàu Cảnh sát biển và một nhóm truy cản tàu Kiểm ngư.
Ngoài tàu Hải cảnh mang số hiệu 46101 và một tàu đầu kéo tàu Hải cảnh mang số hiệu 46101 của Trung Quốc liên tục tăng tốc bám đuổi tàu Kiểm ngư 822. Sau 15 phút truy đuổi, tàu Hải cảnh 46101 của Trung Quốc đã vượt lên tàu Kiểm ngư 822 khoảng 100m và bất ngờ bẻ lái về phía bên phải của tàu Kiểm ngư 822. Hành động này của Trung Quốc nhằm làm cho tàu Kiểm ngư 822 đâm vào đuôi sau của tàu Hải cảnh 46101, tạo cớ cho rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc.
Trước sự truy cản quyết liệt của các tàu Trung Quốc, lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn bình tĩnh phối hợp với nhau xử lý tình huống để tránh đâm va, không mắc mưu của tàu Trung Quốc và đảm bảo an toàn.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư, lúc 1h sáng 4-7, từ hướng Tây phát hiện một tàu tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc liên tục di chuyển và đi vào giữa đội hình của lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam ở khoảng cách 0,8 hải lý. Tàu này đi một vòng xung quanh các tàu của Việt Nam rồi đi về hướng Tây Nam.
Đến 11h trưa 4-7, phát hiện một máy bay trinh sát màu trắng của Trung Quốc mang số hiệu CMS 3808 bay một vòng ngay phía trên tàu Cảnh sát biển 4033 và các tàu của Kiểm ngư Việt Nam với độ cao khoảng 300m. Tiếp đó, lúc 11h35, các máy bay này quay trở lại bay một vòng để tiếp tục trinh sát.
Theo ANTD
Vụ tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ: Chưa có thông tin địa điểm ngư dân và tàu cá bị giam giữ trái phép Chiều 4-7, ông Nguyễn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, cho biết, hiện vẫn chưa có thông tin về việc tàu cá và 6 ngư dân địa phương bị bắt và tạm giữ trái phép ở đâu. Tàu cá Quảng Ngãi đánh bắt trên biển Cũng theo ông Kỳ, tàu cá mang số hiệu QNg 94912 TS...