Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay đến Biển Đông
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình phản đối Trung Quốc điều phi cơ đến đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Phản ứng trước việc Trung Quốc đáp máy bay xuống đá Chữ Thập, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình phản đối hành động của Bắc Kinh xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
“Một lần nữa Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc. Đây là hành động xâm phạm một cách nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực; đe dọa an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố hôm 7/1.
Ông Bình nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động tương tự, không có thêm những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôn trọng các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, không có những hành động làm mở rộng và phức tạp hơn tranh chấp.
Video đang HOT
Việt Nam khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế.
Trước đó, vào ngày 6/1, hai máy bay dân sự cỡ lớn của Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay mà Bắc Kinh xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo zingnews
Philippines chi nhiều tiền cho quân đội, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền
Philippines là nước lên tiếng mạnh mẽ nhất trong việc phản đối Trung Quốc, dù quân đội Philippines được xếp vào nhóm yếu nhất trong khu vực.
Theo VOA, Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm thứ Hai tuyên bố rằng nước này sẽ có các lực lượng vũ trang có khả năng và mạnh hơn để đối phó với các thách thức ở Biển Đông khi ông rời nhiệm sở vào năm tới.
Lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Philippines tuần tra ngoài khơi Vịnh Subic, hướng ra Biển Đông.
Ông Aquino đã hứa sẽ chi khoảng 83,9 tỷ peso (khoảng 1,77 tỷ USD) trong giai đoạn 5 năm đến năm 2017 để tăng cường trang bị cho quân đội trong bối cảnh Trung Quốc vẫn khăng khăng yêu sách chủ quyền phi pháp chiếm trọn hầu hết Biển Đông.
Kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Aquino chỉ mới được phê duyệt năm nay, nên khoản tiền khổng lồ trên sẽ được chi ra trong những tháng tới.
Phát biểu trong lễ kỷ niệm 80 năm các lực lượng vũ trang, ông Aquino nói: "Chúng ta đang có kế hoạch sắm các tàu khu trục mới, các tàu hải vận chiến lược, máy bay chi viện trực tiếp và tuần tra tầm xa, và các thiết bị khác".
Ông Aquino không đề cập đến tranh chấp Biển Đông, nhưng các trang thiết bị mới được biết là để dành riêng cho quân đội nhằm bảo vệ quyền lãnh thổ của Philippines.
Tổng thống Philippines nói: "Cá nhân tôi chứng kiến quân đội lớn mạnh và hiệu quả hơn như thế nào trong việc gìn giữ hòa bình và ổn định, điều chủ chốt trong việc xây dựng sự tự tin ở Philippines."
Khoản chi mà tổng thống Aquino đưa ra nhiều hơn tổng số chi tiêu của cả 3 chính quyền trước ông. Ông Aquino nói việc thiếu các trang thiết bị phù hợp lâu nay là trở ngại của quân đội Philippines.
Tổng thống Philippines cho biết chính quyền của ông đã chi 59,79 tỷ peso kể từ năm 2010 để mua một phi đội máy bay chiến đấu nhẹ của Hàn Quốc và trực thăng tác chiến của Ý. Washington cũng đã chuyển giao 2 tàu bảo vệ duyên hải và máy bay vận tải đến Philippines.
Trung Quốc vẫn giữ nguyên tuyên bố chủ quyền phi pháp chiếm hầu hết Biển Đông, nơi các nước như Philippines, Việt Nam, đảo Đài Loan, Brunei cũng có và bảo lưu các tuyên bố chủ quyền.
Khi quan hệ với Trung Quốc trở nên xấu đi, Tổng thống Aquino đã gia tăng những nỗ lực để phòng thủ đất nước bằng cách mua sắm các vũ khí mới và cải thiện quan hệ quốc phòng với các đồng minh như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong số các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines là nước lên tiếng mạnh mẽ nhất trong việc phản đối Trung Quốc, dù quân đội Philippines được xếp vào nhóm yếu nhất trong khu vực.
Theo VOA, Reuters, Rappler
Iraq lần đầu tiên đưa vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ ra Hội đồng Bảo an LHQ Căng thẳng trong quan hệ giữa Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên một nấc thang mới sau khi Chính phủ Iraq chính thức gửi đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong bức thư gửi tới Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 12/12, Chính phủ Iraq bày tỏ sự phản đối chống lại việc triển khai quân của...