Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới về internet
Thông tin được đưa ra trong buổi tọa đàm Nền tảng số – Tăng trưởng trong tương lai do Viện Nghiên cứu Công nghệ vì Cộng đồng (Tech For Good Institute – TFGI) với sự hỗ trợ của Grab Việt Nam tổ chức.
Ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) trao đổi tại sự kiện
Theo báo cáo Kinh tế nền tảng: Chất xúc tác cho sự tăng trưởng số tại khu vực Đông Nam Á của Viện TFGI, người dùng internet của 6 nước lớn nhất khu vực là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam sẽ tăng từ 400 triệu người vào năm 2020 lên 525 triệu người vào năm 2025, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới về internet.
Nền tảng số đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính liên tục cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với nền kinh tế, sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế và đổi mới sau đại dịch. Việt Nam là ví dụ điển hình của xu hướng này. Năm 2020, khi nền kinh tế toàn cầu và khu vực đều suy giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam vẫn đạt mức 16%, cao nhất trong khu vực ASEAN (cùng với Indonesia). Nền kinh tế số của Việt Nam đạt doanh thu 14 tỉ USD, ước tính chiếm khoảng 1% GDP của Việt Nam, theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company.
Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc điều hành Grab tại Việt Nam, cho rằng nền kinh tế số giữ vai trò là động lực trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của Việt Nam, cho phép người dùng cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam tiếp cận công nghệ, các dịch vụ mới và từ đó tăng cơ hội thu nhập.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, thành viên ban cố vấn Viện TFGI, cho biết Việt Nam hiện là thị trường lớn có tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới với cơ cấu dân số vàng, người dùng internet và điện thoại thông minh lớn. Đặc biệt, Việt Nam hiện nằm trong khu vực kinh tế năng động, có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm của nền kinh tế số.
Tuy nhiên, nguy cơ bị bỏ lại phía sau của rất nhiều bộ phận người dân sẽ lớn nếu như không có một chiến lược phát triển bao trùm về kinh tế số, không đưa kinh tế số trở thành điều gần gũi với người dân ở vùng nông thôn và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Hệ thống quy định của pháp luật về kinh tế số còn chưa phản ánh được thực tiễn của các hoạt động kinh tế số. Ngoài ra, nước ta vẫn còn đang thiếu nguồn lực lao động phục vụ cho nền kinh tế số.
Tại tọa đàm, các khách mời đã chia sẻ đề xuất và kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác công tư để tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển nền tảng số tại Việt Nam, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, để tận dụng công nghệ số cũng như công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và mở rộng phạm vi tiếp cận người tiêu dùng.
Nền kinh tế số tại Việt Nam có thể đứng thứ 2 Đông Nam Á vào năm 2030
Nền kinh tế số của Việt Nam dựa trên tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến đạt 21 tỷ USD trong năm 2021, ước tính tăng gấp 11 lần vào năm 2030.
Video đang HOT
Trong báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company về kinh tế số khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế Internet của Việt Nam trong năm 2021 dựa trên GMV dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này ước tính tăng vào năm 2025, đạt 57 tỷ USD.
Đến năm 2030, báo cáo ước tính nền kinh tế số tại Việt Nam dựa trên GMV sẽ đạt 220 tỷ USD, đứng thứ 2 trong Đông Nam Á sau Indonesia. Thương mại điện tử được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam và toàn khu vực trong 10 năm tới.
Người dùng Việt đăng ký nhiều dịch vụ online trong mùa dịch
Từ khi đại dịch bùng phát đến nửa đầu năm 2021, Việt Nam có thêm 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới, những người trả tiền cho các dịch vụ trên Internet, sử dụng công nghệ để mua bán sản phẩm. Trong đó, 55% đến từ các khu vực không phải thành phố lớn.
Trước đại dịch, mỗi người dùng Internet sử dụng trung bình 4,5 dịch vụ. Từ tháng 3-12/2020 khi đại dịch mới bùng phát, lượng dịch vụ trung bình tăng lên 6,7. Con số trên vào năm 2021 là 8,5, tương đương 4 dịch vụ mà người dùng đăng ký thêm từ khi dịch bùng phát.
Theo báo cáo, 99% người tiêu dùng kỹ thuật số muốn tiếp tục sử dụng các dịch vụ trong tương lai, với mức độ hài lòng đạt 85%. Các dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong đại dịch như thương mại điện tử, giao đồ ăn, xem video và nghe nhạc.
Người dùng Việt Nam đăng ký trung bình 4 dịch vụ mới khi đại dịch bùng phát.
Các dịch vụ tài chính số cũng là nền tảng hỗ trợ quan trọng với 95% doanh nghiệp kỹ thuật số chấp nhận thanh toán qua Internet, 79% sử dụng hình thức chuyển tiền kỹ thuật số và 67% chấp nhận cho vay trên Internet. Mỗi doanh nghiệp sử dụng trung bình 2 nền tảng số để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Theo thống kê, 91% nhà bán hàng đang tận dụng các công cụ tiếp thị trên Internet để thu hút người dùng, với 72% dự kiến tăng mức sử dụng các công cụ này trong 5 năm tới. Những dịch vụ về website, phân tích kỹ thuật số cũng được sử dụng phổ biến.
Theo báo cáo, số thương vụ thâu tóm, đầu tư trong nửa đầu năm 2021 tại Việt Nam là 89, giá trị đạt 1,37 tỷ USD. Con số này tăng vọt so với năm 2020 (691 triệu USD) hay 2019 (935 triệu USD). Nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số được rót vốn đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce), tài chính (fintech), sức khỏe (healthtech) và giáo dục (edtech).
"Nền kinh tế Internet của Việt Nam tiếp tục thu hút vốn toàn cầu nhờ các nền tảng tăng trưởng mạnh mẽ như lượng người dùng kỹ thuật số tương tác cao, hệ sinh thái số đang phát triển gồm các vườn ươm, trung tâm tăng tốc phát triển và các phòng nghiên cứu đổi mới", Rohit Sipahimalani, Giám đốc Đầu tư Chiến lược của Temasek cho biết.
Nền kinh tế số tại Việt Nam có thể tăng 11 lần trong 9 năm tới
Năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam dựa trên GMV dự kiến đạt 21 tỷ USD, tăng 31% so với năm ngoái. Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines có mức tăng trưởng lớn nhất (93%), tiếp theo là Thái Lan (51%), Indonesia (49%), Malaysia (47%) và Singapore (35%). Theo thống kê, nền kinh tế số của khu vực trong năm 2021 dự kiến đạt 174 tỷ USD.
Dự kiến đến năm 2025, nền kinh tế số tại Đông Nam Á có thể đạt 363 tỷ USD, trong đó Việt Nam đóng góp 57 tỷ USD. Đến năm 2030, nền kinh tế số của Việt Nam đạt 220 tỷ USD, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia.
GMV của một số ngành dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam.
Mức tăng trưởng 31% của Việt Nam trong năm 2021 chủ yếu đến từ ngành thương mại điện tử, với GMV dự kiến tăng 53% lên 13 tỷ USD. Con số này bù đắp cho ngành du lịch trực tuyến với GMV ước tính giảm 45%, còn 1,4 tỷ USD.
Các dịch vụ nghe nhìn trực tuyến có GMV dự kiến tăng 30%, đạt 3,9 tỷ USD. Đến năm 2025, con số này ước tính tăng 16% lên 7 tỷ USD. Ngành du lịch trực tuyến cũng được dự báo phục hồi trong 4 năm tới, GMV đạt 5,9% tỷ USD.
Florian Hoppe, trưởng bộ phận Thực hành Kỹ thuật số khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Bain & Company nhận định Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số lớn thứ 2 trong khu vực nhờ sự quan tâm của các nhà đầu tư, ngày càng nhiều người dân không sống tại thành phố sử dụng Internet.
"Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ số sắp tới, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào các động lực quan trọng như thanh toán kỹ thuật số và phát triển nhân tài", ông Hoppe cho biết.
Thêm 11 "kỳ lân" công nghệ tại Đông Nam Á trong nửa đầu 2021
Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company cũng thống kê nền kinh tế số của Đông Nam Á. Theo đó, khu vực này hiện có hơn 440 triệu người dùng Internet, hơn 350 triệu là người dùng kỹ thuật số, tăng 60 triệu người từ khi đại dịch bùng phát.
Thương mại điện tử được kỳ vọng thúc đẩy nền kinh tế số tại Đông Nam Á trong 10 năm tới. Đến cuối năm 2021, tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước tính đạt 120 tỷ USD, cao hơn gần gấp đôi so với năm 2020, dự kiến tăng lên 234 tỷ USD vào năm 2025.
Dịch bệnh bùng phát đã thúc đẩy một số ngành dịch vụ kỹ thuật số tại Đông Nam Á trong 2 năm qua.
Lĩnh vực giao đồ ăn có mức tăng trưởng cùng kỳ đạt 33%, lên 12 tỷ USD theo GMV. Báo cáo cho biết đây là dịch vụ kỹ thuật số phủ sóng rộng nhất, với 71% người dùng Internet trong khu vực đặt đồ ăn online ít nhất một lần.
Theo SCMP, nền kinh tế số tại Đông Nam Á cũng phục hồi nhờ các khoản đầu tư vào thương mại điện tử, dịch vụ tài chính số với 11 "kỳ lân" công nghệ mới, số tiền đầu tư đạt kỷ lục (11,5 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay.
Một trong những công ty thành công gồm tập đoàn Sea của Singapore với các mảng kinh doanh chính gồm phát hành game (Garena) và thương mại điện tử (Shopee). Vào tháng 4, công ty hậu cần J&T Express của Indonesia đã huy động khoản vốn 2 tỷ USD. Trong khi đó, nền tảng mua bán ôtô online Carro của Singapore cũng huy động 360 triệu USD vào tháng 6.
Stephanie Davis, Phó chủ tịch khu vực Đông Nam Á và Nam Á của Google cho biết người dùng Internet tại khu vực dần tham gia vào nền kinh tế số, mua sắm và sử dụng các dịch vụ online thường xuyên hơn. Ông Hoppe từ Bain & Company cho biết nền kinh tế số của Đông Nam Á đã vượt qua Ấn Độ, nhưng còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
Công nghệ số có thể mang lại cho Việt Nam 74 tỷ USD vào năm 2030 Nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030, tương đương 27% GDP của năm 2020. Tiềm năng kinh tế số của Việt Nam Đây là thông tin được đại diện Google đưa ra tại hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam"chiều 18/10. Sự...