Việt Nam mới chỉ có giống lúa chịu mặn “nửa mùa”
Ông Cao Văn Hóa – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tỉnh này vừa lai tạo thành công 4 giống lúa chịu mặn lên đến 4 (bốn phần ngàn).
Tuy nhiên, tại Hội thảo “Các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây ăn quả và lúa thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” ngày 21/9 tại Tiền Giang, do Trung ương Hội Nông dân và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức, TS.Mai Thành Phụng (Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới) khẳng định, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng chỉ có giống lúa chịu mặn trong giai đoạn lúa còn non.
Phó Chủ tịch Hội Nông Dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định phát biểu tại hội thảo.
“Nếu gặp nước mặn dù 1 thì lúa cũng đã bị ảnh hưởng. Khi ấy, cây lúa đang sinh trưởng sẽ xuất hiện hiện tượng lép hạt, kéo giảm năng suất nghiêm trọng” – TS. Phụng cho biết.
Theo TS.Phụng, để trồng lúa thích ứng biến đổi khí hậu, một trong các giải pháp là nông dân nên ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI). Theo đó, sử dụng mạ non (11-15 ngày); mở rộng hàng sông và cấy 1 dảnh/khóm hoặc có thể gieo sạ, thưa; giữ cho đất đủ ẩm, song không ngập; tăng lượng hữu cơ nhiều nhất có thể để tăng độ thoáng khí của đất tối đa. Như vậy, nội dung cơ bản và quan trọng của SRI là thay đổi về kỹ thuật tưới nước.
SRI được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2007 nhưng đã phát triển nhanh chóng và diện tích canh tác theo SRI của cả nước đã đạt trên 185.000 ha, chủ yếu phân bố ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Bên cạnh đó, ứng dụng giải pháp 3 giảm, 3 tăng (3G3T) và sử dụng các giống chín sớm (ngắn ngày).
TS.Phụng đề xuất, nếu độ mặn của đất và nước vượt quá mức chịu đựng của cây lúa thì nên chuyển đổi đất sang mục đích khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và thân thiện với môi trường. Không nên áp đặt là phải lai tạo giống lúa chịu mặn quá cao hoặc canh tác lúa bằng mọi giá.
Hiện nay, Việt Nam có các giống lúa chịu mặn, như: Nhóm chịu mặn tới 3, có: OM8017, OM4900, OM5629, OM5451, KC06 – Đài Thơm 8 (lúa lai, thơm, dẽo); nhóm chịu mặn tới 4 có: OM6976, OM2517, OM9921, OM8108, OM6162, OM3539, OM576, OM9921, OM9915, ST3, ST5, ST20, GKG; nhóm chịu mặn 6 có: OM10252, OM6677, Một Bụi Đỏ.
Video đang HOT
Các nhà khoa học khuyến khích nông dân áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm thích ứng BĐKH.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha, trong đó có trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 811.000ha đất nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này là nơi cư trú và sản xuất của 17,8 triệu người dân, là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, cung cấp hơn 50% sản lượng gạo (trong đó góp 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước), hơn 70% lượng thủy sản và hơn 36% lượng trái cây cho cả nước.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định, vùng này hiện đang gặp thách thức rất lớn, đó là vấn đề biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, thiếu phù sa, sạt lở đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất lúa và cây ăn quả của vùng.
Tại hội thảo, các chuyên gia khoa học cảnh báo, qua nhiều phân tích từ mô hình toán và qua thảo luận ở cấp quản lý cùng với cộng đồng nông dân, xu thế biến đổi khí hậu chung ở vùng ĐBSCL cho thấy, diễn biến khí hậu hiện đã và đang gây bất lợi cho sản xuất, sinh kế và đời sống của người dân ở đây. Các tác động của biến đổi khí hậu kềm hãm phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.
Hiện nay, mực nước biển dâng 0,19 cm/năm. Dự báo nước biển sẽ dâng cao thêm 100 cm vào năm 2100. ĐBSCL chỉ cao hơn mực nước biển trung bình từ 0-4m, nên khả năng chìm dưới mặt biển khá lớn.
“Đã có 9/13 tỉnh ĐBSCL đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu” – TS.Phụng cho biết.
Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa.
Ông Cao Văn Hóa thông tin, năm 2016, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 50 km trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. “Tiền Giang đang có hơn 200.000ha đất lúa, nhưng sắp tới sẽ quy hoạch chỉ còn 41.000ha đất lúa để thích ứng với BĐKH” – ông Hóa nói.
TS.Vũ Tiến Khang – Trưởng khoa Canh tác (Viện Lúa ĐBSCL) kiến nghị, Chính phủ nên thúc đẩy nhiều chính sách khuyến khích việc áp dụng phân hữu cơ trong quy trình sản xuất lúa nhằm giảm thiểu áp dụng hóa học, thuốc BVTV, góp phần tăng độ phì nhiêu đất, giảm ô nhiễm môi trường…, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Theo Danviet
Đông nghịt người đội mưa dự Hội chợ Nông nghiệp Tây Nam Bộ
Bất chấp cơn mưa nặng hạt, tối 20/9, hàng nghìn người đội mưa đến dự Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại khu vực Tây Nam Bộ năm 2019, tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang).
Hội chợ nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia năm 2019, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức. Đây cũng là một trong chuỗi sự kiện chào mừng 89 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2019).
Phó Chủ tịch Trung ương Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Nguyễn Xuân Định phát biểu khai mạc tại hội chợ.
Đến tham dự và cắt băng khai mạc, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Nguyễn Xuân Định phát biểu, mục tiêu của hội chợ là xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp trên địa bàn khu vực Miền Đông, Tây Nam bộ.
Hội chợ cũng góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng thu nhập cho nông dân, thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cắt băng khai mạc hội chợ.
"Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, cá nhân có dịp trao đổi thông tin, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm; chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, mở rộng thị trường và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững. Với ý chí và hành động "Làm cho nông dân giàu bằng con đường ngắn nhất", thúc đẩy thực hiện nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có,nông thôn văn minh,hiện đại và hôi nhâp sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới", Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Xuân Định cho biết.
Ông Trần Văn Dũng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh thêm, để hoạt động tổ chức hội chợ ngày càng có hiệu quả hơn, ông đề nghị các doanh nghiệp tham gia hội chợ không nên chỉ nhằm mục đích bán hàng, mà nên quan tâm đến việc thăm dò thị trường để có tầm nhìn chiến lược trong sản xuất, kinh doanh.
Đông nghịt người đội mưa đến tham dự hội chợ.
Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại khu vực Tây Nam Bộ năm 2019 đa thu hút sự quan tâm va tham gia đông đao cua các Bộ, ngành, các địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Hiện, tại hội chợ có hơn 300 gian hang cua trên 100 đơn vi, tô chưc, doanh nghiêp tham gia, với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trên các lĩnh vực khác nhau, gồm: Hoat đông văn hoa, văn nghệ chao mưng Hội chơ Triên lam; Triên lam thanh tựu phat triên kinh tê - văn hoa - xa hôi cua tinh Tiền Giang va cua vung ĐBSCL;...
Ngoài ra, hội chợ còn có triên lam liên kêt xuc tiên thương mai va đâu tư giưa cac đia phương, cac đơn vi, doanh nghiêp san xuât kinh doanh trên cac linh vưc công nghiệp, nông nghiêp, thương mai - Dich vu - Du lich; cac doanh nghiêp hang Viêt Nam chât lương cao... trong ca nươc.
Lãnh đạo Trung ương HND VN và lãnh đạo đia phương tham quan hội chợ.
Trong khuôn khổ Hội chợ, còn có Hội thảo "Các giải pháp kinh tế, kỹ thuật để phát triển cây lúa và cây ăn quả".
Theo ông Dũng, thông qua hội thảo, ông rất mong các nhà chuyên môn sẽ đánh giá thực trạng, đề xuất các chính sách và đưa ra các giải pháp kinh tế - kỹ thuật sát thực tế, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án trọng tâm của Tiền Giang, như: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông của tỉnh; Đề án thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao;...
Ông Lê Văn Trưởng-Phó Chủ tịch Hội ND huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, Hội ND huyện có một gian hàng tham gia hội chợ, với chủ lực là trái thanh long.
Thanh long đang là nông sản chủ lực của Tiền Giang thu hút khá nhiều khách tham quan.
"Mục tiêu chính của chúng tôi khi tham gia hội chợ là giới thiệu đặc sản thanh long Chợ Gạo với mọi người gần xa. Đây là đặc sản nông nghiệp không chỉ của địa phương mà còn của tỉnh Tiền Giang", ông Trưởng chia sẻ.
Hội chợ triển lãm kéo dài từ ngày 20-26/9.
Theo Danviet
Hội NDVN chung sức phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi Nhận thức ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết Nghị quyết số 24-NQ/TW về "Công tác Dân tộc"; hơn 15 năm qua, Đảng đoàn, Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN đã chủ động xây dựng và ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HNDTW ngày 15/10/2005, về "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế -...