Việt Nam lọt tốp 5 cuộc thi học sinh giỏi toán quốc tế tại Nam Phi
Ngoài việc lọt vào tốp 5 thế giới, các học sinh Việt Nam cũng nằm trong số ít các thí sinh dự thi có thể tự đọc và làm đề thi trực tiếp bằng tiếng Anh mà không cần phiên dịch trợ giúp.
(Nguồn: chiuchang.org)
Đội tuyển học sinh phổ thông Việt Nam đã lọt vào tốp 5 thế giới sau khi giành 2 cúp vô địch, 4 huy chương vàng và 5 huy chương bạc tại Cuộc thi Toán học Trẻ Quốc tế IMC 2019 vừa diễn ra từ ngày 1-6/8 tại thành phố Durban của Nam Phi.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, IMC (International Mathematics Competition) là cuộc thi toán quốc tế thường niên được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên dành cho các học sinh giỏi đến từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Kể từ khi bắt đầu tham gia IMC từ năm 2011, thành tích của các học sinh Việt Nam ngày càng xuất sắc hơn sau mỗi lần dự thi.
Năm nay, được sự cho phép của Bộ Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã cử một đoàn gồm 15 học sinh trường Hà Nội-Amsterdam đại diện cho học sinh cả nước tham dự IMC 2019 tại nội dung dành cho các học sinh ở lứa tuổi dưới 14 và từ 14-17 tuổi.
Video đang HOT
Ở phần thi cá nhân, đoàn Việt Nam đạt 4 giải vàng, 5 giải bạc và 1 giải khuyến khích. Phần thi đồng đội năm nay, đoàn đạt 2 Cúp Vô địch, 1 giải nhất và 2 giải nhì.
Theo thầy Hạ Vũ Anh, Tổ trưởng tổ Toán tin trường Hà Nội-Amsterdam, đồng thời là trưởng đoàn Việt Nam dự thi IMC 2019, ngoài việc lọt vào tốp 5 thế giới, các học sinh Việt Nam cũng nằm trong số ít các thí sinh dự thi có thể tự đọc và làm đề thi trực tiếp bằng tiếng Anh mà không cần phiên dịch trợ giúp.
Thầy Anh nhấn mạnh đây là kết quả của quá trình đào tạo bài bản và tổng thể của đội ngũ giáo viên cùng sự nỗ lực cao của các thí sinh trường Hà Nội-Amsterdam.
Giành thành tích 1 huy chương vàng cá nhân, em Đỗ Hoàng Quốc Bảo, học sinh lớp 9 trường Hà Nội-Amsterdam, thí sinh đã 4 lần dự thi IMC, cho biết kỳ thi năm nay có nhiều điểm mới so với các năm trước đó, đặc biệt cách ra đề đòi hỏi các thí sinh vận dụng tối đa óc sáng tạo cũng như khả năng phân tích của mình.
Ngoài các phần thi cá nhân và thi đồng đội, đoàn Việt Nam đã tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham gia trò chơi trí tuệ puzzle challenge, tham quan dã ngoại và giao lưu văn hóa.
Tại đêm Gala giao lưu văn hóa ngày 4/8, các học sinh Việt Nam đã giới thiệu về đất nước mình qua điệu nhảy trên nền nhạc “Việt Nam ơi” với mong muốn thể hiện tinh thần kiên cường, tài năng, trí tuệ của con người Việt Nam./.
Phi Hùng-Đình Lượng
Theo TTXVN/Vietnamplus
Sinh viên 14 quốc gia trải nghiệm học tập tại Trường ĐH Ngoại thương
Năm học 2019-2020, Trường ĐH Ngoại thương chào đón 142 sinh viên trao đổi quốc tế dài hạn thuộc hệ thống các trường ĐH đối tác có kí kết hợp tác trao đổi sinh viên với nhà trường đến từ 14 quốc gia trên thế giới.
Sinh viên quốc tế học tập, giao lưu văn hóa tại Trường ĐH Ngoại thương
Với chiến lược quốc tế hóa giáo dục đào tạo, bên cạnh các hoạt động thiết lập mối quan hệ hợp tác, ký các văn bản thỏa thuận về đào tạo, khoa học và công nghệ với các trường ĐH, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ nước ngoài; trong những năm qua Trường ĐH Ngoại thương thu hút hàng trăm sinh viên quốc tế đến học tập, giao lưu văn hóa tại trường.
Thay mặt Ban Giám hiệu Trường ĐH Ngoại thương, TS Phạm Thu Hương - Phó hiệu trường nhà trường - chào mừng 142 sinh viên quốc tế tham gia chương trình trao đổi; khẳng định môi trường năng động và cởi mở của Trường ĐH Ngoại thương sẽ giúp sinh viên quốc tế tiếp cận với các trải nghiệm học tập và giao lưu văn hoá tại Việt Nam.
Trường ĐH Ngoại thương là điểm đến tiềm năng cho sinh viên quốc tế
Ngoài ra, TS Phạm Thu Hương thể hiện mong muốn tạo ra một cộng đồng giao lưu, trao đổi kiến thức, và kết nối mạng lưới quan hệ giữa sinh viên trao đổi và sinh viên Trường ĐH Ngoại thương.
Với công tác hợp tác quốc tế phát triển cùng mạng lưới đối tác lên tới 186 trường ĐH và tổ chức nước ngoài, Trường ĐH Ngoại thương là điểm đến tiềm năng cho sinh viên quốc tế với nhiều lựa chọn chương trình trao đổi và học tập ngắn hạn cũng như dài hạn.
Sinh viên quốc tế có thể lựa chọn các chương trình học về kinh tế - kinh doanh, luật, ngôn ngữ; các chương trình đào tạo dành riêng cho sinh viên quốc tế; các chương trình theo yêu cầu của các trường đối tác tại 3 cơ sở ở Hà Nội, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh; giao lưu văn hoá hè cũng như tham gia học kì trao đổi tại đây.
Trường ĐH Ngoại thương xây dựng được môi trường quốc tế cởi mở và thân thiện
Qua gần 60 năm hình thành, phát triển, Trường ĐH Ngoại thương đã khẳng định vị trí là một trong những cơ sở giáo dục ĐH hàng đầu cả nước đào tạo về kinh tế, kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán - kiểm toán, luật và ngôn ngữ thương mại, với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Đặc biệt, trường xây dựng được môi trường quốc tế cởi mở và thân thiện - nơi người học, không kể quốc tịch, giới tính, chuyên ngành, trình độ cũng như mục tiêu sự nghiệp tương lai - đều có thể tìm thấy cơ hội học tập và phát triển bản thân.
Theo GDTĐ
Đưa tên GS Hoàng Tụy vào bản dịch đề thi Olympic Toán quốc tế 2019 Để tri ân GS Hoàng Tụy, người vừa qua đời ở tuổi 92, PGS.TS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn đưa học sinh Việt Nam đi tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) đã đưa tên ông vào bản dịch đề thi năm nay. Trên trang cá nhân, PGS.TS Lê Anh Vinh chia sẻ: "Đang làm đề IMO thì nghe tin thầy...