Việt Nam – EU tiến tới hình mẫu hợp tác điển hình trong lĩnh vực chuyển đổi xanh
Ngày 2/2, tại thủ đô Brussels (Bỉ) đã diễn ra Diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần thứ ba (IPMF-3).
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại diễn đàn cấp Bộ trưởng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương lần thứ 3 (IPMF-3). Ảnh: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ
Diễn đàn năm nay có sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao từ hơn 70 quốc gia, trong đó có 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và các nước khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng lãnh đạo của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, phát biểu khai mạc diễn đàn, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Josep Borrell khẳng định tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối với châu Âu; mong muốn thúc đẩy hợp tác sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn với các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì an ninh và sự thịnh vượng của hai khu vực.
Tại phiên thảo luận bàn tròn có chủ đề “ Chuyển đổi xanh – Quan hệ đối tác vì tương lai bền vững”, các bộ trưởng đã tập trung thảo luận về các giải pháp gắn phục hồi kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu với chuyển đổi xanh, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng và công bằng xã hội và vai trò của quan hệ đối tác EU – Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các bộ trưởng nhấn mạnh với thế mạnh và kinh nghiệm xanh hóa mô hình kinh tế của EU, cũng như thế mạnh là nguồn lực tài chính, hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh sẽ trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của EU với các nước trong khu vực.
Phát biểu chính mở đầu tại phiên thảo luận trên, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh mạnh mẽ của Việt Nam, từ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đến việc trở thành 1 trong 3 nước đầu tiên thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng ( JETP).
Video đang HOT
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của EU trong thúc đẩy và hiện thực hóa chương trình nghị sự xanh ở khu vực, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng EU xây dựng mô hình hợp tác điển hình về chuyển đổi xanh, hỗ trợ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thu hẹp khoảng cách tài chính, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; nhấn mạnh việc triển khai hiệu quả JETP sẽ là minh chứng cho mô hình hợp tác này.
Về các quy định mới về chuyển đổi xanh, đặc biệt là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) do EU khởi xướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh các quy định, chính sách về chuyển đổi xanh của các nước phát triển cần phải tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng, không phải tạo nên rào cản mới cho thương mại vốn là động lực tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các nước EU hỗ trợ Việt Nam và các nước đang phát triển thích ứng thông qua chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt, phối hợp xây dựng chính sách, các cơ chế mua bán và định giá carbon.
Là sáng kiến của EU từ năm 2022, Diễn đàn IPMF được tổ chức thường niên để bộ trưởng ngoại giao các nước EU và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng chia sẻ, đánh giá về triển vọng hợp tác giữa hai khu vực, từ đó trao đổi các giải pháp nhằm thúc đẩy trật tự thế giới dựa trên luật lệ, ứng phó với các thách thức toàn cầu và xây dựng các nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế nhanh, bền vững, công bằng vì mục tiêu thịnh vượng.
Các lĩnh vực ưu tiên hợp tác đến nay tập trung vào: thịnh vượng bao trùm và bền vững, chuyển đổi xanh, quản lý đại dương, quan hệ đối tác và các vấn đề quản trị số, kết nối, an ninh quốc phòng và an ninh con người.
IPMF-3 thu hút sự tham dự đông đảo nhất từ trước đến nay của các bộ trưởng ngoại giao các nước EU và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và đại diện các tổ chức quốc tế. Điều này cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn của các nước đối với các khuôn khổ hợp tác giữa EU và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh cục diện thế giới tiếp tục phân mảnh, chia rẽ, việc thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác liên khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu và thúc đẩy thịnh vượng bền vững, bao trùm.
Lan tỏa tình yêu tiếng Việt với 'Tủ sách tiếng Việt trong nhà hàng Việt'
Cuối tuần qua, khách tới nhà hàng Hanoi Station nằm trong Trung tâm thương mại Cameleon ở thủ đô Brussels của Bỉ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi vừa được thưởng thức các món ăn Việt, vừa được khám phá các tác phẩm văn học Việt Nam hay những cuốn sách song ngữ Việt - Pháp, Việt - Anh, được bày biện đẹp mắt trong một tủ sách ở nhà hàng.
Đây chính là kết quả của dự án "Tủ sách Việt trong nhà hàng Việt" mà kênh Việt Happiness Station phối hợp với Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ thực hiện, nhằm lan tỏa văn hóa Việt Nam tới cộng đồng người Việt Nam ở Bỉ và bạn bè quốc tế.
Khách hàng tìm hiểu các cuốn sách tại tủ sách Việt trong nhà hàng Hanoi Station. Ảnh: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong không gian đậm chất văn hóa Việt với cành trúc la đà, ấm trà xanh nồng nàn hương vị quê nhà, hơn 300 đầu sách văn học Việt Nam, văn học dịch, sách dành cho trẻ em... đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất đông bà con người Việt. Họ gồm nhiều thế hệ, từ các cựu du học sinh Việt Nam ở Bỉ hồi cuối những năm 1970 giờ đã trên 70 tuổi, hay các cựu sinh viên Việt Nam hồi cuối năm 2000, đến các cháu nhỏ sinh ra và lớn lên ở Bỉ hay cháu con của các cặp gia đình Việt-Bỉ, tất cả cùng say sưa bàn luận, chia sẻ về sách.
Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Mons hồi năm 1978, ông Lê Văn Vọng (75 tuổi, sống tại thành phố Mons, cách Brussels 60 km) phấn khởi cho biết việc ra mắt tủ sách Việt rất bổ ích, giúp cho các cựu du học sinh Việt Nam như ông, sống ở Bỉ từ hơn 40 năm nay, được đọc sách tiếng Việt, trau dồi ngôn ngữ Việt, trao đổi những hiểu biết. Tủ sách tiếng Việt trong không gian Việt sẽ là nơi để mọi người cùng đến đọc sách và gặp gỡ nhau một cách thường xuyên. Ông Lê Văn Vọng cũng mua bộ sách "Chào tiếng Việt" cho các cháu ngoại của ông là những em bé mang hai dòng máu Việt-Bỉ, để giúp các cháu học đọc, viết tiếng Việt, gìn giữ nguồn cội cha ông.
Cháu Vy An và Kim An (16 tuổi, đều sinh ra trong những gia đình có mẹ là người Việt, bố người Bỉ) cho biết các cháu rất vui vì từ nay có nhiều sách tiếng Việt để đọc, để nâng cao vốn tiếng Việt của mình. Điều này sẽ giúp các cháu giao tiếp tốt hơn với gia đình nhà ngoại mỗi lần các cháu về thăm quê mẹ Việt Nam.
Nếu ở trong nước, một thư viện với 300 đầu sách là quá nhỏ, thì ở Bỉ - trái tim châu Âu - để có một tủ sách như vậy là nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam và của rất nhiều người Việt Nam yêu sách, yêu tiếng Việt. Độc giả có thể tìm lại được ký ức tuổi thơ của mình qua những tác phẩm kinh điển như "Dế mèn phiêu lưu ký", "Đất rừng Phương Nam"... và giới thiệu lại cho con cháu của họ, như một sự tiếp nối. Bên cạnh đó, tủ sách cũng quảng bá các tác phẩm mới, gồm thơ và văn, của các tác giả người Việt sống ở Bỉ và ở Pháp, tạo ra sự pha trộn giữa các thế hệ nhà văn, nhà thơ, sống trong nước và nước ngoài.
Tọa đàm về sách Việt trong nhà hàng Việt nhân dịp khai trương Tủ sách Việt tại nhà hàng Hanoi Station ở thủ đô Brussels. Ảnh: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ
Trao đổi với phóng viên TTXVN, chị Kiều Bích Hương - người khởi xướng dự án "Tủ sách Việt trong nhà hàng Việt" cho biết mong muốn của chị và các cộng sự là lan tỏa tiếng Việt, văn học Việt ở nước ngoài thông qua các cuốn sách. Dự án sẽ tổ chức nhiều hoạt động thường xuyên về sách để người nước ngoài yêu văn hóa Việt có thể đến đọc sách, mượn sách hay các buổi giao lưu với các tác giả người Việt sinh sống tại Bỉ cũng như các nhà văn, nhà thơ đến từ Việt Nam.
Về phần mình, nhà văn, nhà thơ Quỳnh Iris De Prelle, một người đóng góp tích cực cho dự án này, nhấn mạnh điều quan trọng của dự án là quảng bá cho các bạn bè Bỉ và châu Âu biết rằng Việt Nam có chữ quốc ngữ và tiếng Việt độc lập, duy nhất, để xác định "căn cước văn hóa" trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới.
Chị Đào Hồng Hải, chủ nhà hàng Hanoi Station không giấu được xúc động và tự hào khi tại nhà hàng của chị được trang bị một tủ sách tiếng Việt. Nơi đây không chỉ giới thiệu ẩm thức Việt Nam mà còn mang đến cho khách hàng tinh hoa văn hóa của người Việt. Đặc biệt đối với những gia đình Việt-Bỉ thì không gian sách Việt thể hiện sự giao lưu văn hóa Á-Âu.
Ông Nguyễn Thành Long, đại diện Ban chấp hành Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ, bày tỏ hy vọng sẽ có nhiều sự kiện văn hoá và gặp gỡ để cộng đồng Việt Nam tại Bỉ gắn kết với nhau nhiều hơn, cũng như với tiếng Việt và các tác giả Việt Nam.
Tủ sách Việt tại nhà hàng Hanoi Station là tủ sách thứ hai trong dự án, với sự đóng góp của nhiều đơn vị bảo trợ như Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty sách Đông A từ Việt Nam, Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ và Đại sứ quán Việt Nam cùng rất nhiều cá nhân, các cộng tác viên.
Sách cho sinh viên và sách học thuật nghiên cứu cũng là đối tượng mà tủ sách mở rộng và quan tâm để các bạn du học sinh có một không gian tìm đến thực hiện ước mơ học tập và nghiên cứu.
Nhà sinh, nhà cuối đời - những dự án độc đáo ở châu Âu Ở thủ đô Brussels của Bỉ có một ngôi nhà đặc biệt - "Pass-ages" (Nhà cuối đời), dành cho người mắc bệnh nan y sống những tuần cuối cùng trong đời. Tại đây, họ được các tình nguyện viên chăm sóc chu đáo và ra đi trong ấm áp của tình người. Một buổi sinh hoạt ngoài trời của các cư dân "Nhà...