Tổng Thư ký LHQ khẳng định luôn ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 29/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ( LHQ) ở New York (Mỹ), trước thềm Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu ( COP28), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, đã có cuộc gặp, trao đổi với Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), tại cuộc gặp Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: TTXVN phát.
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang thông báo cập nhật về quá trình chuẩn bị và tham dự Hội nghị COP28 của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu tại thành phố Dubai, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Đại sứ khẳng định Việt Nam đã và đang nỗ lực triển khai các cam kết đưa ra tại COP26, nhất là mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050.
Tại hội nghị lần này, Việt Nam sẽ cùng các nước giới thiệu nhiều sáng kiến để thúc đẩy hành động khí hậu toàn cầu; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận Đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng ( JETP), trong đó có việc xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP). Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ trân trọng sự ủng hộ của Tổng Thư ký Antonio Guterres dành cho Việt Nam trong triển khai JETP và mong muốn LHQ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình này.
Video đang HOT
Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam thời gian qua nhằm triển khai các cam kết quốc tế về khí hậu; bày tỏ tin tưởng và mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực tại các diễn đàn đa phương trong thúc đẩy các sáng kiến về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tổng Thư ký khẳng định LHQ sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình này, đặc biệt trong huy động nguồn lực và triển khai JETP.
GDP toàn cầu giảm hàng nghìn tỷ USD vì biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã gây tổn thất hàng tỷ USD cho nền kinh tế thế giới trong năm 2022, trong đó các nền kinh tế đang phát triển chịu tác động nặng nề nhất.
Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Arlington, Virginia (Mỹ). Ảnh: THX/TTXVN
Đây là kết quả báo cáo mới được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28) dự kiến diễn ra ở Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) vào tuần này.
Trong báo cáo mới, Đại học Delaware ước tính tác động của tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm giảm 6,5% GDP toàn cầu trong năm 2022, với những tác động đã được tính toán theo quy mô dân số. Các thông số phản ánh cả những hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu như những gián đoạn với ngành nông nghiệp và sản xuất, giảm sản lượng vì nắng nóng, cũng như những tác động gián tiếp qua thương mại và đầu tư toàn cầu.
Tác giả chính của báo cáo, nhà nghiên cứu James Rising từ Đại học Delaware, cho rằng thế giới mất đi hàng nghìn tỷ USD vì biến đổi khí hậu, trong đó các nước nghèo chịu phần thiệt nhiều nhất. Ông hy vọng thông tin này sẽ góp phần làm rõ hơn những thách thức mà nhiều nước đã phải đối mặt và sự cần thiết phải hỗ trợ khẩn cấp cho các nước này ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nếu tính thiệt hại nói chung, không tính cụ thể trung bình số người, GDP toàn cầu giảm 1,8%, tương đương 1.500 tỷ USD, trong năm 2022. Theo các tác giả, sự chênh lệch giữa 2 thông số nêu trên phản ánh tác động không đồng đều, tập trung ở các nước thu nhập thấp và vùng nhiệt đới thường có dân số cao hơn trong khi GDP thấp hơn.
Những nước ít phát triển nhất chịu tổn thất GDP tính theo dân số lên tới 8,3%, trong đó các nước Đông Nam Á và miền Nam châu Phi chịu tác động đặc biệt nghiêm trọng, với mức tổn thất lần lượt lên tới 14,1% và 11,2% GDP.
Ngược lại, một số nước phát triển lại hưởng lợi, như mùa Đông ấm hơn ở châu Âu giúp tăng ròng gần 5% GDP trong năm 2022. Dù vậy, báo cáo cảnh báo những lợi ích này sẽ yếu dần bởi các mùa Hè nóng hơn cũng kéo theo những thiệt hại để cân bằng lại lợi ích.
Các nước thu nhập thấp và trung bình hứng chịu cùng lúc nhiều tổn thất cả về vốn và GDP, ước tính tổng tổn thất trong 30 năm qua lên mức khoảng 21.000 tỷ USD (tương đương 50% tổng GDP của năm 2023 của nhóm các nước đang phát triển). Các tác giả nhấn mạnh các thông số trên còn chưa bao gồm những tổn thất và tác động không được phản ánh trên thị trường.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi COP28 phá vỡ chu kỳ ấm lên toàn cầu Ngày 28/11, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Antonio Guterres nhấn mạnh các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) trong tuần này cần ngăn chặn diễn tiến nguy hiểm của tình trạng ấm lên toàn cầu trước khi...