EU huy động tài chính phát triển hydro xanh
Ủy ban châu Âu (EC) đang đề xuất huy động 800 triệu euro (871 triệu USD) từ quỹ của Liên minh châu Âu (EU) để phát triển hydro xanh và thúc đẩy các nhà sản xuất sử dụng nguồn năng lượng này.
Hydro là một nguồn năng lượng sạch. Ảnh minh họa: NORVANREPORTS.COM
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong khuôn khổ Tuần lễ hydro diễn ra từ ngày 20-24/11 tại Trung tâm Triển lãm Brussels của Bỉ, ngày 21/11, EC đã ra mắt ngân hàng hydro. Mục tiêu là hỗ trợ sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên này nhằm bổ sung và phát triển cơ cấu năng lượng của châu Âu. Số tiền này sẽ được trích từ quỹ EU để hỗ trợ các ngành công nghiệp, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân.
Trong video phát biểu gửi đến lễ khai mạc Tuần lễ hydro, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh nền kinh tế hydro đang bùng nổ, khi đề cập đến loạt ví dụ như cơ sở hạ tầng đang được xây dựng tại cảng Rotterdam (Hà Lan), chuyến bay đầu tiên của máy bay chạy bằng hydro lỏng trên bầu trời Slovenia. Ước tính châu Âu đã đầu tư 17 tỷ euro (18,5 tỷ USD) để hỗ trợ 80 dự án ở các quốc gia khác nhau.
Hydro được sự chú ý trong những năm gần đây như là một trong những giải pháp khử carbon cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm giao thông, công nghiệp và sản xuất điện. Hydro xanh được xem là một trong những trụ cột của quá trình khử carbon giúp EU đạt mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050.
Video đang HOT
Tuần lễ hydro đang hướng đến việc tạo ra mối liên kết giữa EC, các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu và ngành công nghiệp. Đây là năm thứ 2 sự kiện được Hydro Europe, EC và Hiệp hội Đối tác Hydro Sạch tổ chức. Với hơn 100 nhà triển lãm, 25 hội nghị bàn tròn và hơn 200 diễn giả, đây là cơ hội tốt nhất để cập nhật những cải tiến, chính sách và sự phát triển mới nhất trong lĩnh vực hydro và tham gia vào lĩnh vực công nghiệp đang phát triển nhanh nhất ở châu Âu.
Ông Peter Collins, phụ trách quan hệ truyền thông của Hydro Europe cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng đã bộc lộ những điểm yếu của châu Âu nhưng cũng cho thấy EU và các quốc gia có nhiều gió và nắng như Tây Ban Nha, Ireland hay Đan Mạch là những nơi có lợi thế để sản xuất hydro. Tuy nhiên, EU cũng phải nhập khẩu hydro. Đây là lý do EU chào đón các đối tác tiềm năng như Nam Phi, Ai Cập, Maroc, Brazil, Saudi Arabia để chia sẻ công nghệ, bí quyết nhằm phát triển thị trường hydro xanh quốc tế.
Theo ông Collins, sự hợp tác này sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn, nhiều việc làm, phát triển các công nghệ tiên tiến liên quan đến hydro xanh.
Tham gia sự kiện Tuần lễ hydro có các nhà sản xuất, công ty kỹ thuật, các nhà lãnh đạo công nghệ, nhà điều hành và nhà sản xuất cơ sở hạ tầng. Nhiều tên tuổi lớn nhất trong ngành đã giới thiệu những phát triển mới nhất trong công nghệ hydro như Boss (Đức), John Cockerill (Bỉ), hay các công ty đến từ Pháp, Anh, Na Uy, Thụy Điển, Brazil… Khách tham quan có dịp tận mắt chứng kiến những cải tiến trong lĩnh vực hydro như máy điện phân, động cơ chạy bằng hydro, nước uống tăng lực chế xuất từ biogas…
Năm 2022, hydro chiếm chưa đến 2% mức tiêu thụ năng lượng của châu Âu, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất hóa chất như nhựa và phân bón. EU đang ưu tiên phát triển hydro xanh với tham vọng sản xuất 10 triệu tấn vào năm 2030 và nhập khẩu một khối lượng tương tự.
Tổng thư ký OPEC kêu gọi thiết thực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng
Ngày 26/6, Tổng Thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Haitham al-Ghais, kêu gọi nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng một cách thực tế, đảm bảo nhu cầu cấp thiết về ổn định nguồn cung năng lượng và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế thế giới.
Tổng Thư ký Tổ chức các nước sản xuất dầu (OPEC), ông Haitham al-Ghais. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hội nghị Năng lượng châu Á 2023, ông al-Ghais cho biết quá trình chuyển đổi năng lượng mới phải được tiếp cận theo một hướng toàn diện, bao gồm việc sử dụng tất cả các nguồn sản xuất năng lượng, đồng thời phải đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng cho hàng tỷ người thiếu các dịch vụ năng lượng hiện đại.
Ông nêu rõ: "Sự ổn định thị trường là yếu tố quan trọng trong cả ngắn và dài hạn. Trong báo cáo triển vọng dầu mỏ thế giới của OPEC, chúng tôi thấy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 23% cho đến năm 2045 và tôi thấy không có cách nào đáng tin cậy để giải quyết vấn đề này mà không cần sử dụng tất cả các nguồn năng lượng sẵn có, trong khi lấy sự ổn định của thị trường năng lượng làm kim chỉ nam".
Theo ông al-Ghais, mạng lưới các nguồn năng lượng khí đốt, thủy điện, hạt nhân, hydro và sinh khối sẽ mở rộng nhưng dầu mỏ vẫn là "một phần không thể thiếu". Ông lưu ý nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến tăng lên 110 triệu thùng/ngày vào năm 2045, với nhiên liệu này chiếm 25% hỗn hợp các loại năng lượng vào thời điểm khi dân số toàn cầu dự kiến chạm ngưỡng 9,5 tỷ người. Theo đó, việc tăng gấp đôi nỗ lực càng trở nên quan trọng hơn trong thực hiện "mục tiêu kép" đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải. Ông cho rằng nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung năng lượng thế giới phải luôn đi đôi với nỗ lực giảm thiểu khí thải và khử CO2.
Bên cạnh đó, Tổng Thư ký OPEC nhấn mạnh một nhu cầu cấp thiết khác là cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại cho hàng tỷ người không có khả năng tiếp cận năng lượng cơ bản ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở châu Á.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó chủ tịch của S&P Global, ông Daniel Yergin nhấn mạnh nếu không có an ninh năng lượng, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ rất khó diễn ra hiệu quả, đồng thời ông kêu gọi xem xét lại khái niệm môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Bên cạnh đó, ông Yergin cũng thừa nhận vai trò quan trọng của hydrocarbon trong đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Theo đó kêu gọi cách tiếp cận năng động và toàn diện đối với quá trình chuyển đổi năng lượng, sử dụng nguồn cung đáng tin cậy và bền vững, trong khi hướng tới các chính sách thân thiện với môi trường.
Cùng chung quan điểm với ông al-Ghais, ông Yergin cho biết: "Sự cân bằng tổng thể các nguồn cung năng lượng toàn cầu sẽ thay đổi, nhưng dầu mỏ và khí đốt sẽ tiếp tục là nguồn cung năng lượng chính, không chỉ trong nhiều năm tới mà trong nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên, hydrocarbon sẽ dần trở thành yếu tố quan trọng hơn trong nỗ lực cắt giảm CO2 và quản lý phát thải CO2.
Hội nghị Năng lượng châu Á 2023 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/6 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia với chủ đề "Tạo dựng con đường tới một châu Á bền bỉ" (Charting Pathways of a Sustainable Asia). Hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo ngành, chuyên gia, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách để thảo luận về cách châu Á có thể thúc đẩy nhanh lộ trình các bon thấp và mở ra những tiềm năng mới cho thế giới.
Xu hướng du lịch bền vững tại Thái Lan Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Thái Lan đang chịu các tác động của biến đổi khí hậu vốn ngày càng hiển hiện như một thách thức toàn cầu. Nhà chức trách Thái Lan nhận thức rằng để phát triển bền vững, các nguồn tài nguyên cần được sử dụng một cách tiết kiệm...