Appin – siêu trộm dữ liệu
Cái tên “Appin” bắt đầu xuất hiện trên báo chí Ấn Độ từ hơn 10 năm trước. Vào thời điểm đó các tờ báo hết lời ca ngợi công ty dữ liệu này và cho rằng Appin sẽ đưa ngành công nghệ Ấn Độ “bằng vai phải lứa” với phương tây.
Vai trò tiên phong của Appin là không thể chối cãi, nhưng cái mà họ tiên phong lại vượt ngoài sức tưởng tượng của người Ấn.
Kẻ giấu mặt
Bộ lạc da đỏ Shinnecock sống trên đảo Long Island, New York, Mỹ từ lâu phải chịu cảnh sống trong nghèo đói. Vào năm 2012, một doanh nhân tên Chuck Randall đề xuất với hội đồng tộc trưởng Shinnecock dự án xây dựng sòng bạc trên đất của thổ dân. Hội đồng tộc trưởng nhanh chóng đặt bút ký vào hợp đồng dự án với Randall vì mong muốn mở ra cơ hội kinh tế mới cho bộ tộc.
Vậy nhưng chỉ vài ngày trước khi dự án chính thức khởi công, hàng trăm truyền đơn bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà người Shinnecock. Truyền đơn nói về kế hoạch ăn chia “phần trăm” giữa các vị tộc trưởng và Chuck Randall. Nếu chỉ có vậy thì đã chẳng mấy người tin, nhưng tờ đơn lại còn trích lục cả những email gửi từ hòm thư của Randall. Vì phải hứng chịu sự phản ứng dữ dội của cộng đồng mà hội đồng tộc trưởng Shinnecock đành phải cắt đứt quan hệ với Randall và hủy bỏ dự án sòng bạc.
Chính trị gia Mohamed Azmin Ali là một trong nhiều nạn nhân của Appin.
Chuck Randall chỉ là một trong hàng trăm nạn nhân của Appin. Công ty dữ liệu đóng tại New Dehli này chuyên hack vào tài khoản email và đánh cắp thông tin người dùng. Khách hàng của họ có cả cá nhân lẫn các tập đoàn lắm tiền ở phương Tây. Chỉ cần biết đến tên tuổi và một số thông tin cá nhân khác của chủ hòm thư điện tử là các chuyên gia của Appin đã có thể đánh cắp hết dữ liệu của họ. Theo tài liệu nội bộ của Google được hãng tin Reuters công bố, Google xếp Appin vào nhóm các đối tượng chuyên thực hiện “theo dõi điện tử”, “lừa đảo phi kỹ thuật” và “chiến tranh mạng”.
Ông Shane Huntley, trưởng bộ phận tình báo điện tử của Google, giải thích: “Trong vòng 10 năm qua Appin đã tấn công hơn 30.000 tài khoản Gmail. Công suất hoạt động của họ vượt quá mức của một nhóm hacker thông thường. Họ buộc chúng tôi phải thay đổi quy trình xử lý tội phạm mạng”.
Trong cuộc chiến “vô hình” với Appin, phía Mỹ được dẫn đầu bởi 3 công ty an ninh mạng là SentinelOne, Mandiant và Symantec. Nhà nghiên cứu Tom Hagel làm việc cho SentinelOne là người trực tiếp đảm trách việc điều tra Appin. Ông giải thích: “Nói đơn giản thì Appin là một dạng “gián điệp cho thuê”. Đầu tiên khách hàng sẽ phải nhờ một người quen giới thiệu với Appin để được cấp một tên người dùng và mật khẩu. Sau đó họ sẽ đăng nhập vào một trang web bí mật mang tên “My Commando” để lựa chọn gói dịch vụ hacker mà họ muốn mua. Đó có thể là gửi email mời chào nhận việc, hay nhắn tin qua Facebook để hứa hẹn hối lộ. Khách hàng sẽ lựa chọn phương thức mà họ cho là phù hợp nhất đối với mục tiêu của họ”.
“Sự thành công của Appin nằm ở sự tiện lợi và sát sườn của họ. Khách hàng có thể theo dõi tiến trình hack của Appin theo thời gian thực trên website My Commando. Nếu nạn nhân tỏ dấu hiệu nghi ngờ, khách hàng có thể lập tức đưa ra chỉ đạo cho Appin để họ thay đổi hướng tiếp cận”.
Video đang HOT
Một khách hàng cũ của Appin là Jochi Gómez, Tổng biên tập báo điện tử El Siglo 21 ở Cộng hòa Dominica. Gómez nhận xét: “Họ có bộ máy tình báo vận hành trơn tru nhất mà tôi từng gặp… Mỗi tháng tôi trả họ từ 5.000 đến 10.000 USD để theo dõi các quan chức Dominica, trong đó có cả Tổng thống khi đó là ông Leonel Fernández. Thông tin họ cung cấp có thể kiếm về cho tờ báo khoản lợi nhuận gấp ba số tiền bỏ ra”.
Hai anh em Rajat (phải) và Anuj Khare là người sáng lập ra Appin.
Jochi Gómez là 1 trong số 70 khách hàng của Appin mà hãng tin Reuters điều tra ra được. Đa số khách hàng của Appin là các thám tử tư từ Mỹ, Anh, Thụy Sỹ và các nước phương tây khác. Điểm đáng chú ý hơn những nạn nhân của Appin. Công ty được thuê để hack đủ mọi loại người khác nhau, từ một kiến trúc sư ở New Jersey (Mỹ) ngoại tình đến những triệu phú chuyên buôn bán trang sức và hội họa ở New York và Paris.
Nhiều khách hàng của Appin dùng tên thật của họ để giao dịch, nhưng có một người lại dùng cái tên giả là “Jim H”. Jim H đã thuê Appin hack vào tài khoản của hơn 30 cá nhân khác nhau chỉ trong hai năm 2011 và 2012. Một số là người nước ngoài, ví dụ như bà Tatiana Akhmedova, vợ cũ tỷ phú Azerbaijan Farkhad Akhmedov (hai người từng kiện nhau ra tòa để phân chia khối tài sản trị giá hơn 1 tỷ USD).
Nhưng có không ít cá nhân người Mỹ bị Jim H nhắm vào, đơn cử như là bà Kristi Rogers, vợ của hạ nghị sỹ Mike Rogers đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc hội Mỹ. Jim H được công ty an ninh Global Integrated Security của Mỹ thuê để “tiêu diệt” đối thủ cạnh tranh là AEGIS ở Anh. Bà Kristi Rogers khi đó là chủ tịch kiêm CEO của AEGIS. Mục tiêu của Global là “nẫng tay trên” của AEGIS trong gói thầu bảo vệ an ninh cho dự án xây dựng căn cứ quân sự Mỹ ở Afghanistan trị giá 450 triệu USD. Bằng cách gửi email lừa đảo cho bà Kristi, Appin đã chiếm đoạt được thông tin cá nhân của bà để giao cho Jim H. Không lâu sau đó Global Security đã trúng gói thầu kể trên. Nếu nhà chức trách Mỹ tìm được Jim H thì họ hoàn toàn có thể buộc cá nhân này các tội danh liên quan đến lừa đảo điện tử, gián điệp công nghiệp và phản quốc.
Có hai khách hàng người Israel của Appin là Aviram Halevi và Tamir Mor. Cả hai đều là thám tử tư. Cả hai cũng đều từng là trung tá quân đội Israel trước khi giải ngũ để theo đuổi nghề thám tử. Aviram Halevi thuê Appin trộm lấy dữ liệu của cố tỷ phú Nga Boris Berezovsky. Khi đó ông Berezovsky đang kiện tỷ phú Roman Abramovich ra tòa án Anh để tranh chấp quyền sở hữu công ty dầu khí Sibneft (nay là Gazprom Neft, công ty con của tập đoàn Gazprom). Boris Berezovsky sau đó thua kiện. Không loại trừ khả năng Aviram Halevi được phía Roman Abramovich thuê để điều tra về ông Berezovsky. Ngoài Berezovsky ra, luật sư Mark Hastings của ông ta cũng bị Appin “đặt vào tầm ngắm”.
Nạn nhân của Tamir Mor là chính trị gia Malaysia Mohamed Azmin Ali, nguyên bộ trưởng cấp cao (tương đương với phó thủ tướng) phụ trách kinh tế. Ông Azmin Ali đã dành nhiều năm đảm nhiệm vị trí lãnh đạo đảng đối lập và thậm chí từng có thời điểm giữ vai trò thủ tướng tạm quyền. Hiện không biết mục tiêu của Tamir Mor khi nhắm đến ông Azmin Ali là gì, nhưng nhà chức trách Malaysia đã tuyên bố sẽ hợp tác với các tổ chức nước ngoài để làm rõ vụ việc này.
Vòi bạch tuộc
Appin được thành lập và điều hành bởi hai anh em Anuj và Rajat Khare. Ý tưởng về Appin hình thành trong đầu Rajat Khare vào năm 2003, khi anh ta vẫn còn là sinh viên năm 2 ngành tin học tại đại học New Dehli. Ban đầu Appin chuyên đào tạo tin học cho người Ấn đi làm “gia công phần mềm” cho các tập đoàn công nghệ nước ngoài. Nhưng Appin thay đổi hoàn toàn sau khi người anh trai Anuj Khare gia nhập công ty. Anuj từng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở thung lũng Silicon nên rất hiểu về “ thế giới ngầm” của hacker khi đó và nhu cầu về gián điệp điện tử của giới cầm quyền.
Sau một vài năm đào tạo hacker, Appin nhận được hợp đồng lớn đầu tiên vào năm 2007. Cơ quan tình báo RAW của Ấn Độ thuê Appin để đánh cắp tài khoản email các cá nhân, tổ chức mà họ muốn theo dõi. Để thực hiện việc này, đầu tiên Appin thành lập một công ty con làm bình phong mang tên ASG. Nhân viên ASG sẽ ký hợp đồng giữ bí mật với công ty mẹ, sau đó được chuyển đến các trạm server bí mật của RAW để tác nghiệp.
Một thám tử tư người Anh đã thuê Appin đánh cắp thông tin của tỷ phú Nga Boris Berezovsky.
“Tiếng lành đồn xa”. Không lâu sau khi thế giới tình báo biết được về sự thành công của Appin, công ty này bắt đầu nhận được những hợp đồng từ trên khắp thế giới, trong đó có cả Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI và Tổng cục an ninh đối ngoại Pháp DGSE. Mà đấy chỉ là những khách hàng mà Appin còn ký kết hợp đồng, từ đó trở thành bằng chứng cho các nhà điều tra. Appin nhiều khi chỉ ký kết hợp đồng miệng với các khách hàng cá nhân. Trích lời một cựu nhân viên Appin: “Họ hiểu rằng những gì họ thuê chúng tôi làm, chúng tôi có thể làm gấp 10 lần với họ trong trường hợp họ “vượt mặt” chúng tôi”.
Lợi nhuận vào năm 2009 của Appin đạt mức 1 triệu USD, và đây chỉ là các khoản được kê khai thuế. Lợi nhuận thực sự của họ có thể lớn gấp 10 lần con số trên. Tuy vậy, khoản lợi nhuận kếch sù đó đã khiến các lãnh đạo Appin mất hết sự khôn ngoan. Appin bắt đầu đem dữ liệu mà họ thu thập được cho các cơ quan tình báo bán cho bên thứ ba. Sau khi biết được sự phản bội của Appin, không ít đối tác của họ đã ngay lập tức chấm dứt hợp đồng và thề sẽ “trả miếng”.
Người đầu tiên đi kiện Appin ra tòa tuy vậy lại không có liên quan gì đến tình báo. Ông Peter Hargitay là chuyên gia marketing cấp cao của tập đoàn cố vấn truyền thông ECN của Thụy Sỹ. Liên đoàn bóng đá Úc thuê ông Hargitay làm cố vấn để giúp họ thắng trong cuộc đua dành suất đăng cai World Cup 2022 tại nước họ. Phải đến khi Úc để mất quyền đăng cai vào tay Qatar thì ông Hargitay mới biết mình đã bị Appin ăn trộm dữ liệu. Ngay sau đó ông Hargitay đã đi kiện Appin ra tòa.
Anh Stevie Hargitay, con trai của ông Peter Hargitay, cho biết: “Appin gọi cho bố tôi và tôi để van xin rút đơn kiện. Họ nói là sẵn sàng chi trả các khoản bồi thường cho bố tôi… Có một lần một nhân viên Appin để lộ ra rằng họ được người Mỹ thuê để hack email bố tôi. Khi bố tôi thử hỏi dò xem người Mỹ đó là ai thì họ ngay lập tức dập máy”.
Sau đó một loạt đơn kiện Appin khác liên tục xuất hiện ở tòa án các nước. Chỉ riêng ở Mỹ, Na Uy, Thụy Sỹ và Cộng hòa Dominica đã có 6.000 đơn kiện Appin đang được thụ lý. Điều này đã đặt dấu chấm hết cho Appin. Công ty này đang bị Cục Điều tra Trung ương Ấn Độ “đóng băng” để điều tra. Cả Rajat và Anuj Khare đều đang chịu quản thúc tại gia. Vậy nhưng Appin chấm dứt không có nghĩa là mối họa đã hết.
Chuyên gia Shane Huntley cảnh báo: “Đội ngũ hacker của Appin có thể lên đến hàng trăm người. Nhiều người trong số đó đã tự mở công ty riêng rồi copy mô hình hoạt động của Appin. Ví dụ như năm ngoái tập đoàn Meta tìm ra công ty CyberRoot Risk Advisory đã phát tán mã độc trên nền tảng Facebook và Instagram của họ. Rồi trước đó thì phóng viên Jay Solomon của tờ Wall Street Journal đã bị hai công ty Ấn Độ CyberRoot và BellTroX InfoTech Services tấn công dữ liệu. Gần đây Google đã phát hiện Rebsec Solutions quảng cáo dịch vụ hacker công khai”.
Người sáng lập ra Rebsec Solutions là Sumit Gupta từng làm việc cho Appin. Gupta thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2022 rằng: “Appin là “ông tổ” của ngành hacker Ấn Độ”. Các thế hệ “con cháu” của Appin vẫn sẽ tồn tại khi mà vẫn có các cá nhân, tổ chức thuê họ ăn trộm dữ liệu. Có lẽ cách duy nhất để thiết lập lại trật tự, an toàn mạng là trực tiếp “đánh vào” đối tượng khách hàng của các hacker.
Sinh kế bền vững
Những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm đói nghèo thời gian qua đang bị thử thách khi số người sống trong nghèo đói cùng cực lần đầu tăng trong một thế hệ, thêm gần 90 triệu người so với những dự báo trước đó.
Phụ nữ và trẻ em tại một trại tị nạn ở Jalalabad, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến cuối năm 2022, khoảng 8,4 % dân số thế giới, tương đương 670 triệu người vẫn sống trong nghèo đói cùng cực, qua đó xóa bỏ thành quả 3 năm qua về giảm đói nghèo. Nếu xu hướng hiện nay kéo dài, đến năm 2030, sẽ có 7% dân số thế giới, tương đương 575 triệu người vẫn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực và chỉ có 1/3 số quốc gia giảm được một nửa tỷ lệ nghèo đói trong nước. Bên cạnh xung đột, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, các số liệu cũng đã phản ánh thực trạng thiếu cơ hội việc làm ổn định, bền vững đang là nguyên nhân chính khiến nhiều lao động không thể thoát khỏi vòng xoáy đói nghèo.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết những người nghèo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương chủ yếu làm việc trong khu vực phi chính thức - vốn không có đủ việc làm ổn định để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Cụ thể, có 50% lực lượng lao động tại khu vực Đông Á làm việc trong khu vực phi chính thức, trong khi con số này tại Đông Nam Á là gần 75% và Nam Á là gần 90%.
Thống kê của LHQ cho thấy trên toàn cầu có 289 triệu người trong độ tuổi 15 - 24 không được tiếp cận giáo dục, đào tạo và việc làm. Trong thập niên tới, ước tính có 1 tỷ người sẽ tham gia vào thị trường lao động, nhưng triển vọng tìm việc làm ổn định và bền vững cho phần lớn trong số họ lại mong manh. Điều này sẽ khiến mục tiêu chấm dứt đói nghèo cùng cực; tạo việc làm đầy đủ, năng suất, công việc tốt cho tất cả mọi người vào năm 2030 - những mục tiêu then chốt của Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030 - càng trở nên xa vời.
Với chủ đề "Việc làm tốt và Bảo trợ xã hội: Đảm bảo phẩm giá cho tất cả mọi người", Ngày Quốc tế Xóa đói giảm nghèo (17/10) năm nay kêu gọi thế giới thúc đẩy việc làm ổn định, bảo trợ xã hội nhằm cung cấp mức lương công bằng, điều kiện việc làm an toàn, ghi nhận giá trị của người lao động, từ đó giảm đó nghèo, nâng cao phẩm giá cho tất cả mọi người, hướng tới phát triển bền vững, bởi việc làm là con đường chắc chắn nhất để giảm đói nghèo và bất bình đẳng.
Trên thực tế, trình độ thấp và không được tiếp cận giáo dục đào tạo là một trong những nguyên nhân chính khiến người nghèo khó tìm việc và phải chấp nhận công việc thời vụ, lương thấp. Nhằm giúp người dân dù có trình độ đại học hay không đều có thể tiếp cận đào tạo, giáo dục chất lượng cao, nghề nghiệp ổn định, Chính phủ Mỹ đã triển khai tầm nhìn về "Lộ trình hỗ trợ việc làm tốt". Lộ trình này bao gồm 4 ưu tiên là kết nối người dân với việc làm tốt; đảm bảo lực lượng lao động trình độ cao và đa dạng; tăng cường giáo dục đào tạo để mỗi cộng đồng đều có thể tự đáp ứng nhu cầu lao động; tạo việc làm chất lượng tốt với thu nhập đủ sống.
Tại Trung Quốc, chế độ bảo trợ xã hội ở nông thôn Trung Quốc được xây dựng vào thập niên 50 thế kỷ XX, trải qua hàng chục năm phát triển, hoàn thiện, đã từng bước hình thành nên cơ chế cứu trợ và phúc lợi xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc nhằm bảo trợ quyền lợi sinh hoạt cơ bản cho người già, trẻ nhỏ, trẻ mồ côi, người tàn tật, người không nơi nương tựa ở nông thôn. Từ ngày được xây dựng và thực hiện đến nay, cơ chế này đã giúp cho nhóm người khó khăn nhất, yếu thế nhất ở nông thôn Trung Quốc hoàn toàn thoát khỏi cảnh ngộ khổ cực không nơi nương tựa trong xã hội Trung Quốc cũ, có được sự bảo trợ cơ bản trong cuộc sống.
Tại Thái Lan, Bộ Lao động đã xây dựng Khung phát triển lao động trong 20 năm (2017-2036) nhằm phát triển lực lượng lao động chất lượng cao hướng tới phát triển bền vững, với 4 giai đoạn là nhân lực sản xuất, lao động đổi mới, lao động sáng tạo và sức mạnh trí tuệ.
Ngoài kỹ năng, thì vấn đề hạ tầng và phân biệt đối xử cũng là những rào cản khiến người nghèo khó tiếp cận việc làm ổn định. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động tại Ấn Độ đã giảm từ 26% trong năm 2005 xuống 19% vào năm 2021. Khoảng 70% lao động nữ làm những công việc lương thấp như thời vụ hoặc không được trả lương trong gia đình. Trước tình hình này, Chính phủ Ấn Độ đã triển khai chương trình Sứ mệnh sinh kế nông thôn quốc gia nhằm thúc đẩy phụ nữ tìm việc làm qua các nhóm hỗ trợ; Chương trình đảm bảo việc làm nông thôn quốc gia, trong đó thúc đẩy những công việc trả lương 100 ngày cho các lao động không có tay nghề. Những chương trình này đã góp phần giảm đói nghèo, trao thêm quyền cho phụ nữ, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng với mong muốn tạo thêm việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tại Việt Nam, xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu trong các chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác xóa đói giảm nghèo thông qua các chương trình đào tạo nghề. Theo thống kê, trong giai đoạn 2016 - 2020, có 38% số hộ đã thoát nghèo và 53% trở thành hộ khá sau khi được hỗ trợ học nghề ngắn hạn; 90% sau học nghề trung cấp, cao đẳng đã có việc làm ổn định, thu nhập tốt, thoát nghèo bền vững.
Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020, trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,43%.
Bên cạnh việc thúc đẩy việc làm, các hệ thống bảo trợ xã hội cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm nhẹ tác động và giúp nhiều người không rơi vào cảnh đói nghèo. Trong giai đoạn từ tháng 2/2022 - 2/2023, 105 nước đã công bố gần 350 biện pháp bảo trợ xã hội nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng sinh hoạt. Tuy nhiên, theo LHQ, 80% các biện pháp này là ngắn hạn và để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, các nước sẽ cần triển khai hệ thống bảo trợ xã hội bền vững và phổ cập phù hợp cho tất cả mọi người.
Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế xóa đói giảm nghèo, Tổng thư ký LHQ António Guterres khẳng định chấm dứt nghèo đói là thách thức của thời đại, nhưng cũng là thách thức có thể vượt qua. Niềm tin này hoàn toàn có cơ sở bởi các nước đều đang nỗ lực phối hợp để tạo việc làm ổn định, mức lương công bằng, cải thiện chất lượng đời sống cho người dân. Đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm là một trong những giải pháp trọng tâm tạo sinh kế bền vững và ổn định cho người nghèo, giúp họ có thể tự tin hoạch định tương lai và nâng cao phẩm giá.
Tổng thư ký LHQ: ASEAN nỗ lực đoàn kết trong một thế giới bị chia rẽ Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đánh giá cao vai trò quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc xây dựng cầu nối cho sự đoàn kết trong một thế giới bị chia rẽ. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong một thế giới ngày càng đa cực và đòi hỏi các...