Việt Nam đóng góp hướng đến một khu vực châu Á không phát thải
Ngày 21/8, tại Jakarta, Indonesia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Cộng đồng không phát thải châu Á ( AZEC) lần thứ 2.
Một số Bộ trưởng và đại diện từ 11 nước thành viên AZEC, trong đó có Việt Nam đã tham dự.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, Airlangga Hartarto phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đỗ Quyên-PV TTXVN tại Indonesia
Hội nghị Bộ trưởng AZEC nhằm thảo luận những nỗ lực của các quốc gia trong việc theo đuổi các mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Thành viên AZEC gồm các nước: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines, Campuchia, Lào, Brunei và Australia và Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, Airlangga Hartarto nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa các nước thành viên AZEC để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nhật Bản cho rằng, điểm mạnh của AZEC là quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư nhân.
Đến nay đã có 350 dự án khử cacbon và 100 Biên bản ghi nhớ đã được triển khai. Trong khuôn khổ Hội nghị này có thêm 70 Biên bản ghi nhớ mới được ký kết.
Lễ ra mắt Trung tâm không phát thải châu Á. Ảnh: Đỗ Quyên – PV TTXVN tại Indonesia
70 Biên bản ghi nhớ được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị. Ảnh: Đỗ Quyên – PV TTXVN tại Indonesia
Ông Hiroki Sekine – Giám đốc điều hành, Trưởng nhóm Tài chính Cơ sở hạ tầng và Môi trường Toàn cầu, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC): “Diễn đàn này là cơ hội tốt tìm ra đối tác tốt để các bên cùng nhau hợp tác nhằm đạt được mục tiêu phi carbon hóa trong khu vực châu Á. Có rất nhiều công ty tư nhân không có đủ khả năng về tài chính hoặc tiếp cận nguồn tài chính từ chính phủ. Vì vậy, diễn đàn này cung cấp khả năng tiếp cận trong các tình huống như vậy để tạo nên kết quả của sự hợp tác”.
Tham gia diễn đàn doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội nghị, Việt Nam chia sẻ về những nỗ lực trong việc sử dụng hiệu quả năng lượng, hướng đến đạt được các mục tiêu về phát thải ròng.
Ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên môi trường chia sẻ: “Cho đến nay, Việt Nam cùng với phía đối tác Nhật Bản đã xác định được trên 80 dự án có thể thực hiện trong khuôn khổ AZEC. Trong thời gian tới các doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp của các nước tham gia AZEC sẽ cùng với Chính phủ Việt Nam và các đối tác của Việt Nam, triển khai thực hiện các dự án. Ngoài 80 dự án này, một loạt các dự án khác cũng sẽ được triển khai thực hiện trong thời gian tới”.
Ông Mạc Quang Huy, Phó Tổng giám đốc công ty Trường Thành Việt Nam cho biết: “Đến những hội nghị như thế này, chúng tôi cũng ký kết các Biên bản ghi nhớ để cùng triển khai các dự án gió và điện mặt trời cũng như LNG của Việt Nam trong thời gian tới”.
ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6%
Hôm 11.4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nhóm nước đang phát triển châu Á năm 2024 đạt 4,9%, tức nhỉnh hơn số liệu trước đó, nhưng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó.
Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc khiến kinh tế trì trệ. Ảnh REUTERS
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển từ 4,8% hồi tháng 12.2023 lên 4,9% trong báo cáo mới nhất.
Sự cải thiện này diễn ra nhờ vào xu hướng tăng cầu nội địa tích cực ở nhiều nền kinh tế khu vực bù đắp được tình trạng trì trệ ở Trung Quốc đến từ khủng hoảng bất động sản.
Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng số 1 thế giới
"Tăng trưởng và khu vực đang phát triển của châu Á vẫn duy trì được sự mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp những bất ổn đến từ môi trường bên ngoài", Reuters hôm 11.4 dẫn lời nhà kinh tế trưởng ADB Albert Park.
Tuy nhiên, ngân hàng trụ sở Manila (Philippines) cũng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó, chẳng hạn căng thẳng địa chính trị đang gia tăng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kích thích lạm phát tăng cao.
ADB cho hay dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực trong năm 2024 cũng yếu hơn mức 5% của năm 2023. Dự báo cho năm 2025 là 4,9%.
Ngân hàng cũng dự báo tăng trưởng ở Trung Quốc đạt 4,8% năm 2024, cao hơn ước tính 4,5% trong báo cáo tháng 12.2023 nhưng chậm hơn 5,2% trong năm 2023.
Theo ADB, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướng trì trệ trong năm sau, với tỷ lệ tăng trưởng dự báo là 4,5%, do thị trường bất động sản tiếp tục khủng hoảng và nhu cầu tiêu dùng yếu đi.
Về phần Việt Nam, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 là 6%, trong khi năm 2025 sẽ khởi sắc hơn với 6,2%.
Tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ với thương mại toàn cầu Dữ liệu từ Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không từ Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc - đến Bắc Âu đã tăng lên trong ba tuần qua. Khói bốc lên từ tàu chở dầu MV Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên...