Việt Nam đoạt cúp Siêu vô địch tại cuộc thi U C MAS Quốc tế
36 trong số 39 học sinh Việt Nam dự thi đã đoạt giải trong cuộc thi Bàn tính và Số học Trí tuệ ( U C MAS) quốc tế lần thứ 18 năm 2012 tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Trường ĐH International Islamic, Jalan Gombak, 50728 Kuala Lumpur, Malaysia.
Cuộc thi Bàn tính Số học Trí tuệ (U C MAS) quốc tế lần thứ 18 năm 2012 đã thu hút gần 2.500 học sinh tham dự đến từ 28 nước trên thế giới.
Năm nay, đoàn Việt Nam đã giành kết quả rất cao với 36 giải thưởng trong tổng số 39 học sinh tham gia cuộc thi. 39 em tham dự cuộc thi là những học sinh xuất sắc của Việt Nam được tuyển chọn từ hơn 700 học sinh giỏi quốc gia.
Tại cuộc thi năm nay, đoàn U C MAS Việt Nam đã giành được 01 giải Siêu Vô địch, 04 giải Vô địch cùng nhiều giải cao khác. Đây là lần thứ 3 đoàn U C MAS Việt Nam tham dự cuộc thi Bàn tính Số học Trí tuệ (U C MAS) quốc tế. Cuộc thi Quốc tế năm 2011, đoàn Việt Nam giành được 31 giải thưởng trong tổng số 38 học sinh tham gia thi.
Toàn cảnh cuộc thi Bàn tính và Số học Trí tuệ U C MAS lần thứ 18.
Lần đầu tiên tham gia cuộc thi, em Lê Gia Bảo – học sinh lớp 2A2, Trường TH Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội đã mang về chiếc cúp Siêu Vô địch cấp độ Basic ( 7 tuổi), Bảo cho biết: “Em đã theo học môn học Bàn tính và Số học Trí tuệ được hơn 1 năm, càng học em càng yêu thích môn học thú vị này vì nó bổ trợ rất tốt cho các môn học ở trường của em đặc biệt là môn Toán. Đồng thời, môn học còn giúp em có khả năng tư duy nhanh nhạy hơn, tập trung hơn. Làm bạn với chiếc bàn tính nhỏ xinh nhưng rất kỳ diệu, em thấy mình có hứng thú hơn khi học bài. Em sẽ theo đuổi học lên trình độ cao nhất của môn học”.
Video đang HOT
Các em học sinh U C MAS lên nhận giải thưởng của cuộc thi.
Giành cúp Vô địch ở cấp độ KG/Basic ( 6 tuổi), em Nguyễn Đặng Châu Anh – lớp 1C trường TH Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội cho biết: “Em rất bất ngờ khi giành cúp Vô địch, vì đây là lần đầu tiên em tham dự một cuộc thi có đông các bạn tới từ nhiều nước trên thế giới tham dự như vậy. Trước khi công bố kết quả cuộc thi, em cảm thấy rất hồi hộp và em không nghĩ mình đạt giải cao tới vậy. Em cảm ơn các cô, các chú của U C MAS Việt Nam rất nhiều, nhờ có các cô các chú thì em mới đạt được thành tích cao như vậy. Em hứa sẽ học tập tốt hơn nữa để sang năm sẽ dành được giải Siêu Vô địch giống anh Lê Gia Bảo”.
Giáo Sư Tiến sĩ Dino Wong, chủ tịch tập đoàn U C MAS nhận định: “Thật không có gì ngạc nhiên khi đoàn Việt Nam đã dành được nhiều giải cao trong cuộc thi năm nay bởi tôi luôn đánh giá ở U C MAS Việt Nam có đội ngũ giáo viên tốt nhất thế giới. Họ còn rất trẻ, có năng lực, trình độ và nhanh chóng cập nhật được các thông tin về chương trình Bàn tính và Số học Trí tuệ. Tôi còn đánh giá cao thái độ, tinh thần rất tuyệt vời trong thi đấu của các em học sinh Việt Nam. Các em đã thực sự biểu dương tình bạn, tình đoàn kết giữa các dân tộc mà ở đó nó còn có giá trị hơn nhiều hơn so với chiến thắng”.
Chương trình U C MAS là chương trình sẽ giúp trẻ em tập luyện và phát triển não bộ. Tập thể dục bộ não với chương trình U C MAS đều đặn hàngngày, sẽ giúp các em có bộ não khỏe mạnh, phát huy năng lực tư duy ngay từ khi còn rất nhỏ. Đây là phương pháp bắt nguồn từ cách “tính trí tuệ” của Trung Quốc và được các nhà khoa học công nhận là chương trình phát triển trí tuệ tốt nhất cho trẻ tử 4 đến 12 tuổi. Các phụ huynh của 11 học sinh đầu tiên tốt nghiệp chương trình UCMAS tại Việt nam đều công nhận về kết quả luyện và phát triển trí tuệ tốt của U C MAS sau hơn 3 năm theo học.
Theo dân trí
"Con không phải là thiên tài"
Trong mắt bố mẹ, con cái mình luôn được coi là thiên tài, hoặc... phải là thiên tài. Điều ấy vô hình chung đã tạo ra rất nhiều áp lực, những sự dồn nén khó chịu đối với nhiều bạn.
Chuyện của những... thiên tài
"Suốt 5 năm học cấp 1, tớ đều là học sinh xuất sắc, luôn đứng đầu bảng điểm của cả khối, thậm chí cả trường. Bố mẹ tớ rất tự hào và thường khen ngợi tớ. Nhưng lên cấp 2, rồi cấp 3, không phải tớ lười biếng hơn mà chỉ đơn giản là nhận thức đã thay đổi. Tớ vẫn học đều đặn và tới lớp thường xuyên, nhưng không muốn mình bị áp lực điểm số đè nặng nên cố tạo tâm lý thoải mái. Không còn là người đứng đầu lớp nữa, nhưng thành tích học tập của tớ cũng không quá tệ. Bố mẹ tớ không hài lòng và luôn miệng mắng mỏ, nói rằng tớ ăn chơi đua đòi rồi học tập sa sút. Nhưng bố mẹ không bao giờ lắng nghe hay quan tâm đến cảm nhận, tâm sự của tớ cả. Điều duy nhất họ muốn ở tớ là vị trí số 1 như hồi bé, thế thôi!" - Nam Vương, 16 tuổi, Nghệ An.
Rơi vào hoàn cảnh không mấy... khá khẩm hơn Vương, Hồng Anh (Tiên Du, BN) cũng được bố mẹ coi như... tài năng xuất chúng. Đi đâu, gặp ai, bố mẹ cũng nói với mọi người rằng Hồng Anh học rất chăm chỉ, bữa nào cũng thức khuya tới 1, 2h đêm là chuyện bình thường.
Ảnh minh họa.
Lên cấp 3, Hồng Anh vào KTX sống cùng bạn bè. Cô nàng thông minh và một khi tập trung học sẽ hoàn thành bài tập rất nhanh và thường đi ngủ sớm. Các bạn khác thấy vậy bèn mang về nhà kể cho bố mẹ khiến đi đâu ai cũng hỏi lại Hồng Anh rằng sao dạo này lười học dữ. Thậm chí, chuyện Hồng Anh được lựa chọn sang Nhật tham gia một chương trình giao lưu văn hóa trong 6 ngày, bố mẹ Hồng Anh cũng đem kể với tất cả mọi người, nhưng theo một cách khác. Hàng xóm, người quen gặp cô nàng đều hỏi "Tưởng sang Nhật du học rồi?", "Ơ thế không phải nhận được học bổng đi Nhật hả?"khiến cô nàng chỉ biết cười và ngượng. Ai cũng nghĩ Hồng Anh là thiên tài nên chỉ cần một sự sụt giảm trong bảng điểm của Hồng Anh cũng đẩy cô nàng vào tình trạng bị-chê-cười không đáng có.
Không hoàn toàn bi đát như Hồng Anh hay Nam Vương, Thùy Vi không "dính" phải những rắc rối liên quan đến kết quả học tập như thế. Cô nàng học chăm vừa đủ, nghĩa là điểm chác ổn đủ để ra trường và nắm trong tay bằng tốt nghiệp. Thời gian đó, cô nàng tìm kiếm công việc làm thêm, mong tiết kiệm đủ tiền để thực hiện giấc mơ du lịch. Bố mẹ cô nàng vui vẻ đồng ý và khi thấy cô gái lăn xả vào công việc, thi thoảng được lên báo, TV (Thùy Vi là nhân viên PR cho một kênh truyền hình nổi tiếng) thì bỗng chốc nghĩ rằng cô nàng là thiên tài... kiếm tiền. Hết yêu cầu cô nàng tự chi trả các khoản tiêu vặt trong tháng, bố mẹ còn đề nghị Vi mua sắm vài món đồ trong nhà, rồi chu cấp tiền ăn cho đứa em gái. Vi mệt mỏi tới mức phát khóc trước những áp lực và sự "tin tưởng" quá mức bố mẹ đặt lên vai mình.
Nói với bố mẹ: "con không phải thiên tài"
Thực tế thì bố mẹ nào cũng nghĩ con mình là một thiên tài, là người tài giỏi nhất trong mắt họ. Chính bởi vậy, họ luôn muốn chúng ta trở nên hoàn hảo, và xuất chúng hơn nữa. Điều ấy sẽ hoàn toàn tốt và mang tính tích cực nếu sự tin tưởng và mong ước ấy không biến thành cả tá áp lực giữ chân chúng ta. Muốn thế, nhiệm vụ của bạn sẽ là:
- Mở hội nghị "Diên Hồng": Đưa ra chính kiến của mình và tìm mọi cách bảo vệ nó. Tất nhiên là vẫn nên lắng nghe những góp ý từ bố mẹ. Hãy cho bố mẹ thấy rằng bạn đã trưởng thành và hoàn toàn biết suy nghĩ cẩn trọng cho chuyện học hành của hiện tại, những kế hoạch của tương lai! Tâm sự thật lòng về những áp lực bạn phải đối mặt, về lựa chọn của riêng bạn (có thể là trở thành... thiên tài, có thể không).
- Giữ cho mình một niềm đam mê (dù đó có thể không phải là được điểm cao, đỗ tốt nghiệp và vào đại học) Không ai có thể phấn đấu và cố gắng khi không nuôi dưỡng trong người một niềm đam mê nào hết. Bố mẹ sẽ vui hơn khi bạn sống đúng theo đam mê của mình. Và ngay cả khi họ không đồng ý thì hãy dùng chính sự quyết tâm và... tài năng của bạn đã khiến họ thay đổi nhé!
- Không ngừng cố gắng: Chỉ cần bản nản chí, bố mẹ sẽ ngay lập tức nghĩ rằng bạn đã trượt ra khỏi sự quan tâm, dạy dỗ của họ. Họ sẽ tìm cách "uốn" bạn vào khuôn khổ và điều ấy thật tệ biết bao.
- Nêu ra một vài tấm gương xấu: Có rất nhiều trường hợp bố mẹ coi con cái là thiên tài, đẩy con cái vào chỗ áp lực rất lớn, tạo ra hậu quả xấu là nhiều bạn không chịu được đã hóa điên hoặc thậm chí... tự tử. Ngồi tỉ tê tâm sự với bố mẹ những câu chuyện thật-như-bịa ấy để bố mẹ ngẫm nghĩ và bỗng, bạn sẽ được giải phóng khỏi tư tưởng thiên tài kia!
Chúc bạn thành công nhé!
Theo TTVN
Tự chủ giáo dục ĐH Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam dần tháo gỡ được những rào cản về cơ chế và phát triển, bắt kịp trình độ của khu vực cũng như thế giới. Bộ GD-ĐT đã giao thí điểm tự chủ ở 6 trường đại học là ĐH Ngoại thương, ĐH...