Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ ghép tế bào gốc thế giới?
Lãnh đạo bệnh viện đầu ngành về huyết học khu vực phía Nam chia sẻ, kỹ thuật ghép tế bào gốc của Việt Nam hiện đã tiếp cận đến tầm châu Á.
Dù vậy, vẫn còn những khó khăn.
Ngày 24/11, Hội nghị Truyền máu huyết học phía Nam mở rộng và Hội nghị Ghép tủy xương – Tế bào gốc tạo máu Việt – Pháp lần thứ 7 đã khai mạc tại TPHCM.
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM cho biết, khoảng 10 năm gần đây, việc ghép tế bào gốc (điều trị những bệnh nhân huyết học, ung thư) của Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ, cả về kỹ thuật ghép lẫn việc ra đời các trung tâm ghép mới.
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM đã thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc từ lâu (Ảnh: Hoàng Lê).
Hiện nay, Việt Nam gần như đã thực hiện được tất cả các kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu, từ ghép tự thân đến ghép đồng loại, dị ghép, ghép tủy xương, ghép ngoại vi… Gần đây từ năm 2021, các bác sĩ trong nước đã triển khai được kỹ thuật ghép có sử dụng tia xạ toàn thân trong phác đồ hóa trị diệt tủy (TBI).
Tính riêng ở Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM, số bệnh nhân được ghép tế bào gốc ngày càng tăng. Cụ thể trong năm 2023, đơn vị thực hiện 80 ca ghép, tăng 20 ca so với năm trước đó. Bệnh viện cũng hỗ trợ một số nơi như Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Ung bướu TPHCM về đào tạo, chuyển giao các kỹ thuật ghép tế bào gốc.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi Việt Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ ghép tế bào gốc khu vực và thế giới, bác sĩ Dũng chia sẻ, nhiều năm trước đây một số người bệnh còn chưa tin tưởng nhiều vào kỹ thuật điều trị tại Việt Nam, nên sẽ sang các nước khác như Singapore, Thái Lan hay Đài Loan.
Tuy nhiên gần đây, số ca thuộc diện trên đã giảm rất nhiều. Kỹ thuật điều trị của Việt Nam hiện đã ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và dần tiếp cận đến tầm châu Á.
Ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đầu tiên tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (Ảnh: BV).
Dù vậy, vẫn còn những khó khăn nhất định. Theo đó, ở kỹ thuật dị ghép đồng loại, trong trường hợp gia đình có ít con, tỷ lệ tìm được người cho tế bào gốc phù hợp chỉ khoảng 25%. Do đó, rất cần có nguồn tế bào gốc từ người hiến không cùng huyết thống.
Trên thế giới đã có các ngân hàng tế bào gốc, tuy nhiên vì khoảng cách xa, khác biệt nguồn gen, di truyền học nên khả năng tìm kiếm tế bào gốc phù hợp cho bệnh nhân Việt sẽ thấp hơn so với nguồn cho tại chỗ.
Do đó, cần cố gắng sớm xây dựng luật cụ thể về hiến tặng tế bào gốc tạo máu, trong đó có cho tủy xương, tế bào gốc tạo máu ngoại vi. Đó là điều căn bản để các quy định về triển khai ngân hàng tế bào gốc phục vụ việc điều trị được ban hành, khi bệnh nhân không có người cho cùng huyết thống phù hợp.
Ngân hàng tế bào gốc tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
“Gần đây ở Đài Loan, sau khi có ngân hàng tiếp nhận người hiến tế bào gốc, số ca ghép đã tăng vọt… Tại Việt Nam, người hiến máu luôn sẵn sàng, người hiến tủy và tế bào gốc cũng không phải thiếu. Vấn đề là chúng ta chưa triển khai kịp”, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM dẫn chứng.
Cần đảm bảo không đứt gãy cung ứng thuốc đặc trị, thuốc hiếm
Trước đó, khi trao đổi với phóng viên Dân trí vào thời điểm đầu năm , bác sĩ Phù Chí Dũng cho biết, dù chi phí điều trị ung thư máu tại Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới (chỉ bằng 1/5 tại Singapore và khoảng 1/50 tại Mỹ), nhưng so với thu nhập bình quân của người dân vẫn còn rất cao.
Nhiều bệnh nhân có phác đồ điều trị kéo dài phải dùng nhiều thuốc ngoài danh mục bảo hiểm và tiêu tốn hàng trăm triệu đồng. Nếu gia đình có hoàn cảnh khó khăn sẽ dễ lâm vào khánh kiệt.
Ngoài ra, để điều trị ung thư nói chung, ung thư máu nói riêng cần có sự đầu tư rất lớn, từ cơ sở hạ tầng, hóa chất, máy móc xét nghiệm đến nguồn nhân lực, nên y tế cơ sở gần như không thể đáp ứng được. Điều này vô hình chung đẩy gánh nặng điều trị cho tuyến cuối.
Lãnh đạo Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TPHCM kiến nghị các nhà cung ứng và cơ quan quản lý có chính sách đảm bảo việc cung ứng thuốc liên tục, tránh đứt đoạn, đặc biệt là đối với các thuốc đặc trị, thuốc hiếm cần nhập khẩu.
Đối với những cập nhật điều trị tiên tiến trên thế giới, bệnh viện kiến nghị các cơ quan quản lý sớm cấp phép cho các thuốc, phương pháp điều trị đặc hiệu thế hệ mới. Song song đó, cũng cần thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh, khi các thuốc và các kỹ thuật này được triển khai.
Đàn ông Việt Nam cao hơn 5,8 cm sau 20 năm
Báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho thấy, chiều cao trung bình của nữ giới sau 20 năm tăng từ 152,3 cm lên 155,6 cm, nam giới từ 162,3 cm lên 168,1 cm.
Tại Hội thảo về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em do Bộ Y tế tổ chức ngày 28/7, TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết, chiều cao trung bình của nữ giới tăng từ 152,3 cm (năm 2000) lên 155,6 cm (năm 2020); nam giới từ 162,3 cm (năm 2000) lên 168,1 cm (năm 2020). Chiều cao trung bình của người Việt đang đứng thứ 4 khu vực ASEAN, xếp sau Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Theo TS Trần Đăng Khoa, Việt Nam rất cố gắng các can thiệp tăng chiều cao, kết quả cũng được cải thiện trong những năm qua, nhưng so với các quốc gia khác ở châu Á như Nhật Bản, chiều cao trung bình của người Việt còn thấp.
Để cải thiện chiều cao người Việt, Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho rằng cần quá trình lâu dài như đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vi chất, chăm sóc hệ gene...
"Trong can thiệp dinh dưỡng, chúng tôi chú trọng đến các can thiệp chuyên môn, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm bổ sung các vi chất để tăng cường cải thiện chiều cao kết hợp lồng ghép vận động thể lực, sinh hoạt một cách khoa học. Như vậy, chúng ta mới có thể cải thiện được chiều cao nhiều hơn trong những năm tới", TS. Trần Đăng Khoa nói.
Một chuyên gia khác về dinh dưỡng cũng bày tỏ, để cải thiện chiều cao của người Việt, điều quan trọng là can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời. Cụ thể, khi mang thai, người mẹ cần được bổ sung đủ chất, đủ dinh dưỡng, đa dạng để không sinh ra trẻ nhẹ cân, thấp còi. Tiếp theo là nuôi dưỡng trẻ thật tốt trong ba năm đầu đời, trẻ được bú sữa mẹ sớm và hoàn toàn trong sáu tháng đầu, chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít mắc bệnh.
Không dễ giám sát bệnh đậu mùa khỉ Ngoài việc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do bệnh đậu mùa khỉ gây ra, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước cần có biện pháp ứng phó như chuẩn bị năng lực chẩn đoán, sàng lọc, cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm. Nhân viên bảo vệ đứng ở lối vào của...