Việt Nam có tiềm năng phát triển blockchain hơn cả Hàn Quốc
Các chính sách cởi mở về công nghệ, sự xuất hiện của Hiệp hội Blockchain Việt Nam… là những yếu tố khiến các chuyên gia Hàn Quốc tin rằng thị trường blockchain Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.
Ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam và ông Huy Nguyễn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam phát biểu trong chương trình “Blockchain Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số”.
Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Blockchain Expo Hồ Chí Minh 2022, với sự tham gia góp mặt và chia sẻ của các diễn giả, nhà lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong cả ngành blockchain và thị trường tài chính truyền thống. Đặc biệt là sự tham gia của Chủ tịch các Hiệp hội và tổ chức về công nghệ, trong đó có Hiệp hội Khởi nghiệp Blockchain Hàn Quốc và Hội nghị thượng đỉnh công nghệ chuỗi khối Marvels.
Trong khuôn khổ sự kiện, VBA đã có buổi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm và ký kết hợp tác với các Hiệp hội công nghệ của Hàn Quốc
Trong phiên thảo luận đầu tiên, các diễn giả cùng nhau chia sẻ về chủ đề “Thách thức và cơ hội của Startup Việt Nam trong lĩnh vực blockchain Việt Nam” do Tiến sĩ Huỳnh Võ Trung Dũng dẫn dắt, với sự tham gia của ông Choi Soo Hyuk – Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Blockchain Hàn Quốc, ông Park Bong Kyu – Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh công nghệ chuỗi khối Marvels, ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam kiêm Chủ tịch Decom Holdings và Luật Sư Phong Đào.
Các chuyên gia cho biết ở Việt Nam chưa có văn bản cụ thể cho blockchain, nhưng với những động thái hiện nay của chính phủ dành cho công nghệ này đang khá tích cực. Cụ thể đến từ các chủ trương, chính sách đã tạo nhiều cơ hội cho blockchain phát triển.
Điển hình là từ năm 2020, Bộ Tài chính đã thành lập một tổ nghiên cứu ứng dụng tiền số pháp định (CBDC). Năm 2021, chính phủ giao nhiệm vụ cho các bộ ban ngành tiến hành nghiên cứu blockchain tại Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 31.03.2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, định hướng đến năm 2030, thúc đẩy xây dựng một nền kinh tế vững mạnh thông qua công nghệ. Chính nhờ những chính sách cởi mở này, Việt Nam đã có nhiều thành quả đầu tiên trong lĩnh vực blockchain, điển hình là sự thành công của các kỳ lân Việt Nam nổi tiếng thế giới.
Video đang HOT
Thế nhưng để phát triển thuận lợi hơn và tạo bứt phá dẫn đầu vị thế công nghệ trong khu vực thì Việt Nam vẫn cần đề xuất các chính sách pháp lý để giúp startup nước nhà phát triển hơn nữa.
Bên cạnh những công văn của chính phủ được luật sư Phong Đào trích dẫn, ông Phan Đức Trung còn nhấn mạnh sự ra đời của Hiệp hội Blockchain Việt Nam được Bộ Nội vụ cho phép thành lập vào tháng 04.2022 cũng là một tín hiệu khả quan cho ngành blockchain nước nhà. Hiệp hội thành lập với chức năng làm cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước để phát triển các chính sách liên quan đến blockchain.
Phiên thảo luận về “Thách thức và cơ hội của Startup Việt Nam trong lĩnh vực blockchain Việt Nam”
Theo đó, ông cho rằng startup Việt Nam hiện giờ còn gặp nhiều thách thức từ quá trình huy động vốn và tạo ra sản phẩm, khi dễ vấp phải sự nghi ngờ từ quê hương. Trong khi đó, thị trường quốc tế dễ chấp nhận rủi ro đối với các startup hơn thị trường nội địa. Ông cho rằng Bộ Tư pháp nên tách bạch quá trình huy động vốn và quá trình làm sản phẩm.
Ở phía Hàn Quốc, tại buổi thảo luận ông Park Bong Kyu, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh chuỗi khối Marvel tại Hàn Quốc và ông Choi Soo Hyuk, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Blockchain Hàn Quốc có nhiều chia sẻ về tình hình của thị trường blockchain Hàn Quốc và bài học phát triển blockchain thành công ở xứ sở kim chi.
Theo ông Choi, ở Hàn Quốc có khoảng 7-8 Hiệp hội Blockchain, mỗi năm các Hiệp hội ngồi lại cùng Ủy viên Quốc hội và các ban ngành liên quan để thảo luận về phương hướng phát triển ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, ông Park cho rằng dịch bệnh Covid-19 và sự cố LUNA đã khiến ngành công nghiệp này của Hàn Quốc bị thu hẹp, tạo ấn tượng xấu trên thị trường quốc tế.
Mặt khác, Việt Nam lại có lợi thế là các doanh nghiệp trẻ, cởi mở, nhiều người trẻ tham gia vào lĩnh vực này, nên ngành blockchain Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và năng động hơn cả thị trường Hàn Quốc, ông Park chia sẻ thêm.
Blockchain Expo là sự kiện được tổ chức với mục đích tạo điều kiện thuận lợi để những cá nhân, tổ chức, cộng đồng, chuyên gia trong lĩnh vực blockchain của hai nước có cơ hội gặp gỡ và giao lưu kinh nghiệm nhằm học hỏi, nâng cao sự phát triển của nền công nghiệp blockchain thành một kim chỉ nam cho nền kinh tế trong cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra trên toàn cầu.
Em trai tỷ phú SoftBank đầu tư vào một startup blockchain Việt Nam
Quỹ Mistletoe của ông Taizo Son đã đầu tư vào Hectagon, một startup mới nổi của Việt Nam trong lĩnh vực blockchain.
Instagram triển khai dịch vụ mới về NFT tại hơn 100 nước Giải đấu thể thao điện tử dành riêng cho các nhà giao dịch trị giá 8 triệu USD vừa diễn ra Nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung chuyển 3 triệu USD trước khi Axie Infinity thông báo đóng băng giao dịch vì bị tấn công mạng Cựu kỹ sư IT huy động 11 triệu USD để tìm 8.000 Bitcoin trong bãi rác
Mới đây, quỹ Mistletoe của ông Taizo Son - em trai của tỷ phú Masayoshi Son, đã thông báo về việc đầu tư vào Hectagon, một startup trong lĩnh vực blockchain tại Việt Nam.
Được biết, Hectagon là công ty khởi nghiệp đầu tiên trong ngành blockchain tại Việt Nam hoạt động theo mô hình một quỹ đầu tư mạo hiểm với mục đích mang đến cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ được tham gia vòng gọi vốn sớm.
Bên cạnh đó, Hectagon cũng sẽ tập trung đầu tư, "ươm mầm", hỗ trợ cho các startup tại Việt Nam và trên toàn cầu trong lĩnh vực Web3, blockchain.
Em trai tỷ phú SoftBank đầu tư vào một startup blockchain Việt Nam. Ảnh: Internet.
Đáng chú ý, người sáng lập kiêm CEO của Hectagon chính là đồng sáng lập của VSV Capital (Vietnam Silicon Valley). Đây là quỹ đầu tư mạo hiểm rất nổi tiếng của Việt Nam, sáng lập từ năm 2014 để đầu tư vào các startup trong giai đoạn đầu.
Từ năm 2014 đến nay, VSV đã rót vốn cho hơn 80 startup trong giai đoạn tiền hạt giống (pre-seed) và hạt giống (seed), với tổng định giá danh mục đầu tư gần 300 triệu USD. Gần 70% startups trong số đó thành công trong việc vượt qua được "thung lũng chết", một số đã tăng trưởng gấp 1.000 lần so với định giá ban đầu, tiêu biểu như Loship, Base.vn, Modmo, Vulcan, Nerman, Loop POS, Ship60, Hachi...
Ông Taizo Son cho biết: "Mô hình kết hợp giữa Defi (Tài chính phi tập trung) và quỹ đầu tư mạo hiểm của Hectagon là độc nhất. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm của người sáng lập, nhiệt huyết và sức trẻ của đội ngũ lãnh đạo cùng sự đồng hành của Mistletoe, Hectagon sẽ sớm thành công và có thể mở ra một khái niệm mới về đầu tư mạo hiểm".
Đặc biệt, ông Taizo Son cũng trở thành cố vấn của Hectagon cùng với ông Samresh Kumar - CEO kiêm sáng lập viên của SkyX Solar (thành viên của VinaCapital) và ông Hàn Ngọc Vũ - CEO, thành viên HĐQT ngân hàng VIB.
Bước tiến sang Việt Nam lần này của ông Taizo Son hiện nằm trong kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào mảng startup công nghệ tại Đông Nam Á.
Em trai của tỷ phú Masayoshi Son cũng là một nhà đầu tư lão luyện. Bên cạnh là người sáng lập GungHo Online Entertainment, ông cũng góp công lớn trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Nhật Bản trong suốt gần 30 năm qua.
Ông từng tạo nên nhiều dấu ấn với việc công ty của ông ra mắt Puzzle & Dragons - game di động đầu tiên phá được mức doanh thu một tỷ USD. Năm 2009, Taizo mở Movida Japan - chương trình tăng tốc khởi nghiệp cho startup và năm 2013 là Mistletoe.
Theo Forbes, ông Taizo Son từng nằm trong top 50 người giàu nhất Nhật Bản vào năm 2014 với tổng tài sản lên tới 1,2 tỷ USD.
Diễn đàn công nghệ chuyên sâu năm 2022 sẽ bàn về tương lai Internet VNNIC Internet Conference 2022, diễn đàn mới chuyên sâu về Internet, công nghệ cho cộng đồng Việt Nam, sẽ được tổ chức từ ngày 22-25/6 tại Đà Nẵng, với chủ đề "Tương lai của Internet". Với mong muốn thúc đẩy phát triển cộng đồng, tạo diễn đàn cho các chuyên gia hàng đầu về Internet gặp gỡ, chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh...