Việt Nam chế thêm gì cho pháo phòng không?
Để tăng cường khả năng tác chiến và an toàn khi huấn luyện, Việt Nam đã sản xuất thành công nhiều thiết bị ứng dụng trên vũ khí Liên Xô sản xuất.
Mới đây nhất, Nhà máy A31 đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 để phù hợp điều kiện mới.
Thiết bị được dùng để kiểm tra, hiệu chỉnh các tham số của kính TPKU-2 thuận tiện, có độ chính xác và độ tin cậy cao trong quá trình kiểm tra, hiệu chỉnh khí tài.
TPKU-2 còn có tác dụng khắc phục các ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, môi trường khi thực hiện ở ngoài trời; nâng cao sự an toàn cho người cũng như thiết bị trong quá trình hiệu chỉnh.
Thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 đã được Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quân chủng Phòng không-Không quân nghiệm thu, cho phép áp dụng vào sửa chữa, hiệu chỉnh kính TPKU-2 tại Nhà máy A31.
Qua thực tế làm việc, thiết bị có độ ổn định cao, đạt yêu cầu về các thông số kỹ thuật đề ra. Thiết bị hiệu chỉnh kính TPKU-2 của hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 đã được tặng giải nhì tại Hội thi Sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Quân chủng Phòng không-Không quân.
Trước khi thành công với thiết bị TPKU-2, Việt Nam cũng đã nâng cấp thành công pháo phòng không 37mm bằng loạt thiết bị tự sản xuất.
Theo đó, nguyên mẫu của pháo 37mm được thiết kế với 2 nòng, vận hành hoàn toàn bằng tay (khẩu đội pháo gồm 7-9 người). Việc ngắm bắn mục tiêu phụ thuộc vào kính quang học nhìn ban ngày, không có radar hỗ trợ.
Video đang HOT
Pháo có khả năng bắn mục tiêu trên không ở tầm thấp xa tới 3,5km (mục tiêu mặt đất là 8,5km), tốc độ bắn 160-180 phát/phút.
Để tăng khả năng chiến đấu, Viện Tự động hóa Kỹ thuật Quân sự đã cải tiến trang bị cho các khẩu pháo 37mm khí tài đánh đêm bán tự động.
Với hệ thống này, bộ đội ta có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 40km trong điều kiện ngày đêm, bị đối phương gây nhiễu điện tử. Việc tính toán phần tử bắn pháo 37mm do máy tính thực hiện. Ta còn trang bị thêm hệ thống cò điện và máy nạp đạn tự động cho pháo.
Theo đó, khi có lệnh, các khẩu đội sẽ đồng loạt bắn vào mục tiêu, đảm bảo mật độ hỏa lực dày, xác suất trúng mục tiêu cao.
Theo Trí Thức Trẻ
M163 VADS Thái Lan sau nâng cấp có vượt trội ZSU-23-4 Việt Nam?
Pháo phòng không tự hành M163 VADS được Mỹ chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, có vai trò tương tự như ZSU-23-4 của Liên Xô.
Trang mạng Thai Defence vừa qua cho biết, Lục quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng với tập đoàn IMI của Israel để nâng cấp các tổ hợp pháo phòng không tự hành M163 VADS (Vulcan Air Defence System).
Pháo phòng không tự hành M163 VADS của Lục quân Hoàng gia Thái Lan trong một cuộc triển lãm
Giới thiệu chung
M163 VADS là hệ thống pháo phòng không tự hành do Mỹ chế tạo từ những năm 1960, chính thức phục vụ quân đội nước này trong giai đoạn 1968 - 1994.
Hệ thống gồm 1 pháo tự động nòng xoay M168 Vulcan Gatling cỡ 20 mm với cơ số 1.100 viên đạn đặt trên khung gầm xe thiết giáp M113.
Pháo M168 có thể bắn từng loạt ngắn 10, 30, 60, 100 viên hoặc tự động hoàn toàn với tốc độ 3.000 phát/phút; tầm bắn hiệu quả đạt 1,5 - 2 km, tối đa 5 km; pháo có góc nâng hạ -50 - 800 (tốc độ 450/giây), góc xoay ngang 3600 (tốc độ 600/giây).
Một hệ thống pháo phòng không tự hành M163 VADS của Mỹ
M163 VADS được trang bị radar điều khiển hỏa lực tầm ngắn AN/VPS-2 cùng kính ngắm quang học M61 cho phép tác chiến vào ban đêm. Tuy nhiên do pháo thủ phải ngồi trong tháp pháo hở dẫn đến chịu nhiều nguy hiểm trên chiến trường.
Ngoài nhiệm vụ phòng không, khi cần thiết M163 VADS còn có thể sử dụng để chống lại xe thiết giáp bằng đạn M53 (xuyên được giáp dày 6,3 mm ở góc chạm 00 từ cự ly 1.000 m) hoặc đạn M56 (thâm nhập 12,5 mm thép đồng nhất ở góc chạm 00 cách 100 m).
Màn hình hiển thị chức năng được lắp đặt bên trong khoang chiến đấu của M163 VADS
Do các thiết bị điều khiển tác chiến của M163 VADS đều cũ và lạc hậu nên Thái Lan đã quyết định nâng cấp toàn bộ 24 hệ thống của mình.
Theo thông tin ban đầu, IMI sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị đo xa laser nhằm thay thế radar AN/VPS-2, trang bị thêm màn hình hiển thị chức năng, kính ngắm ảnh nhiệt và một vài tính năng mới như điều khiển từ xa, theo dõi mục tiêu tự động trong mọi điều kiện thời tiết...
Sau khi trải qua quá trình nâng cấp, M163 VADS được đánh giá sẽ có một sức mạnh mới, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của tác chiến phòng không hiện đại.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam
Một trong những hệ thống tương đương với M163 VADS chính là pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 "Shilka" do Liên Xô chế tạo, hiện có trong trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
ZSU-23-4 gắn kết trên khung gầm xe bánh xích GM-575 một tháp pháo bọc thép dạng hàn có thể xoay 3600 với 4 pháo tự động 23 mm loại 2A7 (cơ số đạn 2.000 viên) làm mát bằng chất lỏng.
Mỗi nòng pháo có tốc độ bắn 850 - 1.000 phát/phút, tạo ra hỏa lực 3.400 - 4.000 phát/phút, đi kèm cơ cấu giảm giật bằng thủy lực rất đáng tin cậy.
Hệ thống hoàn toàn ổn định và có khả năng bắn tốt, chính xác khi đang di chuyển nhờ radar RPK- 2 "Tobol" (NATO định danh "Gun Dish") tầm hoạt động tối đa 20 km.
ZSU-23-4 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 450 m/s, tầm bắn hiệu quả lên tới 2.500 m.
Để chống lại xe thiết giáp, Shilka sử dụng đạn BZT xuyên được 15 mm giáp đồng nhất với góc chạm 300 từ cự ly 100 m, hoặc lên tới 25 mm nếu bắn từ xa 400 m ở góc 00.
Có thể dễ dàng nhận thấy ZSU-23-4 vượt trội khá nhiều so với M163 VADS, nhưng hiện nay ưu thế này liệu còn rõ rệt?
Pháo phòng không ZSU-23-4 Shilka của Việt Nam trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật
Đánh giá
Nếu căn cứ theo những thông tin đã công bố, gói nâng cấp của Israel chủ yếu tập trung vào hệ thống ngắm bắn nhằm nâng cao độ chính xác cho M163 VADS.
Tuy nhiên các thông số sau hiện đại hóa vẫn chưa rõ ràng và đáng kể nhất là M163 VADS đã không còn radar dẫn bắn.
Cách xác định mục tiêu bằng laser mặc dù chính xác hơn nhưng chỉ ổn định trong điều kiện thời tiết đẹp, hiệu suất sẽ giảm rõ rệt khi trời mưa hay có sương mù.
Trong khi đó, ZSU-23-4 ngoài ưu thế về hỏa lực, sức mạnh và độ tin cậy thì gần đây, mặc dù không ồn ào nhưng nhiều thiết bị điều khiển tác chiến cũng đã được Việt Nam tự cải tiến trong nước bằng những công nghệ hiện đại.
Do vậy, rất khó để cho rằng M163 VADS của Thái Lan sau nâng cấp sẽ có sức mạnh vượt trội Shilka như một số nhận xét trên các trang mạng quân sự nước ngoài.
Theo Trí Thức Trẻ
Tính năng chưa biết của pháo phòng không ZSU-23-4 Việt Nam ZSU-23-4 ngoài khả năng phòng không còn có thể tấn công bộ binh địch, điều này đã được chứng minh trong nhiều cuộc xung đột. Những người lính trong Quân đội Liên Xô thường nói đùa rằng "lính phòng không thường là những phi công không đạt chuẩn, cho nên họ không thích những kẻ khác bay trên bầu trời của mình". Điều...