Việt Nam chế tạo thành công linh kiện tên lửa
Các cán bộ Viện Tên lửa đã nghiên cứu, chế tạo thành công khối điện tử 9P516 – thành phần chính của cơ cấu phóng tên lửa vác vai Igla.
Các cán bộ khoa học thuộc Viện Tên lửa, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự – BQP vừa nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516. Đây là thành phần chính của cơ cấu phóng 9P516 tổ hợp tên lửa vác vai Igla, có chức năng chuẩn bị phóng và phóng tên lửa Igla tại trận địa.
Theo Đại tá Đỗ Tuấn Cương, Trưởng phòng Ứng dụng kỹ thuật tên lửa, Viện Tên lửa, tác giả đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo khối điện tử kiểu 9P516 tên lửa Igla”:
Nhóm nghiên cứu đã làm chủ công nghệ và chế tạo được 6 bộ khối điện tử đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài; đã chuyển giao cho các nhà máy trong nước tổng lắp thành cơ cấu phóng.
Các tác giả cũng đã hoàn thành tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ chế tạo khối điện tử phù hợp với điều kiện tay nghề cán bộ kỹ thuật, công nhân Việt Nam.
Cán bộ Viện Tên lửa giới thiệu khối điện tử kiểu 9P516.
Video đang HOT
Trên cơ sở làm chủ công nghệ, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu cải tiến, nội địa hóa khối điện tử kiểu 9P516. Kết quả, 2/4 bảng thuộc khối điện tử đã được nội địa hóa hoàn toàn (sản xuất từ vật tư, linh kiện trong nước).
Qua thử nghiệm tương thích và hoạt động tốt cùng các bảng nguyên mẫu trong cơ cấu phóng; 2 bảng còn lại đang được nghiên cứu theo hướng sử dụng linh kiện trong nước kết hợp với nước ngoài, bước đầu cho kết quả tốt.
Việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công khối điện tử kiểu 9P516 có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp làm chủ công nghệ, chủ động nguồn linh kiện, vật tư; giảm phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật và khả năng SSCĐ.
Tổ hợp tên lửa vác vai 9K38 Igla do Liên Xô thiết kế, phát triển cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp từ những năm 1980, đơn giá năm 2003 là 60.000 – 80.000 USD/tổ hợp.
Tổ hợp được trang bị đạn tên lửa nặng 10,8 kg, lắp đầu nổ phá mảnh, dùng hệ thống dẫn đường hồng ngoại có khả năng kháng chịu biện pháp đối phó trả đũa của đối phương, tầm bắn 5.200 m.
Theo QĐND Online
Theo_PLO
Mỹ sử dụng xung đột Ukraine để "thăm dò" quân sự của Nga
Quân đội Mỹ đang hy vọng được hưởng lợi từ cuộc xung đột Ukraine theo một chiều hướng đầy bất ngờ: đó là thu thập những gì mà họ cho là tình báo hữu ích về công nghệ quân sự của Nga.
Phát biểu trong một hội nghị quân sự ở trung tâm Huntsville, Alabama hôm 31-3, Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu khẳng định "Chúng tôi phải tận dụng cơ hội này để nghiên cứu những gì Nga đang làm ở Crimea và miền đông Ukraine".
Ông Hodges cho rằng trong khi Mỹ cung cấp cho Kiev 20 hệ thống radar đánh chặn súng cối "hàng khủng" thì Mỹ sẽ có cơ hội để nhìn thấy Nga phản ứng trước nó, từ đó sẽ rút ra được những bài học quân sự nhằm hiện đại hóa vũ khí của mình.
"Hóa ra các hệ thống radar đánh chặn súng cối là một thiết bị tốt hơn rất nhiều so với chúng tôi nghĩ. Kiev đang sử dụng những radar này ở chiến trường miền đông để đối phó với pháo binh của Nga. Vì vậy chúng tôi sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm từ cách mà người Nga phản ứng với nó", ông Hadges nói.
Mỹ sử dụng xung đột Ukraine để "thăm dò" quân sự của Nga
Theo trung tướng Mỹ, cuộc khủng hoảng Ukraine còn là tiềm năng để Washington nghiên cứu các mối đe dọa không gian mạng, bởi trước đó, Tổ chức vũ khí và công nghệ quốc gia Nga Rostec từng tiết lộ họ đã tấn công vào một mục tiêu tình báo Mỹ khi nó hướng đến Crimea. Ông Hodges khẳng định kinh nghiệm này sẽ cung cấp cho Mỹ một cái nhìn sâu sắc hơn để cải thiện và nâng cấp công nghệ an ninh mạng của đất nước.
"Thực sự nếu Mỹ muốn triển khai sức mạnh chiến đấu ở cảng Riga, Latvia hoặc ở cảng Bremerhaven và Ramstein của Đức, thì có quá nhiều sự phụ thuộc vào mạng. Trong khi đó, người Nga lại chứng minh rằng họ có một khả năng chiến tranh mạng tuyệt vời ở miền đông Ukraine, khiến toàn bộ mạng lưới phụ thuộc hoàn toàn vào họ".
Ông Hodges dẫn chứng ra rằng mặc dù đầu tư một khoản tiền lớn vào các chương trình chiến thuật như hệ thống Joint Tactical Radio System (JTRS), mạng lưới thông tin chống chiến tranh (Warfighter Network Tactical - WIN-T) và hệ thống Nett Warrior nhưng nhiều khi nó cũng không thể truyền tải hết tất cả tương tác xảy ra giữa các lực lượng.
"Chỉ cần trao đổi từ trên không xuống mặt đất, từ mặt đất lên trên cao, hay với các đơn vị lân cận thì sẽ nhận thấy mạng lưới của chúng tôi chưa hoàn thiện và nó rất phức tạp. Bởi vì sự phức tạp đó khiến nó dễ bị thất bại trước các hành động của đối phương", Trung tướng Mỹ cho biết.
Trong khi đó, Trung tá John Davis của Mỹ cũng đưa ra một ví dụ về rắc rối gặp phải trong khi sử dụng công nghệ mạng vào chiến tranh Afghanistan. Ông đã mô tả những khó khăn của máy bay trực thăng AH-64E Apache khi xem các video trực tiếp mặc dù đã được trang bị một hệ thống thông tin liên lạc an toàn tiên tiến hơn so với các máy bay giám sát không người lái khác.
Từ các ví dụ đó, một lần nữa ông Hodges nhận định, việc đảm bảo tất cả các hệ thống phức tạp có thể truyền tải thông tin rõ ràng, giữa các lực lượng trong liên minh quốc tế là một mục tiêu hàng đầu cho quân sự Mỹ.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ khẳng định đủ sức ngăn Iran chế tạo bom hạt nhân Mỹ tự tin có thể ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân ngay cả trong trường hợp quốc gia Hồi giáo rút khỏi vòng đàm phán, Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan khẳng định hôm 22.3. Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan - Ảnh: AFP AFP dẫn lời ông Brennan phát biểu...