Mỹ và Liên bang Nga bình luận về vai trò của Ukraine trong đàm phán hòa bình
Mỹ và Liên bang Nga đã bình luận về vai trò của Ukraine trong đàm phán hòa bình sau cuộc điện đàm quan trọng giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 13/2, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, khẳng định rằng Ukraine sẽ tham gia đàm phán với Nga và Mỹ bằng cách này hay cách khác, nhưng các cuộc đàm phán hòa bình vẫn sẽ chủ yếu mang tính song phương.
Ông Peskov nói: “Chúng tôi, tất nhiên, hiểu rằng đối tác chính của chúng tôi trong quá trình này là Washington. Bằng cách này hay cách khác, tất nhiên Ukraine sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán. Dĩ nhiên sẽ có một kênh đối thoại song phương giữa Nga và Mỹ, một kênh khác có sự tham gia của Ukraine”.
Phát biểu của ông Peskov được đưa ra sau 24 giờ đầy biến động, trong đó Tổng thống Trump đã điện đàm với nhà lãnh đạo Nga Putin. Ông Trump tuyên bố rằng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga nhằm chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine sẽ sớm bắt đầu. Đáng chú ý là ông đã gạt vai trò của Ukraine sang một bên trong thông điệp công khai của mình.
Cùng ngày, ông Trump từ chối trả lời trực tiếp câu hỏi của một phóng viên về vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán sắp tới. Ông chỉ nói: “Đó là một câu hỏi thú vị”.
Ông Trump nói rằng Ukraine đã chọn tham gia vào chiến sự với Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Ông nói: “Tôi nghĩ họ phải làm hòa. Đó không phải là một cuộc chiến đáng để tham gia”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó, ông Trump đã phát biểu trước các phóng viên tại Nhà Trắng, trấn an rằng Ukraine sẽ có một ghế tại bàn đàm phán trong cuộc thương lượng nhằm chấm dứt chiến tranh với Nga. Ông Trump nói: “Họ là một phần của cuộc đàm phán. Chúng ta sẽ có Ukraine, có Nga và sẽ có những người khác tham gia, rất nhiều người”.
Trong khi đó, cuộc điện đàm của ông Trump với nhà lãnh đạo Nga đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại.
Tối 12/2, đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Kaja Kallas nói: “Nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine không phụ thuộc vào điều kiện nào. Ưu tiên của chúng ta lúc này phải là củng cố Ukraine và cung cấp các đảm bảo an ninh vững chắc”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ra cứng rắn sau cuộc điện đàm với ông Trump ngày 12/2, nói rằng hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc đối thoại ý nghĩa về hòa bình. Nhưng ông Zelensky thể hiện lập trường mạnh mẽ hơn vào ngày 13/2, nói rằng ông và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã đồng ý trong một cuộc điện đàm rằng không thể bắt đầu cuộc đàm phán nào với ông Putin nếu không có lập trường thống nhất từ Ukraine, châu Âu và Mỹ.
Ông Zelensky nói thêm: “Tôi cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới không nên tin vào tuyên bố của ông Putin về việc sẵn sàng chấm dứt chiến sự”.
Trước đó, trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump viết về cuộc điện đàm: “Tôi vừa có một cuộc điện đàm rất hiệu quả và kéo dài với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chúng tôi đã thảo luận về Ukraine, Trung Đông, năng lượng, trí tuệ nhân tạo, sức mạnh đồng USD và nhiều chủ đề khác. Chúng tôi cũng nhất trí cử các đội ngũ đại diện để bắt đầu đàm phán ngay lập tức”.
Tổng thống Trump cũng tiết lộ thêm rằng sau cuộc gọi, ông và ông Putin có thể sẽ gặp nhau tại Saudi Arabia trong “tương lai không xa”.
Về phần mình, người phát ngôn Dmitry Peskov thông báo sau cuộc điện đàm: “Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin và ông Trump vừa kết thúc. Điện đàm kéo dài 1,5 giờ đồng hồ. Hai nguyên thủ quốc gia đã thảo luận các vấn đề liên quan đến việc trao đổi công dân Nga và Mỹ. Ông Trump đảm bảo rằng Mỹ sẽ thực hiện tất cả các thỏa thuận đã đạt được”.
Người phát ngôn này cũng cho biết ông Putin đã mời ông Trump thăm Moskva. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục duy trì liên lạc cá nhân, trong đó có việc thu xếp một cuộc gặp trực tiếp. Về xung đột Ukraine, Điện Kremlin nói rằng Tổng thống Putin nhất trí với ông Trump rằng một thỏa thuận dài hạn có thể đạt được thông qua đàm phán hòa bình.
Bloomberg: Ông Trump có thể không buộc Ukraine đàm phán sớm với Nga
Các đồng minh châu Âu của Ukraine đã tỏ ra lạc quan một cách thận trọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ không buộc Kiev phải nhanh chóng đàm phán với Nga.
Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg, sự lạc quan này xuất hiện sau một loạt các cuộc trao đổi riêng với các thành viên trong đội ngũ của ông Trump. Theo giới chức nắm rõ nội dung cuộc đàm phán kín, các đối tác xuyên Đại Tây Dương đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Họ cho rằng những cuộc trao đổi này mở ra hy vọng rằng chính quyền mới của ông Trump có thể giúp Ukraine vốn đang kiệt quệ trở lại vị thế mạnh mẽ trước khi tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào.
Tuy nhiên, những người đã tham gia các cuộc thảo luận cũng cảnh báo cần phải thận trọng, bởi ông Trump từng thay đổi kế hoạch vào phút chót, điều này tạo nên sự không chắc chắn.
Các quan chức của ông Trump đã tiếp thu hai quan điểm quan trọng từ các đồng minh châu Âu. Thứ nhất, việc rút quân khỏi Kiev có thể dẫn đến hậu quả tương tự như cuộc rút quân hỗn loạn của Tổng thống Joe Biden khỏi Afghanistan. Thứ hai, nếu ông Trump quyết định rút viện trợ cho Kiev, điều này có thể gây ra chỉ trích không kém phần gay gắt.
Hiện tại, kế hoạch của ông Trump đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa rõ ràng, dù chỉ còn một tuần nữa sẽ diễn ra lễ nhậm chức. Dù nhóm chiến lược của ông Trump đã đưa ra một số đề xuất, các quan chức châu Âu và Ukraine nhận định rằng chưa có chiến lược nhất quán nào sẽ được công bố sau lễ nhậm chức vào ngày 20/1.
Dẫu vậy, các cuộc thảo luận này đã đem đến một chút lạc quan dè dặt ở châu Âu. Các quan chức đã từng chuẩn bị cho những kịch bản tồi tệ, nếu ông Trump giữ lời hứa kết thúc nhanh chóng cuộc xung đột và có thể đạt được một thỏa thuận có lợi cho Nga.
Châu Âu ngày càng tin rằng thỏa thuận chấm dứt xung đột có thể được thực hiện trong tương lai gần. Họ kỳ vọng rằng việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev sẽ khiến Nga chịu thêm tổn thất về kinh tế và quân sự, mở đường cho các cuộc đàm phán với Ukraine.
Một số quan chức nhận thấy, bất chấp những lời lẽ chỉ trích chiến dịch của Ukraine, đội ngũ của ông Trump vẫn hiểu rõ thất bại trong cuộc chiến có thể gây ra hậu quả lớn, tương tự như cuộc rút quân khỏi Afghanistan. Khi đưa ra giải pháp, có sự đồng thuận rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần bao gồm đảm bảo an ninh cho Kiev.
Ông Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, đã đề xuất duy trì viện trợ cho Ukraine để nước này có thể ngồi vào bàn đàm phán trong một vị thế mạnh mẽ. Ông cũng phác thảo một thỏa thuận tiềm năng, trong đó đề xuất đóng băng tiền tuyến hiện tại, tạo khu vực phi quân sự và trì hoãn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Ukraine "trong thời gian dài".
Theo các quan chức châu Âu, vấn đề về tư cách thành viên NATO của Ukraine, một trong những yêu cầu chính của Nga, khó có khả năng được ông Trump chấp thuận. Tuy nhiên, châu Âu vẫn muốn giữ vấn đề này trên bàn đàm phán.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán giải quyết xung đột Ukraine dựa trên các điều kiện mà nước này đưa ra. Các yêu cầu của Nga bao gồm việc quân đội Ukraine rút khỏi Donbass và Novorossiya, Kiev từ chối gia nhập NATO, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây và đảm bảo Ukraine sẽ trở thành một quốc gia trung lập và phi hạt nhân.
Kiev nêu ba kịch bản xung đột, Moska tuyên bố không rõ khi nào kết thúc chiến tranh Trong khi, ông Zelensky nhấn mạnh kết quả bầu cử tổng thống Mỹ có thể ảnh hưởng đến đường lối hỗ trợ tiếp theo của các đồng minh phương Tây dành cho Ukraine, ông Putin tuyên bố Liên bang Nga sẵn sàng tiếp tục chiến đấu và chưa rõ khi nào chiến tranh sẽ kết thúc. Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Lý Cường: Quan hệ Trung - Mỹ tiến tới bước ngoặt quan trọng

Giáo hoàng Francis phải tập nói

Cựu Tổng thống Biden lên kế hoạch trở lại chính trường

Ngoại trưởng Nhật - Trung - Hàn gặp nhau trước 'bước ngoặt lịch sử'

Tướng Mỹ: Trung Quốc sở hữu 'mạng lưới tiêu diệt' trên quỹ đạo

Thiếu trứng gà trầm trọng, Mỹ cần nhập 'hàng trăm triệu quả'

NATO trước viễn cảnh 'tan đàn xẻ nghé'

Israel căng thẳng cả trong lẫn ngoài

Rơi trực thăng ở miền Trung Nhật Bản

Mỹ đánh giá tích cực nỗ lực hạ nhiệt xung đột tại Ukraine

Israel tiếp tục tấn công các mục tiêu của Hezbollah

Khám phá bề dày văn hóa của thành phố Parma ở Italy
Có thể bạn quan tâm

Lây bệnh do trót quan hệ với "gái bao", tôi có nên thú nhận với vợ?
Góc tâm tình
05:20:23 24/03/2025
Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính bị ghét nhất showbiz nhưng diễn hay xuất thần
Phim châu á
23:45:02 23/03/2025
IU tham gia "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" vì Park Bo Gum
Hậu trường phim
23:42:02 23/03/2025
'Chàng quýt' Park Bo Gum: 15 tuổi gánh nợ thay bố, bị đồn hẹn hò Song Hye Kyo
Sao châu á
23:21:56 23/03/2025
Trương Ngọc Ánh và con gái 'như 2 chị em', NSƯT Nguyệt Hằng làm bà ngoại tuổi 52
Sao việt
23:16:12 23/03/2025
Từ ca hát đến diễn xuất đều thành công rực rỡ, đây là nữ nghệ sĩ khiến cả Kbiz phải thán phục
Nhạc quốc tế
22:26:47 23/03/2025
Không chỉ Sự Nghiệp Chướng, Pháo sẽ ra hẳn album về người yêu cũ?
Nhạc việt
22:16:29 23/03/2025
Kiều Oanh tiết lộ người 'se duyên', giúp cô từ cải lương sang đóng hài
Tv show
21:56:44 23/03/2025
Nợ công của Mỹ có thể vượt 200% GDP
Sức khỏe
21:42:12 23/03/2025
Tài xế lao ô tô vào hàng cây khiến 3 người bị thương có nồng độ cồn rất cao
Tin nổi bật
21:39:04 23/03/2025