Việt Nam bàn giao 2 hệ thống góp phần giúp Lào đẩy nhanh chuyển đổi số
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 11/1, lễ bàn giao Nền tảng Đào tạo trực tuyến mở (MOOCs) và Hệ thống Giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) cho Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào đã diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn.
Đây là 2 dự án được Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hỗ trợ về hệ thống và chuyên môn, được đánh giá sẽ góp phần giúp Lào đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara bấm nút khai trương hai hệ thống. Ảnh: Phạm Kiên/Phóng viên TTXVN tại Lào
Video đang HOT
Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào Boviengkham Vongdara cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc hai bộ.
Triển khai Biên bản ghi nhớ giữa hai bộ ký ngày 1/9/2021 và các nội dung tại cuộc gặp ngày 11/10/2022, hai bên đã thống nhất thực hiện 2 dự án nêu trên với sự hỗ trợ về hệ thống và chuyên môn của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Qua hơn 2 tháng thực hiện, các dự án nêu trên đã bảo đảm về tiến độ và được giao nhận nhân chuyến thăm chính thức Lào của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Trong đó, MOOCs – hệ thống do Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam trao tặng cho Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào, do hai doanh nghiệp gồm Tổng Công ty Viễn thông Mobifone của Việt Nam và Công ty Star Telecom (Unitel) của Lào thực hiện. Tới nay, nền tảng đào tạo trực tuyến này đã tương đối hoàn chỉnh về dữ liệu và đã hoàn thành việc biên soạn các giáo trình từ tiếng Việt sang tiếng Lào.
Trên MOOCs hiện có tổng số 18 giáo trình, gồm 3 chuyên mục chính: chuyển đổi số, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chung. Trong đó, các khóa học chuyển đổi số phù hợp với người học là lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp; các khóa học chuyên ngành có các nội dung chuyên sâu theo các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, giáo dục, nông nghiệp, y tế…; các khóa học về kỹ năng chung nhắm tới đối tượng là toàn bộ người dân Lào.
Hệ thống MOOCs được xây dựng với kỳ vọng phổ cập kỹ năng số, là chìa khóa để cán bộ, công chức, viên chức và toàn bộ người dân tham gia và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Lào.
Các quan khách chụp ảnh lưu niệm tại lễ bàn giao, đưa vào sử dụng hai hệ thống. Ảnh: Bá Thành/Phóng viên TTXVN tại Lào
Về Hệ thống Giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC), đến nay các đơn vị triển khai là Cục An toàn thông tin (AIS) Việt Nam, Cục An ninh mạng Lào và Công ty Star Telecom (Unitel) đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án (tháng 12/2022), giúp Lào có thể kiểm tra sự cố và các lỗ hổng tấn công hệ thống máy tính cũng như trao đổi thông tin dấu hiệu tấn công mạng với Cục An toàn thông tin Việt Nam.
Cục trưởng Cục An ninh mạng Lào Khamla Sounnalat đánh giá hệ thống phần mềm của Việt Nam cung cấp cho phía Lào mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân cả nước Lào, giúp thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển nền kinh tế số quốc gia Lào từ nay cho đến hết năm 2030. Hệ thống giúp Lào có thể theo dõi, giám sát và ngăn chặn các mối đe dọa trực tuyến, bảo vệ hệ thống cơ sở dữ liệu số của Chính phủ Lào, bảo vệ hệ thống máy tính và hệ thống trang web của Chính phủ và khu vực tư nhân Lào với tính bảo mật rất cao.
Lào phát triển đường cao tốc nối tỉnh Houaphanh với Việt Nam
Nằm trong chiến lược phát triển đường cao tốc để phát triển đất nước, Chính phủ Lào vừa ký Biên bản ghi nhớ (MOU) nghiên cứu tính khả thi trong khảo sát thiết kế và xây dựng đường cao tốc từ huyện Houameuang tỉnh Houaphanh đến biên giới Lào - Việt Nam (Cửa khẩu Namsoi - Na Mèo) với công ty xây dựng cầu đường và thương mại Daochaleun và tập đoàn THB.
Theo báo chí Lào, tuyến cao tốc dài 80 km nói trên sẽ được xây dựng theo hình thức BOT và nằm trong giai đoạn bốn của tuyến cao tốc lớn hơn nối thủ đô Viêng Chăn với tỉnh Houaphanh, Bắc Lào. Dự kiến, việc xây dựng đoạn tuyến nối tỉnh Houaphanh với Việt Nam sẽ mất khoảng 4 năm để hoàn thành.
Bên cạnh việc phát triển tuyến cao tốc nối thủ đô Viêng Chăn với tỉnh Houaphanh, Lào cũng đang xúc tiến nhiều dự án cao tốc khác, trong đó có cao tốc nối thủ đô Viêng Chăn với thành phố Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, Nam Lào. Tuyến cao tốc này dự kiến dài khoảng 617 km và vừa hoàn thành việc nghiên cứu khả thi.
Bên cạnh đó, Lào cũng đang phát triển tuyến cao tốc nối thủ đô Viêng Chăn với của khẩu Boten, tỉnh Luang Namtha, giáp giới với Trung Quốc, hiện tuyến cao tốc này đã hoàn thành giai đoạn 1, nối thủ đô Viêng Chăn với Vang Vieng, một trong những khu du lịch nổi tiếng tại Lào. Phần còn lại của tuyến cao tốc chạy từ Vang Vieng - Luangprabang - Udomxay - Cửa khẩu quốc tế Boten, tỉnh Luang Namtha vẫn đang trong quá trình triển khai.
CNN đưa Lào vào danh sách 23 địa điểm tốt nhất để đến thăm trong năm 2023 Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, kênh truyền hình CNN của Mỹ ngày 2/1 đã đưa Lào vào danh sách 23 điểm đến tốt nhất thế giới để ghé thăm trong năm 2023. Xe tuk tuk di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN CNN cho biết nằm giữa các nước Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Trung...