Việt – Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác giải quyết biến đổi khí hậu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joe Biden nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ, trong đó có hợp tác về tài chính công nghệ để giải quyết các vấn đề khí hậu.
Tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 1/11 trong khuôn khổ Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Tổng thống Biden tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam và các nước châu Á, khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, ổn định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: TTX
Tổng thống Biden đánh giá cao sự tham gia chủ động, tích cực và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đặc biệt là việc đưa ra cam kết về phát thải ròng bằng 0, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn.
Video đang HOT
Hai lãnh đạo nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ, trong đó có hợp tác về tài chính công nghệ để giải quyết các vấn đề khí hậu, nhất là thực hiện đầy đủ các cơ chế theo thỏa thuận Paris, hoan nghênh sự tham gia của các công ty Mỹ vào những lĩnh vực phát triển xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ngày cũng có các cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.
Trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Hàn Quốc đã dành sự hỗ trợ quý giá về vaccine, thiết bị y tế chống Covid-19, giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua. Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng đóng góp vào tiến trình phi hạt nhân hóa và một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định.
Tổng thống Moon Jae-in cảm ơn Việt Nam ủng hộ tiến trình hòa bình ở bán đảo Triều Tiên với việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều tại Hà Nội 2019.
Thủ tướng Phạm Minh Chính (hàng đầu, bên trái) gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: BNG
Gặp Thủ tướng Thái LanPrayuth Chan-ocha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy ký kết và triển khai các văn kiện hợp tác, nỗ lực đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Thái Lan lên mốc 25 tỷ USD mỗi năm theo hướng cân bằng, bền vững hơn.
Lãnh đạo chính phủ đề nghị Thái Lan hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi bán lẻ của nước này, ưu tiên các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, rau quả, thuỷ sản. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khẳng định Thái Lan sẵn sàng hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có tăng cường đầu tư và mong muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, chuyển đổi số…
Hai lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác về vaccine và thiết lập hành lang đi lại an toàn giữa hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Thái Lan đã cam kết thúc đẩy xuất khẩu vaccine AstraZenecca sản xuất tại Thái Lan vào Việt Nam. Ông cám ơn Thái Lan đã đưa Việt Nam vào nhóm nguy cơ thấp và không phải cách ly khi đến nước này, đồng thời đề nghị hai nước sớm đàm phán công nhận hộ chiếu vaccine của nhau.
Ấn Độ cam kết đấu tranh vì công bằng trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Bhupender Yadav ngày 27/10 tuyên bố nước này sẽ đấu tranh đòi công lý trong vấn đề biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) sắp tới tại Glasgow (Anh).
Một hồ nước khô cạn do nắng nóng kéo dài tại Ajmer, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, New Dehli sẽ yêu cầu các quốc gia giàu hơn phải thanh toán các chi phí cho việc hạn chế mức tăng của nhiệt độ Trái Đất.
Bộ trưởng Yadav cho biết một trong những vấn đề quan trọng nhất tại hội nghị lần này sẽ là tài chính cho các nỗ lực nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Yadav lưu ý các nước nghèo đang quan ngại về việc các quốc gia giàu hơn không thực hiện được những cam kết đã đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, trong đó cam kết tài trợ hàng trăm tỷ USD cho các hoạt động hỗ trợ tài chính và phát triển công nghệ chống biến đổi khí hậu.
Ấn Độ nằm trong số các quốc gia vẫn chưa đệ trình các kế hoạch mới nhằm đưa mức phát thải ròng về 0. Theo nước này, việc kiểm soát khí thải carbon nên là ưu tiên của Hội nghị COP26 sắp tới và cần phải được coi trọng hơn việc đặt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0.
Từ lâu Ấn Độ đã nhấn mạnh các quốc gia được hưởng lợi nhờ quá trình công nghiệp hóa thời gian trước như các nước châu Âu và Bắc Mỹ nên chi trả phần lớn chi phí giải quyết cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Các số liệu của Bộ Môi trường nước này cho thấy một người dân của Ấn Độ mỗi năm sản xuất ra khoảng 1,9 tấn carbon, thấp hơn so với mức 7,1 tấn của người dân ở Liên minh châu Âu (EU), 8,4 tấn của người Trung Quốc và 18 tấn của người Mỹ.
TTK LHQ kêu gọi Hội nghị COP26 tạo ra bước ngoặt cho hành động vì khí hậu Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) tại Anh vào tháng 11 tới phải là một bước ngoặt cho hành động vì khí hậu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp Hội đồng...