Viện Tin học Pháp ngữ khai giảng chương trình Thạc sỹ CNTT
Ngày 3/12, Viện Tin học Pháp ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội ( IFI-VNU) đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2012-2013 của chương trình đào tạo Thạc sỹ Công nghệ thông tin (CNTT) cho các Khóa 16, 17 và lớp tiếng Pháp dự bị – Khóa 18 đang tiếp tục tuyển sinh.
Tham dự lễ khai giảng có PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn – phó giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN), GS. Émile Tanawa – phó tổng giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF), ông Olivier Garro – giám đốc văn phòng AUF khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cùng đại diện các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các trường Đại học, các đối tác trong và ngoài nước và các doanh nghiệp Công nghệ thông tin tại Hà Nội và toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ giảng viên và sinh viên IFI.
Lễ khai giảng năm học 2012-2013 của chương trình đào tạo Thạc sỹ Công nghệ thông tin (CNTT) tại Viện Tin học Pháp ngữ – Đại học Quốc Gia Hà Nội (IFI-VNU).
Với quá trình gần hai chục năm thành lập và phát triển, Viện Tin học Pháp ngữ đã được thừa nhận là một trong những Viện đào tạo Thạc sỹ CNTT có chất lượng cao ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Những thuận lợi đặc biệt tại IFI như đội ngũ giảng viên và các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế, phòng nghiên cứu mũi nhọn, sinh viên quốc tế đa dạng và môi trường đa ngôn ngữ cho phép sinh viên tốt nghiệp IFI sẽ dễ dàng hòa nhập vào bất cứ môi trường làm việc nào nhờ khả năng chuyên môn rất cao; thành thạo tiếng Pháp bên cạnh năng lực làm việc bằng tiếng Anh.
Những lợi thế này sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy nhất là khi IFI luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng Pháp ngữ, đặc biệt là Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF). Đồng thời đây cũng là năm thứ hai IFI được quản lý bởi Đại học Quốc gia Hà Nội, một cơ sở đại học đa ngành, đa lĩnh vực và uy tín đào tạo và nghiên cứu khoa học được khẳng định trong và ngoài nước.
Nhờ nền tảng đó, cùng với chế độ học miễn hoàn toàn học phí và cấp bổng để hỗ trợ sinh hoạt, sinh viên IFI có thể thực sự chuyên tâm vào việc học tập với cơ hội nhận bằng kép do Đại học Quốc gia Hà Nội và hai trường đại học của Pháp là Đại học Claude Bernard de Lyon hoặc Đại học La Rochelle cấp, tùy vào chuyên ngành lựa chọn là “Truyền dữ liệu & Mạng máy tính” hoặc “Hệ thống thông minh & Đa phương tiện”.
Bằng tốt nghiệp Thạc sỹ tại IFI được thừa nhận ở quy mô quốc tế và tạo cơ hội chắc chắn nhận học bổng để thực tập, làm nghiên cứu sinh tại nước ngoài và nhanh chóng tìm được một công việc phù hợp. Có thể nêu ra một vài kết quả ấn tượng như: tính trên tổng số, gần 50% sinh viên tốt nghiệp IFI đã nhận được học bổng đào tạo tiến sỹ tại Pháp, Canada, Bỉ, Thụy Điển. Số còn lại đang là chuyên gia hàng đầu về CNTT đang làm việc trong nước và ngoài nước.
Những ưu thế nổi trội của IFI sẽ tạo động lực để sinh viên đăng ký vào học IFI mặc dầu đa phần chưa biết tiếng Pháp. Nếu như trình độ tiếng Pháp chưa đạt yêu cầu, sinh viên được theo học lớp dự bị khoảng 9 tháng – hoàn toàn miễn phí – để có khả năng theo học chương trình Thạc sỹ Công nghệ Thông tin.
Năm học 2012-2013, tổng số các khóa của IFI là 65 sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau bên cạnh sinh viên Việt Nam. Sự góp mặt của đại diện 15 quốc gia khác nhau đến từ bốn châu lục (châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ) tiếp tục phát huy vai trò của tiếng Pháp như công cụ giao tiếp đa văn hóa đồng thời cũng khẳng định tầm quốc tế của IFI trong lĩnh vực đào tạo Thạc sỹ công nghệ thông tin nói chung.
Theo dân trí
Khoa Quốc tế - ĐHQGHN công bố điểm xét tuyển vào các ngành năm 2012
Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 550 chỉ tiêu vào các chương trình đào tạo liên kết quốc tế được tổ chức theo mô hình học toàn phần tại Việt Nam hoặc du học bán phần.
Sinh viên khoa Quốc tế - ĐH QGHN.
Điểm chuẩn xét tuyển vào các ngành đào tạo cụ thể như sau:
STT
Ngành
Đơn vị cấp bằng
Điểm thi năm 2011 (chưa tính điểm ưu tiên)
Điểm thi năm 2012 (chưa tính điểm ưu tiên)
A
B
C
D
A
A1
Video đang HOT
B
C
D
1
Kinh doanh quốc tế
Đại học Quốc gia Hà Nội
16
-
-
17
16
16
-
-
17
2
Kế toán, phân tích và kiểm toán
Đại học Quốc gia Hà Nội
16
-
-
17
16
16
-
-
17
3
Kế toán
Đại học HELP (Malaysia)/ và Trường Đại học East London (Anh)
13
14
14
13
13
13
14
14,5
13,5
4
Khoa học Quản lý
Đại học Keuka (Hoa kỳ)
13
14
14
13
13
13
14
14,5
13,5
5
Kinh tế - Quản lý
Đại học Paris Sud 11 (Pháp)
16
20
-
17
16
16
19,5
-
17
Khoa Quốc tế đã triển khai thực hiện chương trình đào tạo Kinh doanh quốc tế từ năm 2010. Chương trình và nội dung đào tạo được xây dựng và phát triển trên cơ sở chương trình đào tạo của Đại học Illinois (Mỹ), có tham khảo chương trình đào tạo của các trường Đại học West of England (Anh), Đại học Georgia (Mỹ), Đại học Wright State (Mỹ), Đại học Thompson Rivers (Canada), giảng dạy bằng tiếng Anh. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên không những được nhận văn bằng chính quy của ĐHQGHN, được quốc tế công nhận, mà quan trọng hơn các em còn làm chủ được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế, những kỹ năng mềm cần thiết cùng trình độ tiếng Anh thành thạo.
Sinh viên Khoa Quốc tế trong giờ học.
Chương trình đào tạo Kế toán, Phân tích và Kiểm toán là chương trình liên kết với Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Tambov, Liên bang Nga và giảng dạy bằng tiếng Nga. Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, phân tích kinh tế và kiểm toán, giúp sinh viên có khả năng xử lý và tổng hợp các dữ liệu kế toán, phân tích và dự báo về tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp, công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ngoài việc học tập lý thuyết về kế toán, phân tích tài chính và kiểm toán, sinh viên còn được thực hành các phần mềm kế toán đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và nước ngoài.
Thí sinh đạt điểm sàn của ĐHQGHN (khối A, A1: 16 điểm, khối D: 17 điểm) có thể đăng ký 2 ngành học trên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được tấm bằng Cử nhân chính quy chuyên ngành Kinh doanh quốc tế Kế toán, Phân tích và Kiểm toán cấp bởi ĐHQGHN.
Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT các khối A,B, C, D có thể đăng ký học các ngành Kế toán Kế toán và Tài chính Khoa học ngành quản lý Kinh tế - Quản lý. Sau thời gian đào tạo 4 năm (3 năm đối với Kinh tế - Quản lý), sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận tấm bằng Cử nhân Kế toán Kế toán và Tài chính Khoa học ngành Quản lý Kinh tế - Quản lý chuyên ngành Kinh tế ứng dụng hoặc Quản trị doanh nghiệp do trường đối tác nước ngoài uy tín cấp bằng.
Chương trình đào tạo Kế toán là chương trình liên kết giữa Khoa Quốc tế và Đại học HELP, Malaysia, được Ban Kiểm định Quốc gia Malaysia (nay là Cục chứng nhận văn bằng, Bộ Giáo dục Malaysia) kiểm định. Chương trình được xây dựng theo chuẩn đào tạo của Vương quốc Anh, có khả năng liên thông với chương trình đào tạo của rất nhiều trong số gần 200 trường đại học đối tác của Đại học HELP như Đại học London, Đại học Birmingham, Đại học Liverpool, Đại học Oxford Brookes, Đại học West of England, Đại học East London, Đại học Northumbria (Anh)... Sau khi hoàn thành 4 năm học, sinh viên sẽ được nhận bằng Cử nhân Kế toán do trường Đại học HELP cấp. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp chương trình được miễn 9/14 môn khi thi chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp ACCA của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh.
Chương trình đào tạo Cử nhân Khoa học ngành Quản lý là chương trình liên kết giữa Khoa và Đại học Keuka, Mỹ, được Uỷ ban các tiểu bang miền Trung Hoa Kỳ về giáo dục đại học thuộc Hiệp hội các trường Đại học các tiểu bang Trung Hoa Kỳ kiểm định. Chương trình cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng quản lý cần thiết trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Kết thúc 4 năm học, sinh viên sẽ nhận bằng Cử nhân Khoa học ngành Quản lý do Đại học Keuka cấp.
Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế - Quản lý là chương trình liên kết giữa Khoa Quốc tế - ĐHQGHN và Đại học Paris Sud, CH.Pháp. Chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức trong lĩnh vực kinh tế và quản lý, giúp sinh viên hình thành các kỹ năng chuyên nghiệp cần thiết, phát triển năng lực phân tích và ra quyết định hợp lý ở các vị trí công tác trong các công ty và doanh nghiệp. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản lý giỏi. Chuyên ngành Kinh tế ứng dung sẽ cung cấp cho sinh viên các kỹ năng phân tích và thực hành tính toán với các phần mềm chuyên dụng.
Những thí sinh không đạt điểm chuẩn được xét tuyển vào chương trình Dự bị đại học và du học bán phấn theo tiêu chí tuyển sinh của đại học nước ngoài. Hoàn thành chương trình Dự bị đại học, sinh viên được chuyển tiếp vào đại học theo chương trình Du học bán phần liên kết với các trường đại học: ĐH Keuka (Hoa Kỳ) ĐH East London, ĐH West of England (Anh) ĐH HELP (Malaysia) ĐH Saxion (Hà Lan), Kinh tế - Tài chính Trung ương, SP Nam Kinh, SP Quảng Tây, Trung Y Hồ Bắc, Dược Khoa (Trung Quốc)...
Tất cả mọi thí sinh đã tham gia kì thi đại học trên toàn quốc năm 2011, 2012 đều có thể nộp hồ sơ dự tuyển vào Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Để nhận được bộ hồ sơ dự tuyển do Khoa Quốc tế cùng với các đại học đối tác nước ngoài phát hành xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
&bull Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, Nhà G7 - G8,144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37548065, 04.3754 9014
&bull Phòng Hợp tác và Truyền thông, P.307, Nhà C, làng Sinh viên HACINCO, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 04. 3557 7275/ 35571662, 04.35575992 (số máy lẻ 29)
Hotline: 01679 884 488 và 01689 884 488
Theo dân trí
Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo theo chuẩn quốc tế Theo quy hoạch mạng lưới của Chính phủ và chiến lược phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), khoa Quốc tế - ĐHQGHN sẽ phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo chuẩn quốc tế bằng ngoại ngữ. Theo đó, dựa trên nền tảng...