Viễn cảnh giáo dục mới: Đẩy mạnh giáo dục “cá nhân hóa” tránh dạy kiểu “đồng phục”
Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu “đồng phục” cho tất cả học sinh?
Đó là ý kiến của đại biểu tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 với chủ đề “Những viễn cảnh giáo dục mới” (Vietnam Educamp 2019), do Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam kết hợp với Câu lạc bộ Giáo dục mới tổ chức, đã diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội.
3 chữ C trong giáo dục Việt Nam
Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Lê Anh Vinh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết, năm học 2019-2020 được coi là năm bản lề cho những đổi mới căn bản trong trường học dưới tác động của việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới kể từ năm 2020.
PGS.TS Lê Anh Vinh nhận định, nhìn lại giáo dục Việt Nam trong giai đoạn 2011 đến nay, chúng ta có rất nhiều kết quả đáng tự hào và sử dụng 3 chữ C để tóm lược những kết quả nói trên: cam kết, công bằng, chất lượng.
Chữ C đầu tiên là “Cam kết”. Theo đó, GD&ĐT luôn là quốc sách hàng đầu trong các văn bản chiến lược. Mức đầu tư công của Việt Nam đối với giáo dục luôn bảo đảm 20% tổng chi, khoảng 5.8% GDP, nằm trong mức cao so với các nước trong khu vực.
Chữ C thứ hai là “Công bằng”. Đây là điểm mạnh của giáo dục Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Chúng ta đã đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học từ những năm 2000, cấp THCS vào năm 2010 và phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2017. Tỉ lệ nhập học của học sinh có điều kiện khó khăn, dân tộc thiểu số cũng ngày càng được cải thiện.
Chữ C thứ ba là “Chất lượng”: Các kết quả của Việt Nam trong các kì đánh giá quốc tế PISA, hay trong các cuộc thi Olympic các môn khoa học hàng năm là minh chứng cho chất lượng của giáo dục phổ thông chúng ta.
Diễn đàn quy tụ nhiều nhà quản lý, chính sách giáo dục cùng đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục nước nhà.
Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Lê Anh Vinh, giáo dục Việt Nam vẫn còn những hạn chế tồn đọng. Mặc dù đạt kết quả cao trong các kì thi đánh giá quốc tế, học sinh Việt Nam các cấp vẫn bị đánh giá là thiếu hụt về kỹ năng và động lực học tập, do sự chênh lệch giữa giáo dục trong nhà trường và yêu cầu thực tiễn.
Ông Vinh nhấn mạnh: “Chúng ta mong muốn xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, mang đến cho mỗi người dân cơ hội học tập suốt đời để có thể khám phá và phát huy tối đa năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta hy vọng vào một nền giáo dục có thể khơi gợi toàn bộ tiềm năng cá nhân. Để có được điều đó, hệ thống giáo dục của Việt Nam phải được thiết kế đa dạng và có khả năng phân hóa cho các đối tượng người học nhằm tập trung phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân”.
Video đang HOT
Chủ điểm quan trọng được thảo luận tại 2 phiên toàn thể của Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019 là chương trình giáo dục phổ thông mới và công nghệ trong giáo dục.
Cần thời gian để giáo viên giảng dạy “cá nhân hóa”
Cũng cho rằng cần đẩy mạnh giáo dục “cá nhân hóa” để khơi gợi tiềm năng, phát triển năng lực cho từng học sinh, ông Đặng Minh Tuấn – nhà giáo dục độc lập chuyên về dạy Toán bằng tiếng Anh cho rằng, muốn làm được điều đó các giáo viên cần trang bị, cập nhật cho mình những kỹ năng, năng lực mới.
Chương trình mới thay vì nội dung kiến thức sẽ hướng đến việc phát triển năng lực cho học sinh, do đó muốn truyền dạy cho học sinh, bản thân giáo viên cũng phải có những kỹ năng mới.
Ông Tuấn nêu quan điểm rằng: “Tối thiểu đội ngũ của nhà trường và giáo viên phải có triết lý trước. Triết lý ở đây có thể chẳng hạn như đưa từ “lý thuyết sang thực hành”.
Vậy, giáo viên phải có năng lực móc nối kiến thức thực tế và lý thuyết vào thực nghiệm. Mỗi học sinh có một năng lực khác nhau vậy làm thế nào để giáo viên nhận ra năng lực khác nhau của đứa trẻ hay chúng ta chỉ thực hiện dạy một bài giống hệt nhau, dạy kiểu “đồng phục” cho tất cả học sinh? Như vậy, đầu tiên người giáo viên phải nhận ra năng lực của từng em học sinh là gì vì có 8 loại hình thông minh khác nhau.
Thêm nữa, nếu để cá nhân hóa thì thời gian làm việc của giáo viên ở chương trình mới tới đây so với thông thường bây giờ phải nhiều hơn. Nếu chúng ta quy lại giáo viên phải chạy theo chương trình, không có không gian để họ cá nhân hóa (mỗi trường, lớp, vùng miền thủ đô, đồng bằng, đồi núi… khác nhau) thì phải cho giáo viên không gian để họ điều chỉnh sự cá nhân ấy”.
“Chúng ta cần có một cái khung để hướng dẫn giáo viên nhưng cho giáo viên làm trong khuôn khổ linh hoạt có thể chấp nhận được (nghĩa là cho phép giáo viên có thể sai kỹ thuật ở một mức độ nhất định). Giáo viên không sáng tạo thì làm sao dạy học sinh sáng tạo được.
Nếu giáo viên có 10 phần, 8 phần là bắt buộc theo quy định thì phải cho họ 2 phần mở. 2 phần mở này để giáo viên được làm cái mới, có thể không đúng hoàn toàn.
Như vậy, tóm lại giáo viên dạy kiến thức tuyệt đối không thể sai, dạy thực hành thì có thể sai ở mức độ nhất định. Đồng thời, giáo viên cũng phải có năng lực đánh giá học sinh của mình”, ông Tuấn nói thêm.
Các đại biểu, nhà giáo dục tham dự diễn đàn cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ giáo dục, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin, số hóa và hội nhập. Bà Trần Thị Thu Hương – đại diện Trường Đại học Giáo dục nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin ngày càng trở thành công cụ thiết yếu trong quản trị tri thức số của nhiều ngành công nghiệp như hàng không, tài chính – ngân hàng, y tế, giao thông.
Đối với ngành giáo dục tại Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới, các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang trở thành công cụ đắc lực của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Việc áp dụng ứng dụng nào để giải quyết hiệu quả các vấn đề còn tồn tại trong lớp học là điều các nhà quản lý giáo dục và nhà xây dựng chính sách đều quan tâm”.
Đông đảo giáo viên, người quan tâm giáo dục chăm chú tham gia các phòng hội thảo chuyên đề của diễn đàn.
Bà Trần Hương Quỳnh – Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, dạy học tích cực thúc đẩy sự tham gia chủ động của học sinh trong quá trình học thông qua các hoạt động ý nghĩa và đa dạng; từ đó phát huy sự sáng tạo, tư duy phản biện, đối thoại, tự học và phát triển đa dạng năng lực của người học.
“Khi công nghệ số đã và đang tác động sâu rộng tới cách học, sự sáng tạo, cộng tác và chia sẻ trong giáo dục, sự chuyển đổi này cần có những định hướng sư phạm để có thể tối ưu hóa các cơ hội học tập tích cực cho người học và phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21″, nữ giảng viên phát biểu.
Về chủ đề “Công nghệ trong giáo dục,” các chuyên gia chia sẻ về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ nhằm giải quyết các vấn đề trong lớp học; chuyển đổi số trong giáo dục; phương thức dạy học trực tuyến tại Việt Nam; các phương pháp dạy học tích cực cùng công nghệ số…
Lệ Thu
Theo Dân trí
Đại biểu hơn 100 nước dự diễn đàn giáo dục toàn cầu
Các đại biểu sẽ tìm hiểu kết quả nghiên cứu của UNESCO, thảo luận về việc dạy và học vì một xã hội hòa bình, bền vững.
Ngày 2-3/7, tại Hà Nội, diễn đàn "Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu" của UNESCO năm 2019 diễn ra với sự tham dự của hơn 350 lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ đề "Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học".
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc diễn đàn sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cho biết những thành tựu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua chỉ ra rằng chính con người chứ không phải tài nguyên thiên nhiên, mới là yếu tố quyết định, tạo ra phát triển bền vững cho mỗi quốc gia.
"Vì vậy, không ngừng cải cách, đổi mới giáo dục là phương cách hữu hiệu để tạo ra con người mới, đủ bản lĩnh và tầm vóc trí tuệ để vượt qua thách thức toàn cầu", ông Trung nói và hy vọng diễn đàn sẽ là nơi gặp gỡ, hội tụ tư duy và ý tưởng về giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định giáo dục là giải pháp, con đường để thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp mọi người lựa chọn một cách sống bền vững.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên khai mạc sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Nhạ thông tin kể từ năm 2013, Việt Nam cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018, dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học, hướng tới việc giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn xem giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả mục tiêu phát triển bền vững", ông Nhạ nói.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi trong triển khai chương trình này. Đó là làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả, làm sao để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, hay để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời?
Cho rằng những câu hỏi này không chỉ dành cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác, ông Nhạ hy vọng diễn đàn giáo dục của UNESCO sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng mối quan hệ giữa các bên.
Dương Tâm
Theo VNE
Việt Nam vẫn đang dạy cái thế giới không còn dạy Tại buổi tọa đàm 'Giáo dục trong bối cảnh công nghệ số' do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Sài Gòn vào chiều 2.5, nhiều ý kiến đã cho rằng Việt Nam hiện nay vẫn còn đang dạy cái thế giới không còn dạy. PGS-TS Phạm Thế Bảo...