Viêm xoang ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị, phòng ngừa
Viêm xoang ở trẻ em khác với người lớn vì ở lứa tuổi này hệ thống xoang đang trong giai đoạn hình thành và phát triển.
Vì vậy, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm xoang là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên cấp tính với sự trở nặng và kéo dài của các triệu chứng. Bệnh có khả năng tái phát nhiều lần hay chuyển thành mạn tính.
Bài viết có sử dụng lại một số thông tin tư vấn của PGS.TS Phạm Thị Bích Đào – Chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đăng tải trước đó trên Báo Sức khỏe & Đời sống.
1. Tìm hiểu về viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng màng niêm mạc lót trong các xoang. Tình trạng viêm nhiễm gây phù nề, thu hẹp đường kính lỗ xoang, dịch ứ đọng trong xoang không thoát ra ngoài được. Xoang có liên hệ mật thiết với mũi nên bệnh viêm xoang còn được gọi là viêm mũi xoang.
Viêm xoang trẻ em là bệnh phổ biến xảy ra ở các quốc gia nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thích hợp để tác nhân gây bệnh phát triển, nhất và vào các thời điểm giao mùa. Bệnh này cần điều trị trong thời gian dài, rất dễ tái phát và biến chứng thành bệnh mạn tính.
Các loại viêm xoang ở trẻ em thường gặp
Viêm mũi xoang ở trẻ em gồm 3 dạng chính tùy theo thời gian bệnh: Viêm xoang cấp tính, viêm xoang bán cấp và viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang cấp tính: Bệnh kéo dài không quá 4 tuần, các triệu chứng bệnh giảm dần rồi khỏi hẳn. Thường xảy ra với xoang trán, xoang sàng, xoang bướm và viêm đa xoang. Viêm xoang bán cấp: Các triệu chứng bệnh kéo dài từ 4- 8 tuần. Viêm xoang mạn tính: Bệnh kéo dài trên 12 tuần, có thể tái đi tái lại nhiều lần trong một năm.
Bệnh viêm xoang thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 6 tuổi. Mặt khác, những trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, sống trong môi trường ô nhiễm… sẽ dễ mắc bệnh hơn.
Viêm xoang là bệnh lý thường gặp ở trẻ em.
2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm xoang
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em, trong đó nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm) là hay gặp nhất. Vi khuẩn gây bệnh viêm xoang gặp chủ yếu là một trong các loại Hemophillus influenzae, Streptococcuspneumoniae, trực khuẩn mủ xanh (P.aeruginosa), E.coli, cầu khuẩn (tụ cầu và liên cầu), Klebsiella… Các loài vi khuẩn này từ họng, hầu, mũi, phế quản di chuyển ngược dòng lên các xoang và gây viêm xoang cho trẻ.
Viêm mũi xoang trẻ em thường hay gặp ở các bé dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.
Viêm xoang ở trẻ em thường khởi đầu bằng các bệnh lý như:
Viêm đường hô hấp trên: Chảy mũi, ho, ngạt mũi, sốt nhẹ, thường hay xảy ra, nhiều khi hết thuốc bệnh lại tái phát, thường dẫn đến biến chứng viêm tai giữa cấp tính. Viêm mũi dị ứng: Chảy mũi trong, nhiều em suốt ngày chảy mũi, khò khè, có kèm theo ran ở phổi.Có khoảng 40% trẻ em bị viêm mũi dị ứng có liên quan đến hen phế quản. Hen phế quản: Viêm phế quản mạn tính, trẻ khó thở từng cơn do phế quản co thắt, niêm mạc phế quản phù nề và xuất tiết dịch nhầy, khó thở ở thì thở ra. Có khoảng 80% trẻ em bị hen phế quản có liên quan đến viêm mũi dị ứng. S uy giảm miễn dịch: Ở trẻ có liên quan đến việc cha mẹ bị AIDS. Bất thường giải phẫu về hốc mũi: Vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm, VA vòi. Các nguyên nhân trên kéo dài dai dẳng dẫn đến niêm mạc mũi bị phù nề, tắc lỗ thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang.
Ngoài virus, vi khuẩn, bệnh lý này còn hình thành từ các yếu tố như:
Thói quen vệ sinh: Không rửa tay sạch sẽ hoặc không bảo vệ tốt vùng mũi – họng khiến hại khuẩn dễ dàng tích tụ và gây bệnh. Cơ địa: Trẻ bị dị ứng với một nhóm thực phẩm hoặc hóa chất khiến niêm mạc phù nề, gây tắc xoang và nhiễm trùng khoang xoang. Dị tật: Vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, quá phát cuốn mũi khiến chức năng mũi suy giảm, quá trình dẫn lưu dịch bị cản trở làm ứ đọng dịch tại các xoang Các bệnh lý: Viêm amidan, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm VA,…
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu do vi khuẩn, virus, vi nấm gây ra.
3. Biểu hiện thường gặp viêm xoang ở trẻ em
Triệu chứng viêm mũi xoang tương tự như các chứng viêm đường hô hấp nên dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, bé sẽ được nghi nhiễm viêm xoang nếu các triệu chứng viêm đường hô hấp kéo dài trên 1 tuần. Các triệu chứng đó bao gồm:
Video đang HOT
Sốt nhẹ, có thể sốt cao từng cơn Chảy nước mũi, có màu vàng hoặc xanh Ngạt mũi, mũi điếc Ho nhiều vào ban đêm Dễ nôn trớ Nghiêng người sẽ chóng mặt Đau xung quanh vùng mắt từng cơn Hơi thở ngắn, ngủ ngáy Quấy khóc, không ngon giấc Mệt mỏi, chán ăn Đau đầu, phù quanh mắt, đau răng (thường xảy ra với trẻ lớn).
Theo thời gian diễn biến, viêm xoang trẻ em gồm 3 loại viêm xoang cấp, viêm xoang bán cấp và viêm xoang mạn tính. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện viêm xoang, cha mẹ nên tìm cách điều trị cho bé ngay, tránh để bệnh tiến triển thành mạn tính. Khi đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và kéo dài hơn nhiều. Chưa kể, viêm xoang mạn tính sẽ tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
4. Biến chứng khi trẻ bị viêm xoang
Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cũng có thể gây nên một số biến chứng, có loại biến chứng rất nguy hiểm. Một loại biến chứng hay gặp là đau nhức đầu và những khó chịu khác như luôn có cảm giác chất nhầy chảy ra phía sau thành họng (đối với các trẻ đã lớn luôn cảm nhận được).
Một số biến chứng nguy hiểm tuy ít gặp như:
Biến chứng ổ mắt: 75% bệnh nhi nhiễm trùng ổ mắt do viêm xoang. Biến chứng này nhiều hơn ở người lớn.
Viêm xoang ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nội sọ:
Viêm màng não Áp xe ngoài màng cứng, dưới màng cứng Áp xe não Thuyên tắc tĩnh mạch dọc trên
5. Chữa viêm xoang ở trẻ em như thế nào?
Thuốc Tây
Các loại thuốc chữa bệnh chủ yếu là kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc làm giảm phù nề niêm mạc. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kết hợp rửa mũi bằng khí dung hoặc nước muối sinh lý. Những loại thuốc điều trị phổ biến là:
Thuốc chống sung huyết: Các loại thuốc như Xylomethazoline 0,05% hay Oxymethazolone 0,05% có khả năng khai thông đường thở và đẩy lùi triệu chứng.
Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, clarythromycin, erythromycin, azithromycin là những cái tên quen thuộc. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nhóm beta để làm giảm triệu chứng. Thời gian sử dụng thuốc dao động từ 7 – 14 ngày.
Thuốc co mạch: Xylometazolin 0,05% có tác dụng hạn chế tình trạng sung huyết mũi. Liều dùng phù hợp cho trẻ là dưới 7 ngày.
huốc chống viêm Corticoid: Đây là loại thuốc sử dụng tại chỗ có thể dẫn lưu xoang và làm giảm tình trạng phù nề
Thuốc Tây tồn tại nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng đến thận, gan, dạ dày và làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, thuốc xịt mũi còn làm khô niêm mạc mũi và gây chảy máu cam. Vì vậy, phụ huynh chỉ dùng thuốc cho trẻ khi đã được bác sĩ thăm khám cẩn thận.
Đông y
Một trong những cách chữa viêm xoang ở trẻ an toàn là áp dụng các bài thuốc Đông y. Các bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính và không tác động xấu đến sức khỏe. Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ trị bệnh bằng thuốc Đông y.
Trong Đông y quan niệm viêm xoang ở trẻ em hình thành do chính khí hư tổn và vệ khí không thể khống chế phong hàn. Do đó, sẽ tăng cường chính khí, nâng cao chức năng của tạng và giải trừ tà độc.
Khi mẹ cho bé sử dụng thuốc thường xuyên, dị nguyên sẽ bị loại bỏ, triệu chứng được đẩy lùi, sức khỏe ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, bệnh viêm xoang cũng không có cơ hội tái phát. Vì các bài thuốc khá đắng nên các mẹ cần cho bé sử dụng một cách khéo léo. Tốt nhất, sau khi uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo hoặc đường mật để làm giảm vị đắng.
Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm xoang ở trẻ nhỏ.
Chăm sóc tại nhà
Xông hơi bằng tinh dầu
Tác dụng: thông mũi, đẩy lùi chảy nước mũi và làm giảm tình trạng nghẹt mũi.
Thực hiện: Phụ huynh đun sôi một nồi nước và thêm vài giọt tinh dầu sả chanh, bạc hà,… Sau đó, phụ huynh khoác khăn tắm lên người trẻ để trẻ hít được nhiều tinh dầu nhất có thể.
Tỏi và mật ong
Tác dụng: Tỏi và mật ong đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng
Thực hiện: Bóc vỏ tỏi và thái thành từng lát mỏng. Ngâm tỏi chung với mật ong trong vòng 1 ngày. Dùng bông gòn thấm dung dịch và đặt vào hốc mũi khoảng 15 phút. Mỗi ngày áp dụng cách chữa này từ 2 – 3 lần.
(Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng mật ong vì có thể gây ngộ độc. Nếu muốn áp dụng biện pháp, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến từ người có chuyên môn).
Cây giao
Tác dụng: Thông xoang, giảm viêm, chống phù nề, hồi phục lớp niêm mạc mũi bị tổn thương và hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang. Cách chữa viêm xoang bằng cây giao là:
Thực hiện: Sử dụng 20 đốt giao, cắt thành khúc nhỏ và đun sôi. Sau đó trùm kín đầu của trẻ và tiến hành xông hơi trong 10 phút. Phụ huynh nên xông hơi cho con 2 – 3 lần/ ngày.
(Chú ý không để mủ giao bắn vào mắt trẻ. Nếu chẳng may trẻ bị dính mủ, phụ huynh cần rửa với nước và thực hiện biện pháp sơ cứu phù hợp).
Rau diếp cá
Tác dụng: Diếp cá chứa nhiều dẫn xuất quý như decanoyl-acetaldehyd, 3-oxododecanal,… Các hoạt chất có thể loại bỏ hại khuẩn và ức chế hiệu quả virus gây bệnh tại đường hô hấp trên. Mặt khác, diếp cá còn có tính hàn, vị chua, giúp tiêu thũng, thanh nhiệt và phòng ngừa tình trạng ứ trệ tại các xoang.
Thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá và xay thật nhuyễn cùng vài hạt muối. Lọc lấy nước cốt và loại bỏ bã. Lấy bông tăm y tế thấm dung dịch và chấm vào hai bên hốc mũi. Nếu nhận thấy xoang tiết dịch, mẹ nên để trẻ xì mũi nhẹ nhàng để dẫn dịch nhầy ra bên ngoài
Tác dụng của mẹo dân gian còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng trẻ. Trường hợp trẻ hấp thu thuốc tốt, thời gian khỏi bệnh sẽ được rút ngắn. Nhưng sau một thời gian áp dụng nhưng bệnh không cải thiện, phụ huynh nên thay đổi cách điều trị.
Tỏi và mật ong hỗ trợ điều trị viêm xoang tại nhà cho trẻ.
Nạo VA: Là một phẫu thuật ngoại khoa được ưu tiên, do VA phì đại gây tắc cửa mũi sau. Cần nạo VA cho trẻ sau 8 tháng tuổi. Có nhiều phương pháp nạo VA, tuỳ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và điều kiện y tế địa phương. Sau nạo VA trẻ phát triển tốt, hết sốt, hết chảy mũi, cơ thể tăng trường tốt. Tuy nhiên một số trường hợp không khỏi do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa mãn tính và viêm amidan.
Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS): Lấy đi tối thiểu bệnh tích mũi xoang, để lại các mô bình thường.
Chỉ định phẫu thuật FESS ở trẻ em:
Viêm mũi xoang dị ứng, quá phát cuốn mũi gây nghẹt mũi, chảy mũi thường xuyên. Nghẹt mũi hoàn toàn do polype mũi. Polype cửa mũi sau. Biến chứng nội sọ do viêm xoang. Áp xe quanh ổ mắt. Làm tổn thương thần kinh thị giác, giảm thị lực. Viêm túi lệ. Viêm xoang do nấm.
Một số lưu ý khác trong quá trình điều trị viêm xoang trẻ em như sau:
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc, đổi thuốc, tăng liều lượng thuốc khác với chỉ định. Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Dọn dẹp môi trường sống sạch sẽ, tránh các tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp như khói bụi, thuốc lá… và các tác nhân gây dị ứng, mẫn cảm khác.
Khi ra ngoài, cha mẹ phải đeo khẩu trang cho bé, hạn chế hít phải khói bụi ô nhiễm.
Sử dụng máy tạo ẩm nếu điều kiện không khí khô, tạo môi trường có đủ độ ẩm cho bé.
Trẻ em viêm xoang cần khám bác sĩ để được chỉ định có nên phẫu thuật hay không.
6. Cách phòng tránh viêm xoang ở trẻ em?
Viêm mũi xoang nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách có thể biến chứng nghiêm trong, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Do vậy, tốt nhất cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp phòng bệnh dưới đây:
Tránh cho bé tiếp xúc với người đang bị viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, cảm lạnh… để bé tránh bị lây bệnh. Những bệnh này có thể tiến triển thành viêm xoang.
Không cho bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, tác nhân gây dị ứng nếu bé có cơ địa dị ứng. Điều này đảm bảo cách ly bé khỏi vi khuẩn gây bệnh, tránh gây kích thích hệ hô hấp.
Tập cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi từ ngoài vào nhà, sau khi tiếp xúc với người ốm, hạn chế chạm tay lên mặt đặc biệt là mắt – mũi – miệng
Vệ sinh tai – mũi – họng hàng ngày cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%
Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng sinh hoạt sạch sẽ, tạo độ ẩm không khí. Nên khử khuẩn định kỳ những đồ vật bé thường sử dụng hàng ngày như khăn mặt, cốc đánh răng, bát đũa, đồ chơi, đồ dùng học tập…
Như vậy, để phòng tránh viêm xoang ở trẻ em biến chứng nghiêm trọng, phụ huynh cần ghi nhớ triệu chứng bệnh và nghiêm túc thực hiện biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp phòng bệnh để trẻ không mắc viêm xoang và không tái phát lại.
Pfizer khẳng định vắc xin hiệu quả với trẻ em 5 - 11 tuổi
Trong một thông cáo phát ngày 20-9, liên danh Pfizer/BioNTech cho biết vắc xin COVID-19 hai liều của họ an toàn, và cho thấy phản ứng miễn dịch "mạnh mẽ" đối với trẻ em từ 5 tới 11 tuổi.
Một học sinh cấp hai ở Malaysia tiêm vắc xin Pfizer ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS
Dựa trên dữ liệu thu được từ thử nghiệm với 2.000 trẻ em, Công ty Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) khẳng định loại vắc xin của họ "an toàn, dung nạp tốt, và cho thấy phản ứng kháng thể trung hòa mạnh mẽ" đối với nhóm tuổi từ 5 tới 11 nêu trên.
Theo Pfizer/BioNTech, họ đã tiêm hai liều vắc xin cho nhóm trẻ em tham gia thử nghiệm với một lượng nhỏ hơn so với tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên.
Công ty này cho biết vắc xin đã tạo phản ứng kháng thể và phản ứng phụ ở nhóm tuổi này tương đương với nhóm tuổi từ 16 tới 25 (tiêm hai mũi như bình thường).
Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ hiện nay cho thấy hơn 466,5 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được sử dụng.
Vắc xin của Pfizer/BioNTech hiện là một trong ba loại được dùng ở Mỹ, bên cạnh Moderna và Johnson & Johnson. Tuy nhiên theo NBC News , chưa loại vắc xin nào được cấp phép dùng cho người dưới 12 tuổi.
Tính tới ngày 15-9, ở Mỹ có khoảng 12,7 triệu người dưới 18 tuổi, hoặc xấp xỉ 54% người từ 12 tới 17 tuổi, đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin ngừa COVID-19.
Pfizer/BioNTech cho biết họ sẽ nộp dữ liệu từ đợt thử nghiệm trên cho Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Ngoài ra, hãng này cũng đang thử nghiệm vắc xin trên trẻ dưới 5 tuổi, và dự kiến kết quả sẽ có vào cuối năm nay.
Vắc xin Pfizer là một trong những loại vắc xin COVID-19 nhận được sự chú ý lớn trên thế giới, với chất lượng được đánh giá cao.
Hồi tháng 11 năm ngoái, Pfizer đã nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp cho người trưởng thành. Tháng 8 năm nay, FDA đã cấp phép lưu hành đầy đủ cho loại vắc xin này, sử dụng cho người từ 16 tuổi trở lên. Pfizer cũng chính là hãng đầu tiên được cấp phép đầy đủ đối với vắc xin COVID-19 cho người từ 16 tuổi trở lên, thay vì chỉ dưới dạng sử dụng khẩn cấp.
Trong thời gian qua, Pfizer vẫn áp dụng vắc xin cho người từ 12 tới 15 tuổi, nhưng hoạt động dưới giấy phép khẩn cấp của FDA.
Bệnh thủy đậu không chừa một ai Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở người lớn, trẻ em; nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I (TP HCM), Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và...