Viêm tuyến sữa có mủ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Viêm tuyến sữa có mủ hay còn gọi là tắc tuyến sữa có mủ. Đây là tình trạng tắc sữa và có tình trạng sưng mủ ở đầu ti.
Thông thường, nếu tắc sữa khoảng 1 tuần mà không được xử lý thì sẽ chuyển sang viêm tuyến sữa có mủ. Hôm nay, Viknews Việt Nam xin chia sẻ một số thông tin về nguyên nhân và các điều trị hiệu quả tình trạng này. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Viêm tuyến sữa có mủ là gì?
Viêm tuyến sữa có mủ là một dạng biến chứng của bệnh lý viêm tuyến sữa. Viêm tuyến sữa được hay còn gọi là tắc sữa là tình trạng viêm nhiễm ống dẫn sữa. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn và có mủ xuất hiện ở đầu ti. Lúc này được gọi là viêm tuyến sữa có mủ.
Viêm tuyến sữa có mủ là một dạng biến chứng của bệnh lý viêm tuyến sữaTriệu chứng nhận biết viêm tuyến sữa có mủ
Để nhận biết tình trạng viêm tuyến sữa có mủ, chị em cần căn cứ vào những triệu chứng sau:
Vú sưng đỏ, căng tức và đau nhứcNóng rát trong vú, nhất là khi con búĐầu vú tụ mủRùng mình, ớn lạnhSốt cao kéo dàiChán ănNguyên nhân gây viêm tuyến sữa có mủ
Thông thường, cho con bú sai kỹ thuật là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm tuyến sữa có mủ. Tình trạng này thường gặp ở các chị em lần đầu làm mẹ hơn là những chị em đã sinh con nhiều lần. Vì chưa có kinh nghiệm cho con bú nên chị em thường để miệng trẻ ngậm không trọn núm vú, nằm ở khoảng cách xa. Lực hút và lực kéo của trẻ khi bú sẽ vô tình gây ra một số tổn thương trên đầu vú và tạo thành những vết rạn nhỏ. Những vết rạn này dần nhiều lên và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Video đang HOT
Lực hút và lực kéo của trẻ khi bú sẽ vô tình gây ra một số tổn thương trên đầu vú và tạo thành những vết rạn
Bên cạnh đó, tình trạng viêm tuyến sữa có mủ còn xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
Tắc ống dẫn sữa khiến sữa bị chảy ngược vào trong vú gây ra tình trạng viêm nhiễmCác vết rạn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ miệng và mũi trẻ xâm nhập vào vú.Mẹ mắc bệnh tiểu đường và vú bị bầm hoặc nứt cũng sẽ dễ mắc phải tình trạng viêm tuyến sữa có mủCách xử lý viêm tuyến sữa có mủ
Khi mắc bệnh viêm tuyến sữa có mủ, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kê thuốc điều trị phù hợp. Sau đó, bạn nên uống thuốc đúng theo toa bác sĩ và cho con bú đều đặn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
Uống thuốc giảm đau để giảm triệu chứng đau nhức, cương cứng, khó chịu ở ngực.Chườm đá liên tục, mỗi lần chườm khoảng 15 phút, mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.Mặc áo lót rộng rãi, thoáng mát, từ chất liệu thấm hút mồ hôi. Thậm chí nếu khó chịu quá bạn có thể bỏ cả áo lót một vài ngày.Uống nhiều nước.Bơm vắt sữa bằng máy hút sữa trước khi cho bé bú giúp ngực giảm căng tức.
- Bơm vắt sữa bằng máy hút sữa trước khi cho bé bú giúp ngực giảm căng tứcKết hợp bôi kem chống viêm giúp vết rạn nhanh lành.Tuyệt đối không nặn mủ hay dùng tay tác động mạnh lên đầu vú.Nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống phù hợp. Tuyệt đối không để mình rơi vào tình trạng căng thẳng, stress…
Những điều tuyệt đối không nên làm khi mắc bệnh viêm tuyến sữa có mủ
Khi bị viêm tắc tuyến sữa, chị em tuyệt đối không nên làm những việc sau đây để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Không cố gắng cho con bú để thông sữa. Vì lúc này, mủ tụ ở đầu vú, nếu cho bé bú trực tiếp khả năng bé nuốt phải mủ là rất cao.Tuyệt đối không nên tắm nước lạnh vì tuyến sữa sẽ bị co lại, tình trạng này sẽ khiến tuyến sữa bị tắc và tình trạng mưng mủ sẽ trầm trọng hơn.Không bóp mạnh hay cố nặn mủ ở đầu vú ra bởi việc làm này có thể khiến đầu vú bị tổn thương.Không uống đủ nước vì quan niệm uống nhiều nước sẽ khiến cơ thể tiết nhiều sữa, bầu ngực sẽ căng tức và khó chịu. Tuy nhiên, cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể để sữa tiết đều đặn và đảm bảo năng lượng cho cả ngày dài.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lý viêm tuyến sữa có mủ, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là các thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc về các kiến thức dành cho mẹ và bé, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!
Theo Viknews
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách điều trị hiệu quả
Những chị em đã từng làm mẹ chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với tình trạng chuột rút bắp chân trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng chuột rút sẽ gây cản trở ít nhiều đến sinh hoạt và công việc của chị em. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân và cách điều trị hiệu quả nhé!
Những chị em đã từng làm mẹ chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với tình trạng chuột rút bắp chân trong suốt 9 tháng 10 ngàyNguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân, bắp đùi, hông, đầu gối... Những cơn đau do chuột rút thường khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng đến vận động. Cơn đau có thể kéo dài vài phút, nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút ở bà bầu là:
Cơ thể tăng cân nhiều, trọng lượng cơ thể đè lên bắp chân khiến các mạch máu bị chèn ép và quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn.Tử cung giãn rộng để đủ chỗ cho thai nhi khiến các cơ và dây chằng căng giãn tới mức tối đa.Thai nhi nằm ngay khớp xương chậu, chèn ép các dây thần kinh trên mạch máu và gây ra tình trạng chuột rút.
Bên cạnh đó, chuột rút bắp chân là dấu hiệu cảnh báo việc mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể như: viêm ruột thừa, viêm tụy, sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, khó tiêu, nhiễm trùng đường tiểu, táo bón, rối loạn tiêu hóa, quan hệ tình dục sai cách trong thai kỳ...
Xem thêm: Cách giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả mà không cần đấm lưng
Cách điều trị hiệu quả tình trạng chuột rút bắp chân trong thai kỳ
Do tình trạng này quá phổ biến nên nhiều người không quan tâm hoặc chọn cách "sống chung với lũ". Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng ta vẫn có thể có nhiều cách khắc phục tình trạng chuột rút bắp chân vô cùng hiệu quả.
Xoa bóp, massage bắp chân để hỗ trợ quá trình lưu thông máuXoa bóp, massage bắp chân để hỗ trợ quá trình lưu thông máuBổ sung canxi thông qua thức ăn cũng như các loại thuốc được bác sĩ kê đơn.
Nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc và các loại hải sản
Đây là thông tin đặc biệt quan trọng, không chỉ chị em phụ nữ mà các ông chồng cũng nên tham khảo để có thể biết cách massage chân cho vợ, giúp chị em tránh khỏi tình trạng chuột rút bắp chân trong suốt thai kỳ.
Các ông chồng cũng nên tham khảo để có thể biết cách massage chân cho vợ
Đầu tiên, chị em đưa chân thẳng về phía trước, nhẹ nhàng co duỗi chân. Dùng tay massage nhẹ nhàng từ các ngón chân, bàn chân, mắt cá đến bắp chân. Lặp đi lặp lại các động tác xoa bóp này khoảng 15 phút.
Đồng thời, nên ngâm chân với thảo dược hoặc nước gừng trước khi ngủ để kích thích quá trình lưu thông máu ở khu vực này.
Tuy nhiên, nếu bà bầu bị chuột rút bắp chân thường xuyên và các cơn đau diễn ra với cường độ mạnh, kéo dài nhiều giờ thì đây có thể là dấu hiệu quả việc động thai, dọa sẩy thai. Lúc này, tử cung sẽ co thắt mạnh gây ra các cơn đau ở bắp chân. Vì thế, khi bị chuột rút kèm theo các biểu hiện đau bụng dưới, đau lan ra vùng hông và mông bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Như đã trình bày ở trên, bà bầu bị chuột rút bắp chân là tình trạng bình thường và không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với những mẹo vặt mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên chắc chắn sẽ giúp chị em phần nào giảm được những cảm giác khó chịu vì mà chuột rút gây ra. Thông tin này chắc hẳn sẽ rất có ích cho chị em, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ.
Nếu còn thắc mắc về các vấn đề thai kỳ và sinh nở hãy truy cập website Viknews Việt Nam của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!
Theo Viknews
Sai lầm thường gặp khi cố gắng thụ thai Một số sai lầm sau có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó mang thai. Không quan hệ tình dục thường xuyên. Đây là một trong những sai lầm lớn nhất dẫn đến việc cố gắng thụ thai thất bại. . Hầu hết mọi người đều biết rằng quan hệ trong thời gian rụng trứng là cách tốt nhất để...