Viêm màng ngoài tim co thắt
Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của tình trạng viêm xơ hóa, vôi hóa làm dày lên, dính màng tim.
Ảnh minh họa: Internet
Hỏi: Viêm màng ngoài tim co thắt có phải xuất phát từ viêm màng ngoài tim? Biểu hiện của bệnh ra sao và hiện có điều trị được không?
(Khổng Trọng Minh – Hậu Giang)
Trả lời: Viêm màng ngoài tim co thắt là hậu quả của tình trạng viêm xơ hóa, vôi hóa làm dày lên, dính màng tim. Điều này gây ra hạn chế máu trở về tim và làm giảm thể tích tống máu. Màng ngoài tim lúc này cứng nhắc bao lấy trái tim là hạn chế tim giãn ra trong thời kỳ tâm trương và làm tăng áp lực trong buồng tim. Nguyên nhân gây ra thể bệnh này: nhiễm trùng, chấn thương, xạ trị… Bệnh lý màng ngoài tim có rất nhiều thể và chung qui lại là tình trạng viêm màng ngoài tim. Tùy theo nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim mà người ta phân chia ra các nhóm: viêm màng ngoài tim do nhiễm trùng (virút, vi khuẩn, nấm), viêm màng ngoài tim không do nhiễm trùng (ung thư, nhồi máu cơ tim, tăng urê máu, chấn thương, sau xạ trị…), viêm màng ngoài tim do miễn dịch (thấp tim, bệnh mô liên kết…).
Người ta cũng có thể dựa vào thời gian để chia viêm màng ngoài tim cấp tính (dưới 6 tuần), viêm màng ngoài tim bán cấp, viêm màng ngoài tim mãn tính (trên 6 tháng).
Biểu hiện ở những bệnh nhân viêm màng ngoài tim co thắt là ngất xỉu, mệt và khả năng gắng sức kém. Sau đó, khi suy tim trái sẽ có khó thở khi gắng sức và khó thở về đêm.
Khám sẽ phát hiện tăng áp tĩnh mạch gây gan to, cổ trướng, phù ngoại biên, nghe tiếng tim mờ… để xác định ngoài việc cho làm điện tim, X-quang, thông tim thì làm siêu âm là điều quan trọng.
Video đang HOT
Đây là một thể bệnh có tiên lượng nặng và việc điều trị bằng ngoại khoa là cơ bản. Người ta phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim (hơn 90% có cải thiện triệu chứng sau mổ).
Hiện tại dù hồi sức rất tốt nhưng tỉ lệ tử vong trong và sau mổ còn khá cao (có khi lên đến 20%). Tất nhiên song song đó là điều trị nội khoa bằng thuốc để giảm áp lực tĩnh mạch ngoại vi và tĩnh mạch phổi.
Bs.CkII. Đặng Minh Trí
Sức khỏe & Đời sống
Những cách chữa cảm cúm có thể gây chết người
Có rất nhiều người vì chủ quan trong các biện pháp chữa cảm cúm mà có thể gây ra nguy hiểm cho chính tính mạng của mình.
Truyền nước biển bừa bãi
Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt. Các trường hợp phổ biến khi bị cảm cúm như bị sốt, mất nước... thì điều này sẽ có tác dụng với sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu truyền một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra nhiều nguy hiểm tới tính mạng. Nó dẫn tới sưng phù ở vùng tiếp xúc với kim truyền, thậm chí còn gây sốc và dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các biểu hiện khi bị sốc nước có thể gặp là rét run, sắc mặt tái nhợt, ra nhiều mồ hôi, khó thở, tức ngực... Do đó, các bạn hãy chú ý kỹ tới những điều này khi bị cúm và khi truyền nước biển nhé!
Đóng kín cửa, trùm đầu để toát mồ hôi
Đây là một phương pháp mà rất nhiều người áp dụng vì cho rằng đổ mồ hôi sẽ giúp cơ thể nhẹ nhõm hơn, nhưng thực tế thì không phải vậy.
Khi bị cảm cúm, thể chất yếu, việc đổ mồ hôi nhiều có thể khiến chúng ta bị mất nước, khiến sức đề kháng suy giảm và làm bệnh nặng hơn. Không chỉ thế, tình trạng thiếu oxy có thể khiến chúng mình bị lả đi, lịm đi, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Tự ý sử dụng thuốc
Hiện nay, thuốc trị cảm cúm được bày bán tràn lan trên thị trường, chúng ta hoàn toàn có thể tự mua và uống để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, bạn có thể gây nguy hại cho chính bản thân mình đấy!
Các trường hợp như uống thuốc quá liều (do tâm lý uống càng nhiều càng nhanh khỏi), sử dụng loại thuốc không phù hợp với tình trạng sức khỏe... xảy ra khá nhiều. Điều này không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể khiến bệnh nặng thêm, gây sốc thuốc, thậm chí dẫn tới mất mạng.
Để tự khỏi
Cảm cúm thông thường có thể không phải vấn đề quá nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cứ bỏ mặc với ý nghĩ rằng bệnh có thể tự khỏi thì thực sự nguy hiểm.
Với một số người mắc cảm cúm ở dạng nhẹ với các biểu hiện như đau họng, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau đầu... và có sức đề kháng tốt thì bệnh có thể tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu xử lý không tốt, cảm cúm có thể biến chứng thành các bệnh nghiêm trọng như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng... Đây đều là những bệnh nghiêm trọng đe dọa tới tính mạng, bởi vậy, chúng ta không nên chủ quan với bệnh cảm cúm đâu nhé!
Lời khuyên
- Khi bị cảm cúm, các bạn cần tăng cường uống nước để loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể và bổ sung lượng nước đã mất.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin để nâng cao sức đề kháng.
- Chú ý giữ ấm vừa phải, lưu thông không khí trong phòng.
- Ngủ và nghỉ ngơi hợp lý.
- Đặc biệt, các bạn cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý lựa chọn các cơ sở y tế và bác sĩ có uy tín để đảm bảo an toàn nhé!
Theo Maskonline
Tẩy giun cho con, không phải cứ thích là tẩy Hiện nay có nhiều cha mẹ vẫn nghĩ tẩy giun cho con khá đơn giản, chỉ ra hiệu thuốc mua đúng liều về dùng là được. Tuy nhiên dùng thuốc như thế nào để an toàn sức khỏe cho trẻ nhiều mẹ chưa biết. Mới đây, Bộ Y tế đưa ra quyết định dừng cho trẻ uống thuốc tẩy giun trong ngày vi...