Viêm đường tiết niệu “xâm nhập” cơ thể như thế nào?
Biểu hiện của viêm nhiễm đường tiết niệu rất rõ ràng: đi tiểu liên tục, đau rát, khó chịu và sẽ tiến triển nhanh đối với những người tái phát bệnh. Dù uống kháng sinh thì bạn vẫn phải trải qua thời gian rất khó chịu. Vậy chúng ta nên làm gì?
Mặc dù đàn ông cũng có thể bị viêm nhiễm đường tiết niệu nhưng tỷ lệ phụ nữ dễ mắc bệnh cao hơn nhiều do thói quen, di truyền, điều kiện sức khoẻ và những nhân tố khác.
Tuy nhiên, có những biện pháp phòng ngừa mà tất cả phụ nữ đều có thể làm để ngăn chặn bệnh viêm đường tiết niệu phát triển. Dưới đây là lời khuyên của TS Laura M Rosch, Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ:.
Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu là do cấu tạo cơ thể “thích hợp” cho sự xâm nhập của vi khuẩn. Đó là ống dẫn tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể ngắn hơn nhiều so với bộ phận này ở nam giới.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân sau:
Video đang HOT
- Nhịn tiểu quá lâu: Khi bạn nhịn tiểu quá lâu hoặc bàng quang không hoàn toàn rỗng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lên gấp nhiều lần. Uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để tránh bị viêm nhiễm.
- Không đi tiểu sau quan hệ tình dục: Giao hợp làm cho đường đi của vi khuẩn đến bàng quang ngắn hơn. Vì vậy đi tiểu là một cách để ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm tải vi khuẩn ở khu vực nhạy cảm.
- Di truyền: gen chỉ huy hoạt động của hệ thống tiết niệu bị lỗi. Tuy nhiên, cũng có thể do lối sống của bạn như đi giày cao gót thường xuyên khiến hông và xương sống bị ảnh hưởng, khiến tiểu tiện không đều, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Đang mang thai: Do thay đổi cấu trúc của xương chậu khi mang thai, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoành hành.
- Các nguyên nhân khác: Các rối loạn thần kinh có chức năng kiểm soát bàng quang và một số loại thuốc cũng dễ khiến bạn bị viêm nhiễm. Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường, đặc biệt những người bị tiểu đường không kiểm soát được có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Khi đã biết rõ nguyên nhân cũng là lúc bạn tìm ra cách ngăn ngừa bệnh quay trở lại. Tốt nhất, khi bị mắc bệnh lần đầu, hãy đến ngay bác sĩ và điều trị một cách tích cực đồng thời cần dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng.
Nhớ rằng luôn chăm sóc bản thân một cách đúng đắn và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc những bệnh lây nhiễm không đáng có.
Theo Dân Trí
"Bắt mạch" và điều trị cảm giác buồn nôn cho teen
Cảm giác buồn nôn có thể ập đến với teen bất cứ lúc nào trong ngày vì đây là tình trạng phổ biến được gây ra bởi nhiều bệnh và điều kiện sức khỏe khác nhau.
Vì sao teen có cảm giác buồn nôn?
Ngoài lý do lỡ dính bầu khi XXX không áp dụng biện pháp tránh thai an toàn như nhiều teen vẫn nghĩ, cảm giác buồn nôn còn có thể xuất hiện với teen do nhiều lý do: bản thân đang bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, sỏi mật, chấn thương đầu, đau nửa đầu, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bị chóng mặt và nhiễm virus...
Bên cạnh đó, những nhân ăn quá nhanh cũng có thể gây ra đau bụng mà khiến xuất hiện cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất của cảm giác buồn nôn là viêm dạ dày ruột, còn gọi là đường ruột. Viêm dạ dày ruột thường là do bạn bị nhiễm virus trong vòng 48 giờ.
11 biện pháp tự nhiên xóa tan cảm giác buồn nôn
1. Một sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp đỡ teen rất nhiều khi cảm giác buồn nôn ập đến. Khi ấy, bạn hãy nhớ đến việc măm chuối, ăn ngũ cốc nguyên hạt, súp và rau nếu có thể. Tránh cà phê và nước trái cây.
Đặc biệt, uống nhiều nước kể cả nước cất hoặc đóng chai có thể giúp đỡ khắc phục điều này.
2. Bổ sung men tiêu hóa acidophilus có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Uống 3 liều men tiêu háa chia làm 3 lần / ngày trong một tuần. Thực hiện uống theo liều lượng chỉ định trên sản phẩm.
3. Lấy 1 nắm lá húng quế khô và rót vào đó một cốc nước sôi, để chúng trong 5 phút rồi uống khi ấm cũng giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Được biết, trong đông y, húng quế còn được sử dụng như một liều thuốc chống co thắt để hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm buồn nôn.
4. Quế có thể giúp giảm buồn nôn và các rối loạn đường ruột khác. Vì thế, khi bị buồn nôn, bạn hãy nhấm nháp thanh quế nhỏ hoặc uống trà quế 3 lần/ngày.
5. Trà đinh hương cũng được coi là một biện pháp khắc phục cho cảm giác buồn nôn. Lấy 10 củ đinh hương và pha chúng trong nước sôi, tiếp tục ngâm trong 10 phút rùi uống.
6. Hạt thì là cũng giúp giảm nôn nao trong dạ dày từ đó giảm cảm giác buồn nôn bằng cách để một nhúm hạt thì tươi trong một túi nhỏ và pha uống hàng ngày.
7. Gừng làm giảm các triệu chứng buồn nôn nhẹ hữu hiệu. Bạn có thể uống nước gừng tươi hoặc lấy 250 mg viên nang gừng và uống 3 lần /ngày.
8. Gốc cam thảo cũng giúp giảm chứng ngứa và kích thích ở bụng. Bạn có thể cho một vài vỏ gốc cam thảo trong một cốc nước sôi và uống khi nước ấm nhé.
9. Bạc hà làm giảm buồn nôn bởi chúng trợ giúp tiêu hóa và giảm co thắt ruột do giúp thư giãn cơ bắp ở đường tiêu hóa. Uống tối đa 3 tách trà bạc hà mỗi ngày.
10. Lá và cành cây hương thảo giúp ổn định đường tiêu hóa, đặc biệt là khi buồn nôn có liên quan đến căng thẳng và lo âu.
Bạn có thể uống 1 đến 2 cốc nước cà phê lá và cành hương thảo khô 3 lần / ngày.
11. Uống vitamin B6 (pyridoxine) cũng giúp giảm buồn nôn do di chuyển. Bạn có thể uống chúng trước khi chuyển động 1 giờ nhé!
Lưu ý:
Khi bị cảm giác buồn nôn ập đến, bạn hãy thử áp dụng các chỉ dẫn được liệt kê trên đây để có thể làm giảm buồn nôn.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu bị buồn nôn hoặc cảm giác buồn nôn nặng kéo dài (hơn 3 ngày) không có lý do rõ ràng, bạn cần đến gặp bác sĩ.
VGT(Theo PLXH)
Khế chữa bệnh Trong đông y, khế được gọi là ngũ liễm, nghĩa là quả có năm múi. Trong dân gian hay truyền nhau câu đố: "Cái gì năm múi, tứ khe/ Cái gì nứt nẻ như đe lò rèn/ Quả khế năm múi tứ khe/ Quả na nứt nẻ như đe lò rèn". Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, trồng chơi và...