Việc nhàn lương cao ít ai ngờ tới: Thanh niên kiếm gần 3.000 USD/tuần chỉ bằng cách livestream trong lúc ngủ
Nhiều người thích xem nội dung livestream giấc ngủ bởi họ cảm thấy “yên bình và thoải mái như đang bên cạnh một ai đó”.
Lúc 8 giờ tối ngày thứ 7, Youtuber có nicknam là Super Mainstream đã sẵn sàng mặc bộ đồ ngủ, chuẩn bị microphones, camera, đèn chiếu sáng và màn hình xung quanh giường. Anh đã chuẩn bị để livestream toàn bộ giấc ngủ của mình cho hàng ngàn người theo dõi. Những người theo dõi sẽ gửi một số tiền “ủng hộ” trực tiếp cho anh. Người thanh niên này đã thực sự kiếm được bộn tiền từ giấc ngủ của mình.
Hình ảnh từ kênh Youtube ‘SUPER MAINSTREAM’.
Khi chỉ cần ngủ cũng kiếm ra… nhiều tiền
Không còn chỉ là hoạt động cơ bản của cơ thể, giấc ngủ đã được những người sáng tạo nội dung sử dụng để kiếm tiền. Sự quan tâm của nhiều người đến những video livestream giấc ngủ trên Youtube đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong tuần đầu tiên của tháng 1/2021. Lượt tìm kiếm các video có nội dung về giấc ngủ như vậy đã tăng 426% so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn 170 video đã xuất hiện trong 3 tuần đầu của tháng 1, so với tổng số 500 video trong suốt năm 2020. Có vẻ như việc trả tiền để xem ai đó ngủ ngày càng trở nên phổ biến.
Đây dường như là một công việc hết sức đơn giản: Super Mainstream cố gắng ngủ trong khi những người theo dõi cố gắng đánh thức anh ấy dậy bằng cách nhắn tin, gửi video, bài hát qua loa thông minh Alexa.
Những người hâm mộ sẽ trả khoảng 3 USD để có thể kích hoạt chức năng chuyển văn bản thành giọng nói của loa thông minh Alexa, yêu cầu nó làm bất cứ điều gì từ tiết lộ địa chỉ của streamer, mua hàng Amazon hay thậm chí gọi cảnh sát.
Streamer 21 tuổi chia sẻ với Vice rằng, anh có thể kiếm được gần 3.000 USS từ việc livestream giấc ngủ liên tiếp trong 6 giờ, mỗi tuần 1 lần.
“Tôi thường phát livestream và tối thứ 7 vì đó là khoảng thời gian mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi. Nhiệm vụ của tôi là trở thành trò giải trí cho tối cuối tuần”, SuperMainstream cho biết. Khi tình hình đại dịch COVID-19 ngày càng diễn biến khó lường, mức độ quan tâm tới các video của anh ngày càng tăng lên, bởi các hoạt động vui chơi cuối tuần hạn chế, nhiều người không có nhiều việc để làm vào cuối tuần. Kênh Youtube của anh đã đạt được 2.000 lượt đăng ký trong lần livestream gần nhất.
Tuy nhiên, SuperMainstream không phải kênh Youtube đầu tiên sáng tạo nội dung video về giấc ngủ. Xu hướng này vốn bắt đầu từ năm 2017 khi cựu streamer Ice Poseidon kiếm được 5.000 USD nhờ việc tự quay phim giấc ngủ đêm của bản thân. Đặc biệt, sau khi Asian Andy – một vlogger có hơn 1 triệu lượt đăng ký, chọc cười người xem bằng một tai nạn hy hữu. Nội dung này nhanh chóng trở thành một xu hướng phổ biến và được nhiều người đón nhận.
Asia Andy từng chia sẻ về “tai nạn” giúp anh kiếm được tiền khi livestream giấc ngủ như sau: ” Tôi tìm thấy một chiếc kẹo bỏ quên trong hòm thư. Tôi đã thử ăn nó mà không hề nhận ra chiếc kẹo được làm từ chất cấm. Khi livestream cả quá trình ăn kẹo và ngất đi sau đó, những người theo dõi video đã liên tục gửi tiền để đánh thức tôi. Tôi kiếm được khoảng 800 USD ngày hôm đó. Số tiền này còn nhiều hơn thu nhập lúc tôi thức giấc. Tôi nghĩ điều đó thật sự thú vị”.
Và trong buổi phát trực tiếp đầu tiền về giấc ngủ của bản thân, Asian Andy đã kiếm được hơn 2.000 USD. Buổi livestream của anh nhận được 9,2 triệu lượt xem. Andy đã kiếm được khoảng 16.000 USD nhờ những video có nội dung tương tự trong năm 2020.
Andy thực sự bất ngờ khi nội dung về giấc ngủ đơn giản lại phổ biến trên Yoube đến vậy. “Nhưng đôi khi tôi cũng khá căng thẳng vì không có ý tưởng gì để việc ngủ trở nên thú vị hơn”, Andy chia sẻ.
Video đang HOT
Tại sao nhiều người thích xem người khác ngủ?
Lupita, một thành niên 18 tuổi đến từ Mỹ thường xuyên theo dõi các video có nội dung về giấc ngủ trên Youtbe cho biết, một phần sức hút đến từ việc trò chuyện với những người xem khác cùng theo dõi livestream suốt đêm.
“Nếu bạn không thể ra ngoài và cũng chẳng có việc gì bận rộn, bạn sẽ có xu hướng xem những video trên Youtube khi mệt mỏi. Tôi thường xem các video livestream giấc ngủ bởi chúng diễn ra khá muộn”, Lupita chia sẻ.
Một số người khác thì chia sẻ, họ tìm thấy trải nghiệm gần gũi, tình cảm khi xem ai đó đang ngủ say. Abby, một người Mỹ 18 tuổi khác lại thường đợi streamer yêu thích bắt đầu livestream giấc ngủ mỗi đêm. Thay vì cố gắng đánh thức nhân vật chính, cô ấy “thích có thể nhìn quá màn hình và ngắm ai đó đáng ngủ yên”.
Nhu cầu kết nối của con người trong môi trường internet ngày càng tăng cao. Điều này cho phép những streamer có thể kiếm tiền từ những nội dung đơn giản như việc đi ngủ trước máy quay.
Kênh Milow Stream mới hoạt động từ cuối tháng 12/2020 nhưng đã thu hút hơn 40.000 lượt xem và kiếm được 1.200 USD tiền ủng hộ chỉ trong vài tuần.
“Tôi chỉ đơn giản thiết lập một chiếc máy quay và ngủ theo cách mình muốn, cố gắng quên đi sự tồn tại của những người đang theo dõi tôi”, Milow Stream giải thích. Cách tiếp cận tự nhiên này cho phép Milow thu hút nhiều đối tượng người xem, chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 35. Một số người coi việc theo dõi giấc ngủ của Milow giống như sự “bình yên, thoải mái khi ở bên ai đó”.
Milow Stream cũng tiết lộ, nhiều người thích chọc ghẹo anh khi theo dõi livestram. Tuy nhiên, những “khán giả” không muốn ảnh làm những trò lố lăng, bởi họ thừa sức tìm được những điều đó ở các trang web khác.
Sự quan tâm đến nội dung livestream giấc ngủ đã tăng lên đang kể trong tháng đầu năm 2021. Nhưng những video này không chỉ đơn thuần là “trend”. Chúng ngày càng được chau chuốt cầu kỳ hơn và đó là điều giúp những nội dung này duy trì được sự hấp dẫn. Ngoài ra, các streamer vẫn kiếm được tiền trong khi ngủ, bởi vậy họ vẫn sẽ tiếp tục “tận dụng con bò sữa này”.
Lỗ hổng livestream khiến YouTube bó tay
Suốt 4 tháng từ lúc phát hiện lỗ hổng livestream, YouTube vẫn chưa có cách khắc phục triệt để.
Dù có hình thức trình bày và đồ họa khác nhau, các video đều chứa hình ảnh phỏng vấn nhân vật nổi tiếng như Elon Musk kèm thông điệp lừa đảo, kêu gọi gửi một khoản tiền Bitcoin đến địa chỉ hiện trên clip để nhận về số tiền gấp đôi.
Không chỉ nội dung mà tiêu đề, mô tả và hashtag của video cũng được đặt liên quan đến nhân vật trong clip hoặc Bitcoin. Hình thức này xuất hiện từ nước ngoài trong nhiều tháng và mới có mặt tại Việt Nam từ tháng 11.
Kênh YouTube nước ngoài bị lợi dụng để livestream lừa đảo.
Xuất hiện đồng loạt tại nhiều nước từ tháng 7
Trên thế giới, tình trạng lợi dụng kênh YouTube để livestream lừa đảo tặng Bitcoin xuất hiện đồng loạt từ tháng 7. FrontPageTech, kênh YouTube của leaker công nghệ Jon Prosser đã bị chiếm đoạt để phát livestream tặng Bitcoin.
Ngoài phát livestream, tiêu đề video chứa những từ khóa như "Elon Musk", "SpaceX" hay "NASA", tên kênh bị đổi thành "NASA News" để tăng khả năng tiếp cận.
Tin tặc thậm chí đổi tên kênh để tăng khả năng tiếp cận.
"Đây là cơn ác mộng", leaker nổi tiếng khẳng định tin tặc đã kiểm soát mọi thứ liên quan đến kênh FrontPageTech như Gmail, Google Drive và AdSense.
Theo Prosser, hacker đã chiếm đoạt khoảng 10.000 USD từ việc phát livestream lừa đảo trên kênh FrontPageTech, thậm chí xóa kênh gốc khiến anh phải dùng tài khoản dự phòng để tạo kênh mới.
Không chỉ FrontPageTech, các kênh YouTube như PapaFearRaiser với 1,1 triệu đăng ký, hay Chilling Tales for Dark Nights với hơn 340.000 lượt đăng ký, cũng bị hacker lợi dụng để livestream tặng Bitcoin.
Jordan Antle, chủ kênh PapaFearRaiser cho biết anh nhận email mời quảng cáo cho một sản phẩm, kèm file đính kèm chứa tài liệu liên quan. Sau khi giải nén file WinRAR được tải về, Antle mở ra nhưng bên trong không có nội dung.
Chỉ trong 60 phút, Antle nhận hàng loạt email thông báo kênh đã bị tắt xác thực 2 lớp, đổi mật khẩu, có thiết bị đăng nhập và một video tặng Bitcoin được phát trực tiếp. Tất cả video trước đó đã bị ẩn, trong khi tên và avatar của kênh đổi thành Coinbase Live.
Hình thức này xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 11, mở đầu bằng kênh YouTube Ly Hai Production và Hồ Quang Hiếu TV.
Trấn Thành, Hồ Quang Hiếu cũng là nạn nhân
Tại Việt Nam, tình trạng lợi dụng kênh YouTube để livestream tặng Bitcoin mới xuất hiện gần đây. Trưa 20/11, kênh YouTube của ca sĩ Hồ Quang Hiếu, Lynk Lee hay Ly Hai Production với 900.000 lượt đăng ký trở lên đều phát những livestream tặng Bitcoin. Đoạn livestream được phát trong khoảng 25-30 phút trước khi bị xóa.
Những ngày tiếp theo, liên tiếp nhiều kênh YouTube phổ biến như VETV7 Esports, Vietnam Esports TV cũng phát những livestream với tiêu đề "PayPal Allows Bitcoin and Cryptocurrency". Đến ngày 26/11, kênh YouTube hơn 4 triệu đăng ký của nghệ sĩ Trấn Thành cũng gặp tình trạng tương tự. Các video cũng được phát trong khoảng 30 phút trước khi bị gỡ.
Điểm chung của các kênh bị lợi dụng phát livestream là có lượng người đăng ký lớn, từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu. Theo ghi nhận, một livestream như trên thu hút hàng chục nghìn đến hơn 100.000 lượt xem và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Những kênh bị lợi dụng bị tạm khóa trong thời gian ngắn trước khi trở về bình thường.
YouTube hiện chỉ có thể xử lý khi sự việc xảy ra.
YouTube chưa tìm ra nguyên nhân?
Kênh YouTube của ca sĩ Hồ Quang Hiếu và Lý Hải thuộc quản lý của MeTub, mạng lưới đa kênh (MCN) chuyên hỗ trợ các kênh với YouTube, chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung, giúp đỡ cho chủ kênh các vấn đề liên quan đến bản quyền, kiếm tiền và gia tăng lượt xem.
Hiện chưa rõ ai là người đứng sau chiêu thức lợi dụng kênh để livestream lừa đảo. YouTube cũng chưa thể tìm ra nguyên nhân để ngăn chặn từ đầu, chỉ xử lý nếu phát hiện sự việc, trong đó những kênh thuộc MCN sẽ được ưu tiên.
"Đây là trò chơi 'mèo vờn chuột' khi những kẻ lừa đảo không ngừng phát triển cách thức qua hệ thống của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn cam kết chống lại những điều sai trái. Chúng tôi có hàng nghìn người đang làm việc để cải thiện công nghệ, phát triển chính sách mới để giải quyết những mối đe dọa này", đại diện YouTube chia sẻ với Zing .
Theo dự đoán của đại diện MeTub, một trong những MCN lớn tại Việt Nam, sự cố này do kênh bị lộ stream key, mật mã cần thiết để phát livestream trên các nền tảng như YouTube, Facebook hay Twitch.
Chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể đến từ công cụ hỗ trợ livestream trên YouTube của bên thứ 3.
Tuy nhiên Khiêm Vũ, một người có kinh nghiệm trong cộng đồng nội dung YouTube, cho biết do các livestream có tiêu đề, ảnh đại diện nên có khả năng tin tặc đã chiếm quyền điều khiển, hoặc lợi dụng công cụ bên thứ 3 có chức năng livestream cho kênh.
Người này cho biết nguyên nhân có thể đến từ Restream.io, công cụ giúp người dùng livestream cùng lúc trên nhiều nền tảng, gồm YouTube. Do có quyền chọn tiêu đề, hình ảnh và nội dung livestream, hacker có thể phát livestream trên kênh YouTube bằng cách tấn công ứng dụng này mà không cần truy cập tài khoản Google của kênh.
Chủ kênh có thể truy cập phần cài đặt ứng dụng kết nối với YouTube, kiểm tra danh sách công cụ kết nối với tài khoản Google rồi xóa những ứng dụng khả nghi hoặc không còn sử dụng. Ngoài ra, cần kiểm tra tính năng xác minh 2 bước, đổi mật khẩu tài khoản Google để tránh sự cố đáng tiếc.
Ngành công nghiệp livestream: Lời gợi mở cho nền kinh tế số Việt Nam Sự kết hợp giữa livestream và thương mại điện tử có thể tạo ra một ngành công nghiệp với quy mô hàng chục tỷ USD. Đây hứa hẹn sẽ là một thành tố rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số. Sức mạnh của nền kinh tế streaming Video đang là tương lai của nền kinh tế nội dung...