Việc nên và không nên làm với con khi ăn uống, tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
Khi trẻ ăn uống cũng là thời gian cha mẹ có thể dạy con nhiều điều bổ ích. Bên cạnh đó, cũng có những việc tuyệt đối không nên làm trong khoảng thời gian này.
Tuyệt đối không trách mắng trẻ khi ăn uống
Các bậc phụ huynh thường có thói quen là tranh thủ thời gian cả nhà đang ăn cơm để la rầy trẻ, đây là thói quen không tốt và có thể kéo theo những hệ lụy nguy hại đối với tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ. Nếu cha mẹ muốn dạy dỗ trẻ, hãy đợi trẻ ăn uống xong rồi bình tĩnh nói chuyện, nên hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên hợp lý cho trẻ, bố mẹ không nên trách mắng trẻ ngay trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Bố mẹ không nên trách mắng trẻ ngay trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn (Ảnh minh họa).
Bố mẹ la rầy trẻ bên mâm cơm sẽ ảnh hưởng tiêu cực như thế nào?
1. Trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng
Cảm giác thèm ăn của trẻ thường bị tác động bởi cảm xúc, khi trẻ vui vẻ đương nhiên trẻ sẽ ăn nhiều hơn, nếu tâm trạng của trẻ không được vui thì chắc chắn khẩu vị ăn uống của trẻ sẽ mất ngon. Khi các bố mẹ dạy dỗ con cái bên mâm cơm sẽ khiến tâm trạng của trẻ không thoải mái, ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống, khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi khi ăn.
2. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ
Khi bố mẹ la rầy trẻ, trẻ sẽ có xu hướng trốn thoát áp lực mà bố mẹ đã tạo ra, trẻ ăn vài miếng qua loa hoặc bỏ bữa để thể hiện thái độ bất mãn đối với bố mẹ. Quá trình “ăn chậm nhai kĩ” của trẻ bị ngắt quãng nên sẽ khiến hệ tiêu hóa không vận hành trơn tru, thậm chí khi trẻ vừa ăn vừa khóc nghẹn sẽ dẫn đến tình huống nguy hiểm là hóc thức ăn.
Bố mẹ nên dạy trẻ điều gì khi cả nhà đang quây quần bên mâm cơm?
Video đang HOT
Khi ăn cơm, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ di chuyển đĩa thức ăn hoặc chuyền cho nhau chén, đĩa, muỗng. Sau khi ăn xong, bố mẹ nên dạy trẻ thu dọn và rửa chén bát, đây là những việc trẻ nên làm và có thể làm được, giúp trẻ bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm đối với gia đình và khả năng tự lập.
Những quy tắc bố mẹ nên dạy con là: chủ động đưa chén bát đến tay người lớn tuổi, không bới, đảo thức ăn trên đĩa… (Ảnh minh họa).
Bố mẹ cần dạy dỗ phép tắc ăn uống cho trẻ, bởi điều này rất quan trọng và sẽ tác động đến khả năng giao tiếp cũng như những mối quan hệ sau này của trẻ. Những quy tắc bố mẹ nên dạy con là: chủ động đưa chén bát đến tay người lớn tuổi, không bới, đảo thức ăn trên đĩa…
3. Không ép buộc trẻ ăn quá no
Trẻ 3, 4 tuổi đã có thể ăn cơm, giai đoạn này bố mẹ không nên can thiệp quá nhiều vào chuyện ăn uống của con. Trẻ muốn ăn gì, ăn nhiều hay ăn ít đều nên do trẻ tự mình quyết định. Bắt ép trẻ ăn nhiều hoặc ăn những món không thích sẽ phản tác dụng, đó là khiến con trở nên biếng ăn hơn.
Nguồn: Sohu
Vô lý - vô tình trong quyết định đuổi học học sinh vì "nói xấu" giáo viên
Thu hồi quyết định đuổi học học sinh của Trường THPT Nguyễn Trãi (Thanh Hóa) vì "nói xấu" giáo viên là một việc cần thiết. Bởi việc đuổi học học sinh trong trường hợp này không chỉ vô lý mà còn còn thể hiện sự vô tình, vô tâm của chính những người làm giáo dục.
Vô lý
Theo như thông tin sự việc, một học sinh (HS) dùng điện thoại trong lớp bị cô giáo bộ môn tịch thu rồi giao lại cho giáo viên. Cô chủ nhiệm đọc được tin nhắn, cả lịch tin nhắn nhóm chát của học sinh nói xấu mình nên cô đã báo lên nhà trường. Sau đó, nhà trường ra quyết định đuổi học 7 học sinh tham gia nhóm nói chuyện này từ 1 tuần đến 1 năm, một em bị cảnh cáo trước toàn trường.
Quyết định kỷ luật đuổi học, cảnh cáo 8 học sinh của Trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa đã được thu hồi (Ảnh: Duy Tuyên)
Chị Lê Phương Huyên, đang học Thạc sĩ tại Mỹ cho biết, có quá nhiều vấn đề từ quyết định kỷ luật HS từ sự việc trên. Việc giáo viên tự ý xem nội dung tin nhắn riêng tư của HS có thể nói là hành vi lộng hành, họ không tôn trọng quyền riêng tư của học sinh.
Rồi kể cả việc có quy định giáo viên được phép kiểm tra điện thoại của HS cũng không có quyền cấm các em nghĩ xấu về giáo viên. Hành vi trừng phạt các em vì dám nói xấu thầy cô càng thể hiện... thầy cô như vậy rất khó để không bị nói xấu.
Việc đuổi học học sinh vì chúng tham gia vào một nhóm nói chuyện kín là chuyện rất khó tin. HS gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào khi một nhóm chung quan điểm bất đồng với giáo viên? Các em không lan truyền bịa đặt đồn thổi, không gây tổn hại cho xã hội, chỉ tìm một chỗ để xả ra ấm ức của mình.
Việc đuổi học HS vì "nói xấu" giáo viên ở trong trường hợp trên vừa không có lý lại còn thiếu cái tình. Một hiệu trưởng ở TPHCM bảy tỏ giáo viên có quyền thu điện thoại HS nếu HS vi phạm nội dung sử dụng điện thoại trong giờ học. Nhưng thu điện thoại không có nghĩa là mở ra đọc các thông tin cá nhân, riêng tư của các em. Việc đuổi học các em cũng cũng không dựa vào một quy định nào của ngành.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, hãng luật Giải Phóng cho biết, ông rất hài lòng với chỉ đạo thu hồi quyết định kỷ luật HS của Trường THPT Nguyễn Trãi.
Theo phân tích của ông Hưng, Hội đồng kỷ luật nhà trường quyết định đuổi học 7 em học sinh có liên quan, căn cứ áp dụng là theo Thông tư 08/TT năm 1988. Tuy nhiên, TT 08 không có quy định nào rõ ràng là việc nói xấu thầy cô và nói xấu như thế nào thì bị đuổi học và theo ông, TT 08 cách đây 30 năm đã quá lạc hậu, không điều chỉnh kịp những hành vi trên mạng xã hội, vốn được cho là riêng tư và quyền thể hiện cá nhân.
"Chưa nói, hành động xâm nhập điện thoại và FB của cô giáo như vậy là vi phạm quyền riêng tư, bởi các em chỉ lập nhóm kín, không phổ biến ra ngoài, nên rất khó chứng minh mức độ ảnh hưởng của hành vi", ông Hưng khẳng định.
Thiếu tình
Ông Nguyễn Kiều Hưng cũng nhấn mạnh, tuổi học sinh, tâm sinh lý các em chưa thực sự ổn định, bên cạnh việc dạy văn hóa, nhà trường, giáo viên cần truyền đạt lòng nhân ái, sự yêu thương. Áp dụng các biện pháp giáo dục hay kỷ luật cần tính đến các yếu tố tâm lý, xã hội. Không chừng lại có tác dụng ngược, phần lớn các em bị đuổi học đều rất dễ trở thành học sinh cá biệt trong tương lai, do mặc cảm và tâm lý...
Theo chị Lê Phương Huyên, chị cũng băn khoăn về cả hai hình thức kỷ luật được nhà trường đưa ra đuổi học các em là minh chứng của thật sự thất bại trong giáo dục, còn việc cảnh cáo, bêu rếu HS trước toàn trường là hình phạt phản giáo dục nhất.
"Theo tôi, chúng ta cần vận động để có quy định ngăn chặn các trường học thực hiện hình thức kỷ luật cảnh cáo HS trước toàn trường", chị Huyên đề xuất.
Quy định trong trường học chưa theo kịp so với những hành vi, ứng xử trên mạng xã hội
Quyết định đuổi học học sinh vì "nói xấu" giáo viên của Trường THPT Nguyễn Trãi đã kịp thời được thu hồi nhưng theo ông Nguyễn Hoàng Dũng, công tác trong ngành tham vấn, chúng ta cần cân nhắc trước hình thức kỷ luật đuổi học HS trong nhiều trường hợp khác.
Đuổi học HS là cách nhanh nhất để chúng ta chối bỏ trách nhiệm của nghiệp trồng người. Loại các em ra khỏi vòng tay người thầy, nhà trường là một hạ sách tệ nhất trong các cách ứng xử khi các em bị chối bỏ bởi chính những người thầy có thể rơi vào tình trạng bị kỳ thị, bị bỏ mặc.
"Nếu đuổi học là phương cách được vận dụng dễ dãi thì đâu là bản lĩnh hay sự kiên nhẫn của nhà trường, thầy cô với những học sinh "có vấn đề" vốn càng cần được yêu thương gấp bội.
Theo tôi giáo dục chính là dẫn đưa những tâm hồn lầm lạc trở về nẻo chính và được soi dẫn bởi dũng khí của những người thầy - từ tâm và tình yêu thương. Chúng ta đối xử với học trò hôm nay thế nào thì xã hội sẽ thừa hưởng gấp trăm lần trong tương lai", ông Dũng bộc bạch.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Dạy con không đòn roi: Sự kiện hoàn toàn miễn phí "Thương cho roi, cho vọt" - quan điểm dạy con này có thể rất thịnh hành thời phong kiến, nhưng đã quá lỗi thời cho xã hội ngày nay. Bố mẹ cần tìm hiểu phương pháp dạy con đúng đắn để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển lâu dài của con. "Kỷ luật roi vọt" - Cái con mất nhiều hơn...