Việc gì phải bỏ tiền trăm tỷ, nghìn tỷ để thi quốc gia tốt nghiệp THPT
Không chọn phương án nào trong 3 phương án thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN cho rằng: “Thi tốt nghiệp nên để cho các Sở GD-ĐT tổ chức còn thi đại học nên để cho các trường đại học tự tuyển sinh”.
Trao đổi với PV Dân trí về 3 phương án thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết: “Cả 3 phương án thi quốc gia THPT mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, tôi không chọn phương án nào cả bởi lẽ tôi quan niệm khác với các tác giả của 3 phương án này về thi tốt nghiệp THPT”.
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Vậy giáo sư quan niệm như thế nào về kỳ thi quốc gia?
Thi là một hình thức đánh giá cần thiết. Đã dạy học, đã đào tạo thì phải có đánh giá về kết quả giảng dạy, đào tạo sau mỗi khóa.
Bạn đồng ý theo phương án thi nào trong số 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia do Bộ GD – ĐT vừa mới công bố tại hội nghị tổng kết năm học 2013 – 2014?
Phương án 1: thi truyền thống 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Phương án 2: tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Video đang HOT
Phương án 3: chọn 11 môn học ở lớp 12 để tổng hợp thành 4 bài thi gồm: bài thi Toán – Tin, bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội và bài thi Ngoại ngữ.
Đánh giá qua thi tốt nghiệp THPT làđánh giá trình độ học vấn THPT của học sinh phổ thông, và sẽ cho tốt nghiệp những học sinh có trình độ học vấn phổ thông trung bình (thậm chí là trung bình “non một chút”).
Nhiều năm qua, thường các kỳ thi tốt nghiệp THPT đều cho đậu từ 95% đến trên 98%. Trừ những học sinh kém quá mới phải lưu ban, không cấp bằng tốt nghiệp. Vậy thì, đã chủ trương cho tốt nghiệp THPT như thế thì việc gì phải tổ chức thi tốn tiền của dân và của Nhà nước.
Bộ GD-ĐT nên giao cho các Sở GD-ĐT tổ chức thi với một quy chế chặt chẽ. Sở sẽ chỉ đạo các Phòng GD-ĐT ở quận/huyện tổ chức thi nghiêm túc tại mỗi trường. Trường nào đào tạo thì trường đó phải kiểm tra đánh giá (qua thi).
Tôi tin rằng, để giáo viên chấm thi học sinh do chính họ đào tạo sẽ rất chính xác, họ thừa biết học sinh nào xứng đáng được cấp bằng tốt nghiệp, học sinh nào nên xét vớt và học sinh nào quá kém cần lưu ban để bồi dưỡng thêm cho đạt đúng trình độ học vấn THPT.
Qua chỉ đạo, giáo viên trong trường cũng sẽ có một danh sách tốt nghiệp khoảng 95% trở lên số học sinh dự thi. Như vậy thì việc gì phải bỏ tiền trăm tỷ, nghìn tỷ để thi quốc gia tốt nghiệp THPT.
Nếu theo phương thức tổ chức thi của GS như vậy thì không có gì là đổi mới mà thực hiện lại theo phương thức thi ĐH cũ cách đây hơn chục năm khi chưa có thi “3 chung” là các trường ĐH tự tổ chức thi?
Tốt nghiệp THPT là những học sinh có trình độ trung bình về học vấn phổ thông. Với học vấn đó, học sinh có thể theo học hệ thống trung cấp nghề, cao đẳng nghề và những học sinh giỏi có thể thi vào các trường đại học.
Về tuyển sinh đại học, theo tôi, nên để các trường đại học tự đứng ra tuyển sinh. Tùy yêu cầu đào tạo mà trường đại học tự quyết định nên chọn học sinh có trình độ nào. Căn cứ vào đấy họ sẽ soạn đề thi sao cho qua thi tuyển, họ đạt yêu cầu tuyển sinh của khóa học.
Tôi tin rằng, những trường đại học có uy tín như các trường thuộc Đại học Quốc gia, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa… không bao giờ lại tuyển sinh học sinh kém về học vấn phổ thông. Và khi thi tốt nghiệp, họ cũng chẳng vì lí do gì mà phải dễ dãi với sinh viên.
Còn những trường đại học thiếu giáo viên có trình độ cao, thiếu cơ sở vật chất – kỹ thuật, lại tuyển học sinh kém vào học thì trước sau họ sẽ mất uy tín bởi sản phẩm đầu ra của họ không được nơi nào dùng cả.
Vậy vai trò của Bộ GD-ĐT sẽ như thế nào nếu tổ chức thi như trên?
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nên quản lý Nhà nước về đào tạo đại học và cần nắm các trường đại học trọng điểm. Các Bộ, ngành, các doanh nghiệp nên có trường do mình xây dựng, tổ chức, quản lý và tự lo đào tạo đáp ứng với yêu cầu nhân lực theo ngành nghề mà xã hội thực sự cần.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
ĐH Kinh tế Quốc dân: Loại 1.280 hồ sơ dự thi vì trùng tên
GS.TS Phạm Quang Trung, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, sau khi rà soát hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh, nhà trường đã loại 1.280 hồ sơ đăng ký của thí sinh.
Trao đổi với báo chí ngày 3/7, GS.TS Phạm Quang Trung - Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, nhà trường đã rà soát và loại bỏ được 1.282 hồ sơ ảo, bởi đây là những hồ sơ trùng lặp tên tuổi, ngày tháng năm sinh, trường học... do tình trạng một thí sinh đăng ký nhiều hồ sơ vào nhiều ngành khác nhau của trường. Thậm chí, có thí sinh đăng ký tới 7 bộ hồ sơ. Trong ngày làm thủ tục dự thi, nhà trường cho phép thí sinh chốt lại ngành thi trong nhiều ngành đã đăng ký.
"Qua việc loại hồ sơ "ảo" này, nhà trường đã tiết kiệm được nhân lực tương đương với việc phục vụ cho một điểm thi lớn với chi phí hơn 220 triệu đồng. Đây có thể coi là điểm mới trong công tác tuyển sinh của nhà trường" - GS Trung cho hay.
Thí sinh làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sáng nay 3/7.
Được biết, tuyển sinh 2014, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có tổng số 17.598 hồ sơ đăng ký dự thi. Ngoài các địa điểm thi tại Hà Nội, đối với Cụm thi tại Hải Phòng, Vinh, Quy nhơn, Nhà trường đã bố trí 3 điểm thi với 57 phòng thi. Trường đã điều động hơn 1.100 cán bộ, viên chức và sinh viên, đảm bảo mỗi phòng thi có ít nhất 01 giám thị là cán bộ viên chức. Đặc biệt, về phòng chống gian lận công nghệ cao trong thi, nhà trường đã trình chiếu những thiết bị công nghệ cao đang bán trên thị trường như bút, kính gắn camera, tai nghe truyền tin... trong buổi tập huấn cán bộ coi thi.
GS Trung cho biết, thực tế có rất nhiều phương tiện công nghệ thông tin hiện đại người bình thường rất khó phát hiện. Điều quan trọng nhất để giữ kỷ luật phòng thi là cán bộ coi thi, ngoài thực hiện đúng theo quy chế quy định phải tập trung quan sát các thí sinh sẽ phát hiện ra ngay nếu thí sinh đó có biểu hiện gian lận. Đến thời điểm này các điểm thi đã được kiểm tra lần cuối, đảm bảo về cơ sở vật chất, thuận tiện cho thí sinh tham gia kỳ thi. Nhà trường chỉ đạo, tăng cường công tác, nghiệp vụ, quy trình của tuyển sinh, do đó công tác tập huấn đã được triển khai đến từng cán bộ coi thi, đảm bảo đầy đủ, đúng quy trình, không để xảy ra sai sót nào dù nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, nhằm giúp thí sinh có tâm lý tốt nhất để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi, đối với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đã miễn phí 1.200 suất ăn chính, 2000 suất bánh Kinh đô và sữa, 500 chỗ ở cho thí sinh và một người thân đi cùng, miễn phí tiền gửi xe máy, xe đạp cho thí sinh ở điểm thi tại trường, các điểm căng tin, nhà ăn tại trường phục vụ cho thí sinh và gia đình khi có nhu cầu.
GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đến thăm, động viên và tặng quà cho thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con thương binh, Gia đình Liệt sĩ đang ở tại khu Nội trú của trường.
Theo Dân Trí
Ngày 4/8, Tòa xử vụ Tiến sỹ bị thu hồi bằng kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Theo kế hoạch, ngày 4/8, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ chính thức mở phiên tòa xét xử vụ ông Hoàng Xuân Quế - nguyên Phó Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng ĐH Kinh tế Quốc dân kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sỹ ngành Kinh tế của ông. Đây là vụ án được...