Việc chỉnh lý SGK không phải là điều bất thường
Cuối học kỳ 1 năm học 2020-2021, NXB Giáo dục Việt Nam và NXB ĐH Sư phạm TP.HCM đã đề xuất Bộ GD-ĐT điều chỉnh một số nội dung của cả 5 bộ SGK lớp 1.
Trước thông tin này, một số phụ huynh bày tỏ sự lo ngại. Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu để làm rõ hơn về vấn đề này.
* Phóng viên: Sau 1 học kỳ triển khai chương trình, SGK lớp 1 mới, đến thời điểm này, cả 5 bộ sách đều được các NXB đề xuất điều chỉnh. Bà có thể nói rõ hơn về việc điều chỉnh này?
- Bà Trần Thị Ngọc Châu: Cuối tháng 12/2020, NXB Giáo dục Việt Nam đã đề xuất Bộ GD-ĐT cho điều chỉnh một số nội dung trong 4 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Nhiều đầu sách trong 4 bộ sách này hiện đang được sử dụng để giảng dạy tại các trường TH trên địa bàn tỉnh trong năm học 2020-2021. Dự kiến, NXB sẽ chỉnh sửa các nội dung đã rà soát khi tái bản sách vào năm học tới 2021-2022.
Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản cho phép điều chỉnh ngữ liệu SGK tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều của NXB ĐH Sư phạm TP.HCM, với 13 bài đọc thay thế và điều chỉnh bổ sung nhiều từ ngữ bị cho là phản cảm, khó hiểu… NXB ĐH Sư phạm TP.HCM đang khẩn trương cung cấp tài liệu điều chỉnh đến các cơ sở giáo dục đang sử dụng SGK môn tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều.
Tuy nhiên, các trường TH trên địa bàn tỉnh không sử dụng sách tiếng Việt thuộc bộ Cánh Diều nên tài liệu môn học này không phải điều chỉnh trong năm học 2020-2021.
* Việc điều chỉnh SGK có phải là điều bất thường hay không, thưa bà?
- Việc chỉnh lý SGK không phải là điều bất thường. Phụ huynh HS không nên quá lo lắng về vấn đề này. Việc chỉnh lý SGK hàng năm là trách nhiệm của NXB và tác giả theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các NXB thực hiện rà soát để kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp nhằm hoàn thiện tài liệu giảng dạy, hỗ trợ tốt nhất việc dạy và học của GV, HS. SGK của chương trình giáo dục phổ thông trước đây cũng đã trải qua hàng chục lần chỉnh lý như vậy.
Video đang HOT
* Tuy nhiên, việc đề xuất điều chỉnh chứng tỏ SGK hiện nay có những nội dung chưa thực sự phù hợp. Như vậy, điều này có ảnh hưởng gì đến việc triển khai giảng dạy của các nhà trường và mua sắm thiết bị dạy học lớp 1 của tỉnh hay không?
- Việc điều chỉnh SGK không ảnh hưởng quá nhiều đến việc giảng dạy, cung cấp kiến thức cho HS. GV có thể chủ động lựa chọn, điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng HS, phù hợp với từng vùng miền để HS đạt được mục tiêu của chương trình.
Theo Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về danh mục thiết bị dạy học lớp 1 thì thiết bị dạy học dùng chung cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tất cả các bộ SGK của chương trình này. Do đó, việc trang bị thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không bị ảnh hưởng khi SGK có sự điều chỉnh.
Sau 1 học kỳ của năm học 2020-2021, hai NXB của cả 5 bộ SGK lớp 1 đều đề nghị điều chỉnh nội dung SGK. Trong ảnh: HS lớp 1 Trường TH Lê Thành Duy (TP. Bà Rịa) trong một tiết học.
* Năm học tới, tất cả các bộ SGK lớp 1 đều được điều chỉnh, điều này đồng nghĩa với việc SGK lớp 1 của năm học này không thể sử dụng lại? Bà nhìn nhận như thế nào về điều này?
- Sở GD-ĐT đã có công văn số 23/SGDĐT-GDMNTH ngày 6/1/2021 về việc lấy ý kiến của GV đang sử dụng bộ sách lớp 1 năm học 2020-2021. Sở sẽ có báo cáo cụ thể đầu sách nào được giữ lại áp dụng cho năm học sau, đầu sách nào được đề xuất chọn lại. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc sẽ có khả năng một số đầu sách không được tiếp tục sử dụng trong năm học tới. Tuy nhiên, qua một năm học, GV trực tiếp giảng dạy đã có sự đánh giá, cân nhắc về các đầu sách nên việc lựa chọn lại SGK sẽ tạo điều kiện để chọn ra bộ sách phù hợp nhất cho những năm học sau.
Với những đầu sách được giữ lại, dù đã có sự điều chỉnh nội dung nhưng HS vẫn có thể sử dụng lại những cuốn SGK cũ. Sở GD-ĐT sẽ yêu cầu GV sâu sát trong quá trình giảng dạy, lưu ý HS những nội dung đã được điều chỉnh để không ảnh hưởng tới việc học tập của các em.
* Năm học tới, quy trình lựa chọn SGK lớp 1 sẽ được tiến hành như thế nào, thưa bà?
- Năm học 2020-2021, việc lựa chọn SGK lớp 1 được thực hiện theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Theo đó, SGK do các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn. Tuy nhiên, từ năm học 2021-2022, việc lựa chọn SGK lớp 1 sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.
Cụ thể, qua một học kỳ thực hiện chương trình, SGK lớp 1, Sở GD-ĐT sẽ lấy ý kiến góp ý của GV và các cơ sở giáo dục. Sau đó, Sở GD-ĐT sẽ có báo cáo trình UBND tỉnh xem xét và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK dựa trên báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất. Đầu sách nào được UBND tỉnh quyết định chọn lại, Sở GD-ĐT tổ chức lựa chọn lại đầu sách đó theo quy trình quy định tại Thông tư 25. Và từ năm học 2021-2022 trở đi, các cơ sở giáo dục TH trên địa bàn tỉnh sẽ sử dụng luôn bộ SGK lớp 1 này mà không phải điều chỉnh, lựa chọn lại nữa.
* Xin cảm ơn bà!
Ai định giá sách giáo khoa?
Giá sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình mới, gồm 5 bộ sách, đều cao hơn rất nhiều so với giá SGK lớp 1 cũ - tăng tới 267%.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần có sự giám sát đặc biệt đối với thị trường SGK - Ảnh: Như Ý
Lo tình trạng "đi đêm"
Theo chương trình giáo dục hiện hành, NXB Giáo dục Việt Nam (GDVN) là đơn vị duy nhất xuất bản và phát hành SGK từ lớp 2 đến lớp 12. Theo chương trình mới, từ năm học này, có thêm 3 NXB tham gia thị trường, nhưng NXB GDVN vẫn ở thế thượng phong.
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông (Nghị quyết 88) trong đó có nội dung "một chương trình, nhiều SGK", năm 2019, Bộ GD&ĐT tổ chức thẩm định và phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng cho năm học 2020-2021.
Trong đó có 4 bộ SGK đến từ các đơn vị thành viên của NXB GDVN, 1 bộ là sản phẩm kết hợp của NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TPHCM (bộ sách Cánh Diều). Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm học này, cả nước có khoảng 1,7 triệu học sinh vào lớp 1. Thị phần của bộ sách Cánh Diều, bộ sách duy nhất nằm ngoài NXB GDVN, chiếm khoảng 30%. Khoảng 70% còn lại thuộc về 4 bộ sách trực thuộc NXB GDVN.
Vừa qua, Bộ GD&ĐT cho biết đã nhận được bản thảo SGK lớp 2 của 4 NXB. So với SGK lớp 1, sân chơi đã có thêm 1 NXB nữa là NXB Đại học Quốc gia TPHCM. Tuy nhiên, từ năm học 2021-2022, quyền lựa chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019 thuộc về UBND các tỉnh, thành phố. Như vậy, từ năm học sau, mỗi tỉnh, thành phố sẽ thống nhất 1 lựa chọn (có thể lựa chọn mỗi bộ sách một số môn), thay vì mỗi trường một lựa chọn như năm học này. Nhiều chuyên gia lo lắng, liệu có tình trạng "đi đêm" trong chọn SGK hay không khi chỉ còn 1 đầu mối thay vì hàng nghìn, hàng trăm nghìn đầu mối như năm nay.
SGK lớp 1 năm học 2019-2020 có giá 54.000 đồng/bộ (không gồm sách tham khảo). Giá SGK theo chương trình mới tăng đến 267%. Ngoài SGK môn học bắt buộc, các NXB cũng kê khai giá SGK tiếng Anh (môn học tự chọn) theo chương trình giáo dục phổ thông mới từ 45.000-99.000/cuốn. Thậm chí, bộ sách tiếng Anh lớp 1 của NXB ĐH Sư phạm TPHCM (1 trong 6 bộ tiếng Anh được Bộ GD&ĐT phê duyệt) có giá còn cao hơn 1 bộ SGK 9 môn của các NXB.
Tăng giá phải có lộ trình
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về quản lý giá SGK mới, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, cho biết, việc triển khai Nghị quyết 88 đã có những ưu điểm như thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức, nhà giáo, chuyên gia giỏi tham gia.
Vì được lựa chọn bởi nhiều nhóm tác giả nên có sự cạnh tranh về mặt chất lượng, nội dung sách nên giáo viên, học sinh, phụ huynh có điều kiện chọn cho mình bộ SGK hay và phù hợp nhất để giảng dạy, học tập. Cũng vì được nhiều NXB tham gia nên việc in ấn, phát hành diễn ra trong môi trường cạnh tranh, không còn dư luận về độc quyền trong xuất bản SGK như trước đây.
Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng, việc Bộ GD&ĐT chưa ban hành 1 bộ SGK chuẩn, việc biên soạn, in ấn, phát hành và quyết định giá SGK thuộc về các NXB, đặc biệt trong bối cảnh thị trường SGK vẫn còn doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các chi phí hình thành giá SGK do các NXB tự trang trải có thể dẫn tới việc tự định giá SGK ở mức cao so với nhu cầu xã hội.
Việc triển khai SGK mới có mặt bằng giá cao hơn SGK cũ khoảng 2 lần (chưa tính yếu tố quy cách chất lượng khác như số lượng màu, chất lượng giấy in, số lượng cuốn sách...) đã ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, đặc biệt đối với người dân ở vùng khó khăn.
Ông Tuấn cho rằng, Nhà nước cần có giải pháp để điều tiết giá, đảm bảo công bằng giữa các NXB. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội, đặc biệt cho các đối tượng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn.
Theo ông Tuấn, Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV vừa qua đã thảo luận về việc bổ sung mặt hàng SGK vào danh mục Nhà nước định giá bằng hình thức định giá tối đa thực hiện theo quy định của Luật Giá. Chính phủ đang chờ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để triển khai các công việc tiếp theo.
Thanh tra việc trang bị SGK, tài liệu tham khảo
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản gửi giám đốc các Sở GD&ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Sở yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo.
Tháo gỡ khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 1 Đến thời điểm này, thầy và trò các nhà trường đã đi qua gần hết học kỳ I, lớp 1- khối lớp đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới (CTGDPTM) với sách giáo khoa mới. Với phương châm "khó đâu gỡ đó", ngành GDĐT, các nhà trường và giáo viên đứng lớp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã...