Vì tương lai tươi sáng của các em học sinh nơi biên giới
Thực hiện Chương trình Nâng bước em tới trường và mô hình Con nuôi đồn Biên phòng do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, đến nay, các đồn Biên phòng đã trực tiếp nhận hỗ trợ, đỡ đầu gần 3.000 lượt cháu học sinh với mức 500.000 đồng/cháu/tháng (đến khi học hết lớp 12).
Cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng đã ủng hộ nguồn kinh phí gần 95 tỷ đồng để hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu. Hiện nay, các đồn Biên phòng đang nhận nuôi 359 cháu, trong đó, có 239 cháu nhận nuôi tại đồn, 120 cháu nhận nuôi tại gia đình.
Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình tổ chức nhận nuôi cháu Cao Ngọc Huyên tại đơn vị năm 2019. Ảnh: Châu Thành
Nhân dịp Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị tuyên dương học sinh, sinh viên tiêu biểu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường – Con nuôi đồn Biên phòng” giai đoạn 2016-2021, phóng viên Báo Biên phòng lược ghi những ý kiến chia sẻ đầy tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu dự hội nghị.
Đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La:
Chương trình “Nâng bước em tới trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” (gọi tắt là Chương trình) của Bộ Tư lệnh BĐBP phát động đã đạt được hiệu quả rất tốt. Chương trình đã trở thành một “điểm tựa” vững chắc cho không ít gia đình và giúp các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tới trường. Kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua đã tạo động lực tinh thần mạnh mẽ và là tiền đề để thực hiện tốt công tác vận động quần chúng ở khu vực biên giới, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Chương trình đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, nhân văn, có sức lan tỏa sâu rộng và có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với học sinh, thầy cô giáo ở khu vực biên giới, mà còn lan tỏa đến cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh quan tâm ủng hộ, chia sẻ. Chương trình đã tiếp thêm nghị lực cho nhiều hộ gia đình, nhiều mảnh đời khó khăn, mở ra tương lai cho các cháu tiếp tục vững bước trên con đường học tập, tích lũy kiến thức để trở thành công dân có ích, góp phần xây dựng quê hương biên giới ngày càng phát triển vững mạnh. Đặc biệt, góp phần quan trọng vào xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực quốc phòng, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Quân đội và cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; xây dựng “biên giới lòng dân” vững chắc.
Với hiệu quả của Chương trình, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đồng hành với BĐBP thực hiện Chương trình theo phương châm “Thực tâm, thực chất, trách nhiệm, hiệu quả”. Đến nay, nhiều đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo một số sở, ngành và lãnh đạo một số huyện biên giới đã cùng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh nhận đỡ đầu các cháu, mỗi đồng chí từ 1-2 cháu. Cá nhân tôi cũng đã bàn bạc với gia đình và nhận đỡ đầu 2 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ năm 2018 đến nay.
Video đang HOT
Giáo sư, Tiến sĩ Thái Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An:
Trên khu vực biên giới của tỉnh Nghệ An có địa hình hiểm trở, địa bàn định cư chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số với cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức chưa đồng đều. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến công tác phát triển ngành giáo dục của địa phương. Hằng năm, vẫn có nhiều em học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện vùng cao phải đối diện với nguy cơ bỏ học giữa chừng. Trong cả quá trình dài, BĐBP Nghệ An luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực để ngành giáo dục của địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng tham gia hỗ trợ các nhà trường xây dựng, tu sửa trường học, vận động các em học sinh bỏ học trở lại lớp… Thực hiện chủ trương của cấp trên, đến nay, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đang nhận đỡ đầu 96 em học sinh theo Chương trình “Nâng bước em đến trường” và nhận nuôi dưỡng, chăm sóc 17 em theo mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng”.
Từ thực tế tại địa phương, chúng tôi nhận thấy, Chương trình do Bộ Tư lệnh BĐBP triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhất là Đề án của Chính phủ về “Xây dựng xã hội học tập”. Qua đó, tạo điều kiện cho hàng nghìn em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới có thêm cơ hội vươn lên trong cuộc sống và học tập. Chúng tôi mong muốn, Bộ Tư lệnh BĐBP tiếp tục thực hiện Chương trình để đồng hành, hỗ trợ ngành giáo dục ở địa bàn khó khăn, biên giới.
Đại tá Lưu Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Hà Giang:
Qua 5 năm thực hiện Chương trình đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng, mang tính nhân văn sâu sắc, để lại ấn tượng, tình cảm tốt đẹp, được cấp ủy, chính quyền, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Chương trình đã phát huy được vai trò của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị – xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, đó là, khi nhận các cháu về nuôi tại đơn vị, các cháu còn nhỏ, nhận thức chưa toàn diện và không thành thạo tiếng phổ thông; một số cháu là nữ, việc hướng dẫn các cháu trong nếp ăn, nếp ở, sinh hoạt có nhiều bất tiện. Việc đi học hằng ngày của các cháu phải có người đưa, đón.
Từ những khó khăn trên, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị nhận các cháu về nuôi có kế hoạch phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách. Đối với việc sinh hoạt hằng ngày của các cháu học sinh nữ, các đơn vị nhận được sự hỗ trợ nhiệt thành của chị em là vợ của cán bộ đồn và các cô giáo gần đơn vị trong chỉ bảo, hướng dẫn các cháu nền nếp ăn ở, sinh hoạt… Đồng thời, giao cán bộ Đội Vận động quần chúng trực tiếp đưa, đón các cháu đến trường hằng ngày. Kết quả, đến nay, các đơn vị và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã nhận đỡ đầu 44 cháu, lựa chọn 27 cháu có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa đưa về đồn Biên phòng nuôi dưỡng, giúp các cháu có môi trường, điều kiện học tập tốt hơn.
Cháu Cao Ngọc Huyên, dân tộc Chứt, học sinh lớp 10, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình:
Gia đình cháu có 2 chị em. Năm 2014, bố cháu bị bệnh nặng qua đời, mẹ cháu không có việc làm ổn định, gia đình cháu rất nghèo. 2 chị em cháu đã có ý định bỏ học, giúp mẹ làm rẫy, trồng sắn để có thêm thu nhập. Đến đầu năm 2019, cháu được các chú ở Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình nhận về đồn làm con nuôi và cho đi học. Ban đầu, mới về đơn vị, cháu rất lo lắng, không dám nói chuyện với ai. Nhưng được các chú ở đồn quan tâm, chỉ bảo nên cháu đã quen dần và mạnh dạn hơn với các hoạt động ở đồn. Hằng ngày, các chú chở cháu đi học, thi thoảng các chú lại chở cháu về nhà thăm mẹ.
Sau này, các chú đón thêm 4 em về ở cùng với cháu và các em cũng dần quen với cuộc sống ở đơn vị như cháu trước đây. Ở đồn, ai cũng yêu thương, quý mến và chăm sóc chúng cháu. Cháu thấy mình lớn hơn, ham học hơn và kết quả học tập ngày càng tiến bộ hơn, năm nào cháu cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Năm nay, cháu học lớp 10, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, trường cách xa đơn vị hơn 100km. Cháu rất buồn khi phải xa các chú bộ đội, nhưng các chú thường xuyên hỏi thăm cháu như lúc cháu còn ở đơn vị, vì cháu mãi là “con của đồn”, “con của các chú”. Vừa rồi, các chú mua điện thoại di động để cháu học bài trực tuyến. Cháu xin hứa sẽ học tập tốt để đạt được ước mơ sau này là trở thành người chiến sĩ Biên phòng như các chú.
Ai là người chữa lành tâm lý cho những người thầy?
Những lùm xùm trong ngành giáo dục hiện nay, có lẽ phần nhiều đề cập đến đạo đức nhà giáo, đạo đức học sinh, đạo đức trường học...
Ảnh minh họa
Nghe thì đầy tính nhân văn, nó thể hiện sự tiến bộ, sự vượt bậc... và sự lên ngôi của vấn đề giáo dục con người đối với xã hội. Không phải là tất cả, nhưng từ cấp độ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Phổ thông rồi mới đây là Đại học, dư luận quan tâm đó chính là những lời nói, những hành vi của những người thầy, người cô đối với học trò của mình.
Tôi không ủng hộ cho những hành vi đó, trước hết cần khẳng định như vậy. Nếu xét ở khía cạnh đạo đức con người, hơn nữa, cái tư duy "người lớn thì không chấp nhặt với trẻ con", vậy nên, trong các trường hợp thầy A, cô B, cô C,... nào đó, nếu có hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức thì y như rằng bị cộng đồng lên án. Sau đó, là những xỉa xói, những chỉ trích, những bàn luận,... đấu tranh gay gắt của cộng đồng về những hành vi đó.
Là một giảng viên, tôi may mắn vì được giảng dạy với một đối tượng lớn, đã đủ nhận thức về những hành vi của mình, hơn nữa, môi trường của tôi toàn những cô, cậu sau này cũng ấp ủ để làm những người thầy, người cô tương lai. Vì vậy, đa số những tiết học diễn ra bình an, hòa thuận.
Nhưng không phải tất cả là như vậy, cá biệt trong lớp vẫn có vài cậu ngủ trong giờ, nói chuyện, vài cô bé mang son phấn lên giảng đường, soi gương, chuốt mi, cuộn tóc,... Thử hỏi chúng ta có điên tiết, có ngứa mắt không? Có lẽ, chỉ trừ những người lên lớp, giọng đều đều, nhìn lên trần nhà giảng bài thì mới không có một lời "mát mẻ" nào được buông ra.
Với tư cách là một người vừa thoát ra khỏi lấm lem của ruộng đồng, những chắt chiu của bố mẹ để có tiền cho con đi ăn học cho "bằng bạn bằng bè", tôi cũng đành phải nói vài lời, rất may, vì tôi nghĩ, mình còn trẻ, nên chỉ bằng cách chia sẻ những điều tích cực, những tấm gương, những câu chuyện truyền cảm hứng - nhưng với sinh viên, các bạn ấy nghĩ, thật nực cười. Có thể do tôi kể chuyện kém duyên?
Đồng nghiệp tôi, học trò của tôi và các học viên của tôi thì không may mắn như vậy, khi được chia sẻ, rất nhiều thầy/ cô giáo ở các bậc Tiểu học, THCS và THPT đã dùng những cụm từ "lãnh cảm", thờ ơ, lên lớp cho xong,... không dám nói nặng lời, thấy học sinh sai cũng không còn mạnh mẽ và quyết liệt nữa. Họ sợ cái gì? Họ sợ sự không đồng cảm từ phụ huynh, từ học trò, từ chính đồng nghiệp của mình. Họ mong gì? Họ mong bình yên!
Có rất nhiều thầy cô giáo đã bất lực, đã rất "khổ tâm" khi thấy những hành vi không đúng chuẩn mực, những nhận thức sai lệch của học trò. Người ta ví, người thầy giáo khi lên lớp vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên.
Nhưng diễn viên khi ánh đèn sân khấu tắt, cảnh quay hết, họ trở lại là chính mình. Còn người thầy, người cô, đó còn là sự day dứt, sự ám ảnh, là những nguy cơ mà người đi trước có thể nhìn thấy ở học trò mình, nếu tiếp tục như vậy, đó là vấn đề con người, là tương lại, là cuộc sống của họ đấy.
Người giáo viên được gì sau khi mắng học trò, xin thưa, những trận bốc hỏa, những lần nghẹt thở, là học sinh ghét, là phụ huynh thưa kiện, là báo chí lên án,... Hiểm họa là khôn lường.
Chúng ta đừng bao giờ mang cái nước ngoài ra để so sánh, nước ngoài bao nhiêu học sinh 1 lớp, 1 thầy cô dạy, nhưng có bao nhiêu lực lượng chức năng khác vào cuộc để hỗ trợ cho ngành giáo dục, cho thầy cô giáo.
Điều đau xót nhất khi học viên của tôi thổ lộ rằng, họ đơn độc trên hành trình đi truyền cái chữ, dạy học trò, mà nếu chỉ truyền cái chữ không, đơn giản hơn rất nhiều, bởi giống như chuyện dạy thêm, ở các lớp, trung tâm học thêm, thầy cô không cần "bao đồng" đến vậy, ra khỏi lớp, hết tiền, hết trách nhiệm. Nhưng khẩu hiệu rất lớn trên các nhà trường: "TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN".
Làm thế nào để giải quyết được mâu thuẫn này, lương tâm nhà giáo, lương tâm làm người,.... Và rồi, thầy cô giáo là những người cô đơn nhất, bao nhiêu áp lực tâm lý, có khi nào, chúng ta chỉ quan tâm đến con trẻ, đến những tổn thương của người học.
Có khi nào, chúng ta quan tâm đến cảm xúc của người thầy giáo? Thầy cô có phải là robot dạy học không? Thầy cô là người lớn, là người lớn không có những tổn thương, không cần sự đồng cảm, không cần sự chia sẻ,...?
Giúp trẻ vượt qua khó khăn do học trực tuyến kéo dài Từ cuối năm học cũ vắt sang năm học mới, học sinh vẫn chưa được đến trường do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các chuyên gia đồng tình rằng, học online là chủ trương đúng đắn, là giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc học nhưng cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của hình thức...