Vị thế nhà giáo phải gắn liền với năng lực và trách nhiệm
Khẳng định vị thế nhà giáo đã và đang được cả xã hội tôn vinh, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, song song với sự tôn vinh đó, xã hội cũng đòi hỏi nhà giáo phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức, phong cách, có đủ năng lực thực sự đáp ứng yêu cầu và sự kỳ vọng của xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngày 15.12, tại TP Quy Nhơn, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp với Văn phòng Chương trình khoa học giáo dục và các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn Phòng Bộ, Vụ Giáo dục Trung học) tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay”. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã đến dự và chủ trì hội thảo.
Hội thảo đã nghe báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục về tổng quan đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay.
Theo đó, tính đến ngày 15.8.2018, cả nước có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông; trong đó có 309.770 giáo viên mầm non, 395.848 giáo viên tiểu học, 305.815 giáo viên THCS và 149.710 giáo viên THPT.
Năm học 2017-2018, có tổng cộng 69.539 giảng viên đại học và 3.162 giảng viên cao đẳng sư phạm. Cục Nhà giáo đánh giá việc thực hiện trí vị trí việc làm; tổ chức bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, phổ thông; thực hiện các chính sách về lương và phụ cấp trong thời gian qua đã được các địa phương thực hiện khá tốt, góp phần đảm bảo đủ số lượng giáo viên đứng lớp và tạo động lực để giáo viên yên tâm làm tốt nhiệm vụ.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã khẳng định: Giáo viên có vai trò rất quan trọng và vị thế nhà giáo luôn được đặc biệt quan tâm. Đây là chuyện đã có từ lâu và không phải ngẫu nhiên. Nhận thức điều này sẽ giúp các thầy cô thấy rằng, xã hội tôn vinh nghề giáo nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải làm thế nào để xứng đáng với sự tôn vinh đó.
Thứ trưởng mong muốn, các thầy cô phải giữ gìn, chắt chiu những thành tích của ngành và trân trọng những ai đã nỗ lực, cố gắng vì sự nghiệp trồng người.
Video đang HOT
Các đại biểu tại hội thảo
Trên thực tế, để thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trước yêu cầu đòi hỏi của xã hội về nhà giáo, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Thứ trưởng Độ giải thích: “Chuẩn ở đây hiểu theo nghĩa chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Chuẩn về bằng cấp chỉ ở trong mắt mọi người còn chuẩn về nghề nghiệp là chuẩn trong lòng mọi người… Vì vậy, chuẩn nghề nghiệp đưa ra các nội dung liên quan đến phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phong cách… Đòi hỏi cả cán bộ quản lý phải có tư duy đổi mới, quản trị nhà trường hiệu quả, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, xây dựng và thúc đẩy quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội… Bộ đã ban hành chuẩn này và sắp tới sẽ xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn”.
Thứ trưởng cũng lưu ý các địa phương, nhà trường không coi chuẩn này là danh hiệu thi đua, phấn đấu đạt được để được bổ nhiệm. Cán bộ, giáo viên hãy coi chuẩn này là mục tiêu để soi lại mình, tự mình bồi dưỡng, xem mình thiếu cái gì cần học thêm để đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc và có đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu mới.
“Đặc biệt, cán bộ, giáo viên nào đã vi phạm đạo đức nhà giáo thì sẽ không đạt chuẩn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến chất lượng đào tạo giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm, Thứ trưởng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng phải chú trọng chương trình bồi dưỡng và chương trình đào tạo, phải quan tâm đến chất lượng đầu ra của giáo viên.
“Đã có nhiều ý kiến phát biểu là chương trình đào tạo chú trọng với thực hành, phải gắn trường đại học với trường phổ thông”, Thứ trưởng Độ yêu cầu.
Nâng cao đội ngũ nhà giáo thì phải nói tới vai trò quản lý, quan tâm đến chính sách của đội ngũ nhà giáo, phải quan tâm tạo động lực cho cán bộ, giáo viên. “Sắp tới Bộ sẽ xây dựng quy chế tự chủ khi thực hiện dân chủ trong nhà trường. Nếu một môi trường làm việc dân chủ, giáo viên sẽ cảm thấy được khích lệ, khơi dậy sự đam mê trong giáo viên. Tôi đưa ra công thức hiệu quả công việc bằng 3 chữ này: Biết làm, được làm và có động lực để làm. Nếu đủ 3 yếu tố này thì hiệu quả đạt được sẽ tốt”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
P.V
Theo giaoducthoidai
Hà Nội: Tổ chức Giải thưởng Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo lần thứ 2
Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và trung tâm HOCMAI tổ chức xét chọn Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 2 năm học 2017-2018.
Lễ trao Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ nhất năm học 2016-2017.
Đây là giải thưởng cao quý được với mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học; có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học".
Đồng thời khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở, tạo ra những hiệu quả mới, những chuyển biến mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
Theo kế hoạch, giải thưởng được diễn ra 2 vòng: Sơ khảo và Chung khảo. Vòng chung khảo dự kiến sẽ diễn ra trong 4 ngày (15,16,17,19/10/2018). Ban Tổ chức giải thưởng thành lập Hội đồng xét duyệt từng cấp học: cấp Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT với tổng số 129 nhà giáo tham gia báo cáo.
Tại buổi xét duyệt mỗi cá nhân sẽ báo cáo những kết quả nổi bật thể hiện sự tâm huyết, sáng tạo, những ý tưởng, cách làm, kết quả nổi bật của những đổi mới, sáng tạo trong quản lý, trong dạy học, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động (giúp đỡ học sinh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi)... mà cá nhân đã đạt được trong năm học 2017 - 2018, với những minh chứng cụ thể để minh họa. Hội đồng xét duyệt sẽ phỏng vấn trực tiếp các nhà giáo.
Cơ cấu giải thưởng:
- Giải thưởng mức độ 1: Mỗi nhà giáo được thưởng 10 triệu đồng, cúp pha lê và chứng nhận;
- Giải thưởng mức độ 2: Mỗi nhà giáo được thưởng 05 triệu đồng, cúp pha lê và chứng nhận;
- Giải thưởng mức độ 3: Mỗi nhà giáo được thưởng 02 triệu đồng, cúp pha lê và chứng nhận.
- Giải phụ:
Nội dung: Nhà giáo có chuyên đề, sản phẩm khoa học: Đổi mới, sáng tạo nhất; tính Ứng dụng cao nhất; Tiềm năng nhất.
Mức thưởng: 5 triệu đồng và giấy chứng nhận.
Quà và phần thưởng do Hệ thống Giáo dục HOCMAI tài trợ với tổng số tiền tài trợ 895 triệu đồng.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Người thiết kế và giúp trò thi công tốt nhất Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục yêu cầu chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Để làm tốt vấn đề này thì chất lượng đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định. Năng lực người thầy quyết định chất lượng giáo dục....