Vì sao trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh?
Một số trường học ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh như một hình thức xử phạt mà không bị coi là bạo hành hay ngược đãi trẻ em.
Giáo viên ở Mỹ được phép đánh học sinh.
Những ngày qua, dư luận Mỹ xôn xao trước việc giáo viên dạy lớp 8 tại trường trung học ở bang Colorado có tên Kris Burghart đã chiếu lên bảng hàng chữ “Tôi muốn giết trẻ con” để giữ trật tự lớp học. Thông điệp đầy bạo lực này đã khiến một số học sinh trong lớp bất an, thậm chí sợ hãi.
Trước vụ việc này, trường học quyết định sa thải ngay lập tức giáo viên Burghart. Phương pháp dạy học này được dư luận đánh giá là hành động không thể chấp nhận được.
Từ trước đến nay, phương pháp dạy học ở Mỹ gây nhiều tranh luận trái chiều, trong đó có việc giáo viên đánh học sinh bằng bản gỗ như một hình thức kỷ luật mà không bị kết tội bạo hành trẻ em.
Video đang HOT
Phạt đánh đòn học sinh được thực hiện căn cứ theo một phán quyết năm 1977 của Tòa án Tối cao Liên bang Mỹ. Phán quyết này kết luận rằng việc đánh đòn không vi phạm đến quyền lợi học sinh.
Theo thống kê, 19 bang ở Mỹ cho phép giáo viên đánh học sinh bao gồm: Alabama, Arizona, Arkansas, Colorado, Florida, Georgia, Idaho, Indiana, Kansas, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, North Carolina, Oklahoma, South Carolina, Tennessee, Texas và Wyoming. Phương pháp dạy dỗ học sinh này được một số trường viết vào trong cuốn sổ tay.
Nội dung sổ tay có nội dung ban lãnh đạo nhà trường có quyền đánh học sinh. Cụ thể, các hình phạt được sử dụng nhằm trừng phạt hoặc chấn chỉnh học sinh bằng cách dùng bản gỗ đánh vào mông. Chỉ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được thi hành và không đánh quá 5 cái. Và hình phạt này không bị coi là “tấn công, bạo hành hay ngược đãi trẻ em”.
Trước việc giáo viên có thể đánh học sinh, một số chuyên gia, nhà nghiên cứu, tổ chức quốc tế đã đưa ra quan điểm trái chiều.
Cụ thể, giáo sư lịch sử Judth Kafka tại ĐH Baruch (Mỹ) cho rằng, công việc của giáo viên không chỉ dạy học sinh kiến thức mà còn chấn chỉnh hành vi của học sinh. Thầy cô giáo còn dạy học sinh cách cư xử để trở thành một thành viên của xã hội, một công dân gương mẫu và có trách nhiệm. Theo đó, giáo viên phạt học sinh bằng đòn roi để giúp các em nên người.
Tuy nhiên, một số người đã bày tỏ quan điểm phản đối giáo viên đánh học sinh khi cho rằng hình phạt đánh học trò sẽ kìm hãm sự phát triển của các em cũng như để lại những hậu quả khôn lường.
“Cách đây 20, 30 năm, chúng ta có thể đã từng bị đánh vào mông hoặc đánh đòn người khác. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu chỉ ra rằng biện pháp đó không phát huy hiệu quả. Nó chỉ khiến cho trẻ em có hành vi hung hăng hơn mà thôi”, Amy Terreros – chuyên gia chống ngược đãi trẻ em ở Bệnh viện Thiện nguyện Nhi đồng cho biết.
Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Mỹ cũng cho rằng, việc giáo viên xử phạt học sinh bằng cách đánh đòn không hiệu quả và có thể phản tác dụng. Nguyên do là vì hình phạt này có thể khiến các em học sinh có tâm lý thách thức, chống đối giáo viên và các em sẽ có thể có hành động gây rối trong lớp học.
Một số chuyên gia cũng cảnh báo, hình thức xử phạt về mặt thể xác này đối với học sinh có thể gây ám ảnh tâm lý đối với các em. Thậm chí, nguy hiểm hơn là một số học sinh thường xuyên bị giáo viên đánh có xu hướng bạo lực. Các em có thể có những hành vi bạo lực với bạn bè, giáo viên hay thậm chí là anh em, bố mẹ. Do vậy, giáo viên hãy cân nhắc những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng hình thức xử phạt này trong việc dạy học.
Theo Kiến Thức
Thực hiện quy trình quản lý, cảm hóa HS có nguy cơ vi phạm pháp luật
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, các trường học thực hiện tốt việc quản lý và giáo dục học sinh, học viên trên địa bàn.
ảnh minh họa
Trong đó lưu ý triển khai phổ biến tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình và Công an tỉnh về hướng dẫn tiêu chí xác định thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật và quy trình triển khai quản lý, giáo dục tại cơ sở.
Các trường THCS, THPT và TTGDTX tỉnh, TTGDNN GDTX các huyện thành phố căn cứ hướng dẫn trên để xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục học sinh đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật.
Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lực lượng công an, các đoàn thể chính trị trên địa bàn và cha mẹ học sinh để đảm bảo thực hiện quy trình công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục thanh, thiếu niên hư có nguy cơ vi phạm pháp luật ở cả trong và ngoài trường học.
Sở GD&ĐT đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh sinh viên tuân thủ các quy định về phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước; quán triệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quản lý học sinh sinh viên, đảm bảo an toàn trong môi trường trường học; chú trọng tố chức hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh sinh viên.
Đối với học sinh phổ thông, cần thường xuyên quán xuyến, nhắc nhở không chơi các trò chơi nguy hiểm; khuyến cáo các em không chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh trong các giờ sinh hoạt tập thể hoặc ở các thời điểm thích hợp...
Theo Giaoducthoidai.vn
Vụ sập lan can trường học làm 13 học sinh bị thương: Thêm 1 nạn nhân phải phẫu thuật não Người thân bé trai bị nặng nhất bức xúc tâm sự, họ biết rằng trường học xuống cấp đã lâu nhưng chờ mãi cũng không thấy được sửa sang lại... Gia đình bé Quốc A. túc trực và rất lo lắng cho sức khỏe của cháu... Vụ việc sập lan can trường học xảy ra lúc 13h10 ngày 11/12, tại Trường tiểu học...