Vì sao Trường ĐH Quảng Nam muốn là thành viên ĐH Đà Nẵng?
Trường ĐH Quảng Nam (tỉnh Quảng Nam) đang lập đề án và muốn trở thành thành viên của ĐH Đà Nẵng nhằm tạo vị thế mới cho trường hay chỉ tập trung giải ‘bài toán’ tuyển sinh?
Một góc ĐH Quảng Nam – ẢNH: NAM THỊNH
Tuyển sinh ít hơn số cán bộ giảng dạy
Tỷ lệ tuyển sinh của Trường ĐH Quảng Nam những năm gần đây ở mức khá thấp so với chỉ tiêu đặt ra. Năm 2019, số lượng sinh viên tuyển sinh còn ít hơn cả số cán bộ, giảng viên của trường, với chỉ 215 sinh viên nhập học.
Hiện tổng số sinh viên chính quy của trường khoảng 2.000 người, nếu so với quy mô của một trường đại học có hơn 260 cán bộ, giảng viên thì đúng là quá ít. Việc không thể tuyển sinh như chỉ tiêu đặt ra đã kéo theo rất nhiều hệ lụy, nhất là ngân sách bị cắt giảm, ảnh hưởng công việc và thu nhập của cán bộ, giảng viên…
Trường ĐH Quảng Nam mong là thành viên của ĐH Đà Nẵng – ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Video đang HOT
Trước đó, vào ngày 8.1, ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã làm việc với lãnh đạo ĐH Đà Nẵng đề xuất ý tưởng Trường ĐH Quảng Nam muốn là thành viên của ĐH Đà Nẵng.
PGS-TS Huỳnh Trọng Dương, Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Nam, cho biết lãnh đạo tỉnh đã giao Sở Nội vụ chủ trì, làm đầu mối liên lạc làm việc với ĐH Đà Nẵng cùng với các đơn vị liên quan để xây dựng đề án.
“Sau buổi làm việc, phía lãnh đạo ĐH Đà Nẵng cũng có ý kiến sẽ nghiên cứu về đề án này. Đồng thời, họ sẽ có buổi làm việc lại với Trường ĐH Quảng Nam trong thời gian sớm nhất để bàn bạc cụ thể. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin gì chính thức”, PGS-TS Huỳnh Trọng Dương nói.
“Đang giai đoạn thảo luận”
Trước ý kiến cho rằng Trường ĐH Quảng Nam muốn trở thành thành viên của ĐH Đà Nẵng là nhằm giải “bài toán” tuyển sinh, PGS-TS Huỳnh Trọng Dương thừa nhận có mục đích đó, nhưng chỉ là lý do nhỏ.
“Nhà trường thừa nhận tuyển sinh khó khăn là thực trạng chung của các trường ĐH trên toàn quốc chứ không riêng Trường ĐH Quảng Nam. Mục đích của đề án “ĐH Quảng Nam muốn là thành viên của ĐH Đà Nẵng” chỉ để nâng tầm, tạo vị thế để trường có giá trị hơn”, ông Dương nói.
Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam, cho biết Sở Nội vụ cũng đã làm việc với ĐH Đà Nẵng và đặt vấn đề về quy mô đề án. Còn việc thực hiện đề án thế nào, đang phải chờ.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho hay ý tưởng Trường ĐH Quảng Nam muốn là thành viên của ĐH Đà Nẵng cũng đang trong giai đoạn thảo luận, địa phương chưa chưa có văn bản chính thức chỉ đạo về vấn đề này mà vẫn đang tính toán các phương án. Trường ĐH Quảng Nam được giao xây dựng đề án, báo cáo UBND tỉnh về nội dung, đề xuất…, từ đó mới có chỉ đạo tiếp theo.
“Sắp tới, tại buổi làm việc giữa Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam với Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng sẽ đưa nội dung này ra để thảo luận giữa hai bên. Hiện cụ thể vấn đề này ra làm sao thì chưa thể nói được”, ông Thanh nói.
Cũng theo ông Lê Trí Thanh, sau khi có phương án, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ có thêm một buổi làm việc nữa với ĐH Đà Nẵng. ĐH Đà Nẵng cũng yêu cầu phải có đề án cụ thể (về con người, cơ sở vật chất, phương án, đề xuất), khi đó mới có chủ trương chính thức xem có thể trở thành thành viên cảu ĐH Đà Nẵng hay không.
Theo thanhnien
Ước mơ của Triều!
Trong 20 SV đến từ các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng lên nhận học bổng do Liên Đoàn Kinh tế &Hiệp hội Doanh nhân Nhật Bản tại Việt Nam trao chiều 27-11, Đinh Hoàng Triều (2001, quê Hội An, Quảng Nam)- SV năm nhất trường CĐ Công nghệ thông tin - để lại trong tôi cũng như nhiều người đến dự ấn tượng khá đặc biệt!
Đinh Hoàng Triều (ngồi ghế) tại lễ trao học bổng do Liên Đoàn Kinh tế &Hiệp hội Doanh nhân Nhật Bản tại Việt Nam trao. Ảnh: P.T
Đinh Hoàng Triều là SV khuyết tật. Em cao chưa đến 1m. Nhưng đó không phải là điều gây ấn tượng mạnh trong tôi về Triều mà chính là thái độ ứng xử lịch sự, tự tin của Triều khi không muốn ngồi lên chiếc ghế do BTC mang đến. Dẫu không nói ra, nhưng qua sắc thái biểu cảm của Triều, tôi cảm nhận, em muốn được đối xử như những bạn được nhận học bổng khác. Chỉ đến khi thấy thầy cô phải ngồi xuống để trao phần thưởng cho mình và biết mọi người muốn có một tấm hình đẹp làm lưu niệm, Triều đã lẳng lặng ngồi lên chiếc ghế...
Thấy tôi có vẻ khó khăn trong việc tìm từ tế nhị để hỏi về nguyên nhân khiến em bị khuyết tật, Triều thoải mái chia sẻ: "Nhà em ai cũng bình thường. Em nghe kể lại là, khi sinh ra, mình cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Rồi một lần em bị bệnh, sốt cao, được đưa vào bệnh viện. Sau khi tiêm thuốc nghe nói trúng gân gì đó, tay chân em sau đó tự nhiên cứ co dần lại...". Triều là con trai út trong gia đình thuộc diện bình dân, có hai chị em. 6 tháng trước, cha em bị bệnh, qua đời ở tuổi 58. Chị gái Triều hiện làm lễ tân tại một khách sạn ở Hội An. Trong suốt buổi trò chuyện, Triều rất kiệm lời, ít kể về hoàn cảnh gia đình và chưa một lần "than thân, trách phận".
Khi được hỏi, có bao giờ cảm thấy tủi thân vì không được bình thường như chị gái và các bạn bè khác, Triều hiền lành lắc đầu: "Dạ không! Từ trước đến giờ em cảm thấy bình thường, không tủi thân hay... gì gì cả. Chỉ thi thoảng, thấy mẹ vất vả chở đi học, rồi có lúc bạn đến nhà chở đi học, em mới có ước muốn được như mọi người để có thể tự mình di chuyển, không làm phiền mọi người, không phải sống phụ thuộc vào người khác. Hiện giờ ra Đà Nẵng học cao đẳng CNTT, ở ký túc xá, đi học và đi ăn, em vẫn phải nhờ bạn bè chở đi...".
Hỏi về suất học bổng trị giá 300 USD mà Triều được nhận có phải là do em đạt thành tích xuất sắc trong học tập, Triều thật thà: "Không ạ! Em học không xuất sắc gì, bình thường thôi ạ. Em nghĩ, có lẽ vì em khuyết tật nên được nhà trường ưu tiên thôi. Hồi THCS, em học khá. Lên cấp ba, do ham chơi nên em tụt xuống còn trung bình". Thấy tôi ngạc nhiên không tin bởi vẻ chỉn chu, nghiêm túc nơi em, Triều dí dỏm chia sẻ: "Thật đó cô. Bây giờ nghĩ lại lúc ham chơi đó, em thấy mình thật "hư", thật "tệ" ạ!".
Không muốn ai thương hại mình, càng không không muốn mình trở thành gánh nặng cho người khác, đặc biệt là những người thân yêu trong gia đình, Triều cho biết, từ nhỏ em đã luôn có thái độ sống lạc quan, yêu đời và tự tin vào chính bản thân. "Thật ra, em chưa bao giờ nghĩ quẩn hết. Em tin bản thân mình sẽ làm được nên sống lạc quan để theo đuổi đam mê, ước mơ của mình". Đam mê và cũng là ước mơ mà Triều nói là chăm chỉ học hành để sau này trở thành lập trình viên giỏi, được nhận vào làm việc tại một Cty có uy tín ở Việt Nam trên lĩnh vực CNTT.
Chia sẻ cảm nhận về SV Đinh Hoàng Triều, PGS.TS Huỳnh Công Pháp- Hiệu trưởng trường CĐ Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng) xúc động nhận xét: "Từ khi nhập học đến giờ, Triều được đánh giá là SV chăm chỉ. Với thể trạng sức khỏe không được như các bạn khác, trong sinh hoạt, đi lại em gặp không ít khó khăn, có một bạn thường xuyên đưa đón em đi học. Qua các thầy cô giảng dạy em, tôi được biết, trong lớp tuy học không xuất sắc nhưng Triều rất chăm chỉ, rất nghị lực và ham học hỏi".
Từ tình cảm quý mến, cảm phục về tinh thần nghị lực, niềm lạc quan, tự tin, tự trọng nơi Triều, tôi thầm cầu mong ước mơ của em sẽ thành hiện thực trong tương lai!
P.THỦY
Theo congandanang
Tài sản duy nhất cha mẹ nghèo để lại cho anh em tiến sỹ Giàu Người cha quan niệm, "dù có chết cũng không để lại cho con bất cứ tài sản gì" ngoài thứ duy nhất. TS. Võ Văn Giàu (SN 1986) - nhà nghiên cứu vừa đoạt giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2019 là một người con của vùng đất Quảng Nam. Anh kể, tuổi thơ gắn liền với...