Vì sao Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh phải đổi tên?
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh sẽ đổi tên thành Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh, vậy lý do vì sao?
Vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản số 5735/BCT-TCCB về việc đổi tên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh theo đề xuất trước đó của nhà trường. Trong văn bản trả lời, Bộ Công Thương đã đồng ý với đề xuất này của nhà trường.
Hiện Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đang hoàn thiện đề án để xin đổi tên.
Để tìm hiểu rõ vấn đề này phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS Thái Doãn Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh.
Thưa TS Thái Doãn Thanh, đâu là lý do khiến nhà trường đề xuất xin đổi tên khi mà nhà trường vừa mới kỷ niệm 40 năm thành lập?
Như các bạn đã biết, Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đã trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, một thời gian cũng đủ dài để Nhà trường khẳng định tên tuổi trong lòng người học.
Tuy nhiên một điều hết sức đáng tiếc là trong quá trình hoạt động thương hiệu ” Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh” đã có nhiều sự nhầm lẫn tên của nhà trường cũng như nhận diện thương hiệu.
Video đang HOT
TS Thái Doãnh Thanh- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
Qua khảo sát, có đến 90% ý kiến cho biết có sự nhầm lẫn giữa Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM sang Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh. Thực tế quá trình tiếp nhận công văn thì nhà trường cũng nhận được sự nhầm lẫn này.
Điều đáng nói là sự nhầm lẫn này xuất hiện cả ở các cơ quan nhà nước, thư từ, công văn, phụ huynh… Đây là điều rất đáng tiếc, một thương hiệu bị nhầm lẫn quá nhiều thì nên được khẳng định và định vị lại.
Một lý do nữa khiến Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh quyết định đổi tên đó là mục tiêu và lộ trình phát triển của nhà trường trong thời gian tới. Trong đó, nhà trường đang đào tạo 34 ngành, không chỉ lĩnh vực Công nghiệp thực phẩm mà phủ hết cả các lĩnh vực về Công Thương. Do đó, việc điều chỉnh tên gọi cũng sẽ tạo điều kiện cho tất cả những lĩnh vực khác phát triển cũng như phù hợp với sự phát triển của ngành Công Thương và công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế của đất nước.
Mặc dù đổi tên nhưng ngành mũi nhọn, ngành tiên phong của nhà trường vẫn là Khoa học Công nghệ thực phẩm
Do vậy, căn cứ Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19.11.2018; Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, nhà trường đã có văn bản đề xuất Bộ Công Thương chấp thuận đổi tên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh.
Vậy việc đổi tên sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành đào tạo đã làm nên tên tuổi của nhà trường thưa ông?
Chúng tôi xin khẳng định, nhà trường vẫn có định hướng phát triển ngành mũi nhọn, ngành tiên phong là Khoa học Công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, nội hàm bên trong các ngành đào tạo là câu chuyện quan trọng nhất để khẳng định phát triển ngành nghề. Những trường có tên gọi mang tính chất đơn ngành nhưng không còn đào tạo đơn ngành nữa thì cần có sự chuyển đổi hợp để phù hợp xu hướng mới.
Nhà trường đã có lịch sử 40 năm xây dựng và phát triển
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát ý kiến lãnh đạo, quản lý, cán bộ giảng viên, sinh viên, học viên, cựu sinh viên… có đến 70% ủng hộ và 30% chưa đồng thuận hay lưỡng lự. Số lượng ủng hộ lớn giúp nhà trường quyết tâm hơn với đề xuất của mình.
Thêm vào đó, tên mới là Trường Đại học Công Thương cũng sẽ phù hợp hơn khi mà hiện 34 ngành nghề đang đạo tạo của nhà trường nằm trong lĩnh vực của Công nghiệp và Thương mại. Trường cũng thuộc đơn vị chủ quản là Bộ Công Thương, do đó tên gọi Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh sẽ phù hợp hơn.
Hiện, nhà trường đang hoàn thiện hồ sơ đổi tên trường, Đề án đổi tên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM thành Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh theo quy định tại Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30.12.2019 của Chính phủ nêu trên và quy định của pháp luật, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Được thành lập ngày 09/9/1982, tiền thân là Trường Cán bộ kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh của Bộ Công nghiệp Thực phẩm theo Quyết định 986/CNTP. Sau nhiều lần nâng cấp và chuyển đổi mô hình đào tạo, năm 2010 trường đã đổi tên thành trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh và từ đó trường đã phát triển vượt bậc về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện nhà trường đã đạt có số lượng sinh viên đang theo học là gần 20.000, điểm đầu vào năm sau cao hơn năm trước; cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, các phòng học đã được trang bị máy lạnh, máy chiếu,… ; trung tâm thí nghiệm, thực hành đã xây dựng mới, hiện đại nhất nhì trong khu vực; …. số giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đã đạt khoảng gần 30% số giảng viên trong trường.
Trong 40 năm qua, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã nhận được nhiều thành tích như Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhì, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, … cùng với đó là nhiều thành tích khác như Cờ thi đua của Chính phủ, Trường tiên tiến xuất sắc của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Cờ đơn vị tiên tiến xuất sắc của Bộ giáo dục và Đào tạo, Cờ Truyền thống của UBND TP. Hồ Chí Minh
Các trường ĐH khai giảng, trao học bổng cho sinh viên
Trường ĐH Công nghiệp TP HCM tổ chức buổi khai giảng năm học 2022-2023 cho hơn 9.300 tân sinh viên trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh năm 2022.
TS Phan Hồng Hải, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết năm học 2022-2023, kết quả tuyển sinh của trường đạt 101,42% chỉ tiêu, với điểm chuẩn các ngành từ 18,5 đến 26 điểm. Công tác nghiên cứu khoa học có nhiều khởi sắc.
PGS-TS Lê Bảo Lâm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương TP HCM, trao giấy khen cho sinh viên thủ khoa
Các chương trình về sở hữu trí tuệ được thúc đẩy mạnh mẽ với hơn 30 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, 5 bằng sở hữu trí tuệ được cấp. Nhà trường cũng thành lập được 4 nhóm nghiên cứu mạnh chuyên về nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng, 7 nhóm nghiên cứu tiềm năng ở nhiều lĩnh vực làm đầu tàu thúc đẩy hoạt động khoa học - công nghệ của nhà trường.
Tại lễ khai giảng, 4 chương trình đào tạo của trường gồm Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm nhận Chứng nhận kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn ABET (Hội đồng Kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật - công nghệ, Mỹ).
Tại buổi lễ khai giảng năm học mới sáng 20-10, Trường ĐH Hùng Vương TP HCM cũng công bố dành 4,5 tỉ đồng để trao học bổng cho tân sinh viên. Trong đó, 4 thủ khoa kỳ tuyển sinh năm 2022 được trường tuyên dương, trao học bổng.
Phân hiệu Trường đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk khai giảng năm học 2022-2023 Ngày 20/10, Phân hiệu Trường đại học Luật Hà Nội tại Đắk Lắk tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023. Tham dự buổi lễ khai giảng có đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh Đắk Lắk và tiến sĩ Lê Đình Nghị, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội, các thầy cô đại diện một số đơn vị thuộc...