Vì sao Trung Quốc quyết tâm cướp Biển Đông?
Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất toàn bộ quyền kiểm soát đối với một tuyến đường sinh mệnh rất dài trên biển, tuyến quốc phòng bị thu hẹp,…
Trung Quốc rất lo sợ sự can dự của các cường quốc như Mỹ, Nhật vào vấn đề Biển Đông vì như thế mọi toan tính của họ sẽ đổ vỡ. (Ảnh: Tàu chiến Mỹ)
Có một thực tế rõ ràng là vấn đề Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) liên quan tới chủ quyền lãnh thổ, vị trí chiến lược quân sự và lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Tuy Trung Quốc có đương bờ biển dài nhưng tất cả các yếu hầu giao thông trên biển để Trung Quốc đi ra bên ngoài về hướng Bắc, Nam và Đông đều không nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc. Tại Thái Bình Dương, tuyến đảo thứ nhất do Mỹ thiết lập giống như một chiếc rào chắn kiên cố, ngăn cản mọi nỗ lực tiến ra biển lớn của nước này.
Ở hướng Bắc, ngoài biển Hoa Đông và Hoàng Hải là 4 hòn đảo chính của Nhật Bản ( Hokkaido, Honsu, Shikoku, Kyushu), quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nhật Bản. Ở hướng Đông, từ khu vực biển phía Đông của Đài Loan có thể trực tiếp tiến vào Thái Bình Dương nhưng cửa đi ra biển ở hướng này còn gặp nhiều khó khăn hơn.
Về hướng Nam, vị trí chiến lược của quần đảo Trường Sa của Việt Nam rất quan trọng. Biển Đông hiện nay đang nằm trong sự vùng chủ quyền và bị kiểm soát bởi một số nước Đông Nam Á. Khi xảy ra chiến tranh, cửa biển này sẽ trở thành cửa sinh tử của chiến lược phong tỏa và chống phong tỏa, bao vây và chống bao vây. Nếu mất Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường sinh mệnh ra biển rất dài và tuyến quốc phòng của Trung Quốc cũng bị thu hẹp về đảo Hải Nam, con đường ra biển của toàn bộ khu vực miền Nam Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt.
Chính vì Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nên Trung Quốc đã bằng mọi thủ đoạn tìm cách khống chế vùng biển này. Nếu thành công, chiều sâu phòng ngự của quân đội Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể. Chiều sâu chiến lược quý báu này không những làm tăng không gian xoay xở của lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc mà còn có ý nghĩa nổi bật đối với các hành động yểm trợ lực lượng mặt đất, chống lại sự tấn công bằng đường không chiến lược của cường địch.
Video đang HOT
Vậy Trung Quốc sẽ dùng những “bài” nào để đạt được mục đích của mình? Theo tạp chí “Mirror” (Tấm gương) của Hong Kong, trước tiên Trung Quốc phải xem xét đến các khả nnawg có cần phải “đánh” (bằng chiến tranh, xung đột) vào Biển Đông hay không? Dù có thực lực quân đội mạnh hơn tất cả các nước Đông Nam Á nhưng đây là một việc làm rất mạo hiểm và khó khăn. Nếu quyết định “đánh”, Trung Quốc phải đảm bảo được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao được lòng tự tôn và tự tin của dân tộc. Thứ hai, đánh nhưng Trung Quốc phải giành được lượng dầu mỏ rất lớn mà nền kinh tế nước này đang khát, yếu tố cần thiết cho việc xây dựng kinh tế và quân sự. Ba là, kiểm soát tuyến đường biển ở Biển Đông, có lợi cho việc giải quyết vấn đề Điếu Ngư (nơi nước này đang tranh chấp với Nhật Bản). Bốn là, thông qua chiến tranh, thực lực của hải quân Trung Quốc sẽ được nâng cao mang đến cơ hội đột phá cho sự phong tỏa của “chuỗi đảo thứ nhất” đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề Đài Loan.
Có điều, Trung Quốc tính được như vậy thì các đối thủ của nó cũng tính được. Nếu Trung Quốc “bận bịu” với Biển Đông, lập tức các điểm nóng như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng sẽ thừa cơ bùng phát và có thể sẽ đẩy Trung Quốc vào tình thế “xôi hỏng, bỏng không”, vĩnh viễn không bao giờ có thể đặt chân đến Biển Đông đồng thời mất đi những địa bàn chiến lược khác.
Theo phân tích, trong khoảng 10 năm tới, thực lực của hải quân Trung Quốc sẽ không ngừng được tăng cường và duy trì thế áp đảo với các nước đang kiểm soát Biển Đông. Nhưng mấy năm trở lại đây, các nước xung quanh Biển Đông cũng liên tục tăng cường mua sắm trang bị, vũ khí mới, từng bước áp sát giới hạn của Trung Quốc. “Tới năm 2020, thời gian kiểm soát thực tế đối với các đảo ở Biển Đông của các nước như Việt Nam sẽ càng dài, càng có khả năng trở thành một yếu tố quan trọng để sử dụng sức mạnh của luật quốc tế. Khi đó, Trung Quốc dù có thừa năng lực cũng sẽ không thể làm được gì nhiều ở Biển Đông nữa”, tạp chí Mirror bình luận.
Nếu sa lầy vào cuộc chiến ở Biển Đông, rất có thể Trung Quốc sẽ “mất cả chì lẫn chài” (Ảnh minh họa)
Cũng theo Mirror, hiện nay Trung Quốc có thể xử lý vấn đề Biển Đông bằng 4 hướng:
- Dùng lập pháp để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, tạp căn cứ để hải quân hành động.
- Thực thi chế độ quản lý hành chính, khai thác phát triển tài nguyên dầu khí, xây dựng các lực lượng chấp pháp biển mạnh.
- Sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, ngăn chặn sự hình thành của liên minh các nước có tranh chấp, ngăn ngừa cục diện xấu nhất là sự can dự trực tiếp của các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản…
- Hợp tác với quân đội Đài Loan, giành lấy Biển Đông, thúc đẩy cơ hội thống nhất đất nước.
Dễ dàng nhận thấy, 3 trong số 4 giải pháp này, Trung Quốc gần như không có khả năng thực hiện và người ta đang “chờ xem”, Trung Quốc sẽ giở bài gì tiếp theo đây?
Theo Xahoi
Công Vinh phản ứng trên facebook chuyện anh ghi bàn vào lưới đội sinh viên
Chiều 8-9, trên Facebook của mình, tiền đạo Lê Công Vinh đã không giấu được nỗi buồn khi viết những dòng cảm thán về những nỗ lực của anh tại Nhật Bản vẫn bị không ít người dè bỉu...
- Ảnh:Facebook của Công Vinh. Ảnh chụp từ màn hình
Anh viết: "Sống ở đời càng lâu thì cảm thấy nhiều sự thật đôi khi rất phủ, dở thì bị chê, giỏi thì bị ghét, sống tốt đến cách mấy chắc cũng khó mà vừa lòng hết tất cả mọi người. Thôi thì, những niềm vui nho nhỏ làm động lực mà tiếp tục chiến đấu vậy".
Lời cảm thán của Công Vinh lập tức nhận được mấy trăm lượt like (thích) cùng hàng chục lời bình luận động viên tiền đạo 28 tuổi này tiếp tục cố gắng. Chẳng hạn như nick Mai Lê Vũ viết: "Đừng buồn anh nhé! Hãy nghĩ đến những niềm vui để có nghị lực hơn trong cuộc sống". Hay nick Cesc DT thì viết: "Bài viết nào về anh, em cũng theo dõi và đọc các comment của nhiều người. Người Nhật họ còn dành những lời khen ngợi anh, thế mà nhiều người Việt lại chê bai. Không còn gì để nói. Anh mới là cầu thủ để những cầu thủ khác noi gương. Một tiền đạo rất lạnh lùng, sắc bén. Cố lên anh, dân Hoàng Mai nhà mình".
Ở vòng hai Emperor's Cup 2013 (Cúp Nhật Hoàng) hôm 7-9 vừa qua, Công Vinh lần đầu tiên được HLV Keiichi Zaizen bố trí ra sân ở đội hình xuất phát và chơi trọn 90 phút. Công Vinh đã ghi hai bàn trong trận đấu này để giúp CLB Consadole Sapporo thắng đậm đại học sư phạm Hokkkaido 4-1.
Đây rõ ràng là một sự khích lệ với Công Vinh khi anh vẫn chưa được ra sân ở đội hình chính ở Giải hạng Nhì Nhật Bản và cũng chưa có bàn thắng nào. Tuy nhiên, thay vì chúc mừng và động viên Công Vinh,một số người đã vào trang facebook Công Vinh FC bình luận đầy dè bỉu. Chẳng hạn như nick "Đây Là Tớ" viết: " Lại có dịp nói phét rồi, đá với sinh viên mây ông ạ".
Nhưng cũng có những người vào bình luận về chuyện Công Vinh "xin" tiền đạo Felix Almeida nhường cho mình đá quả 11m để có bàn thắng đầu tiên tại Nhật Bản. Nick Trương Phúc Hà viết:"Cái ông Felix Almeida cao to kia cũng dễ tính phết. Công Vinh cố lên. Chiếm một suất đá chính ở giải hạng Nhì Nhật Bản là ok". Hay CĐV Hiếu Danh thì nhìn nhận ở một khía cạnh khác: "Đẳng cấp, phong độ. Nhưng một điều cơ bản để bạn thành công là bạn có cái đầu sáng tạo và thông minh. Bạn biết nói đúng lúc, nhờ đúng lúc và bạn đã tận dụng được cái khôn khéo ấy. Xin chúc mừng".
Theo VNE
Mỹ - Nhật tập trận 'đáp trả' Nga - Trung Trong khi Hải quân Trung Quốc và Nga tiến hành cuộc tập trận Hợp tác Hàng hải 2013 ở biển Nhật Bản trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến 12/7, Không quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản lên kế hoạch diễn tập không quân. Thông tin trên được đăng tải trên tờ Minh báo (Hồng Kông) ngày...