Vì sao Triều Tiên không thử tên lửa từ tháng 9 tới nay?
Các nhà quan sát đang băn khoăn với câu hỏi tại sao Triều Tiên không tiến hành thử tên lửa trong 70 ngày qua.
Người dân Triều Tiên xem vụ phóng thử tên lửa Hwasong-12 qua màn hình lớn ở Bình Nhưỡng vào cuối tháng 8 vừa qua.
Trong tháng 8 và 9 vừa qua, Triều Tiên đã thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 về hướng về phía bắc Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một tên lửa của Bình Nhưỡng bay qua lãnh thổ Nhật Bản và nhiều người nhận định rằng đây là dấu hiệu cho thấy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ lên tới đỉnh điểm.
Khẩu chiến giữa Mỹ và Triều Tiên cùng các cuộc tập trận chung của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tiếp tục diễn ra sau đó, trừ các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Triều Tiên không hề tiết lộ tại sao nước này dừng thử tên lửa.
Một giả thuyết được đưa ra là Bình Nhưỡng đã nhận thấy rằng họ đã tiến quá xa trong cuộc đối đầu với Washington. Một cuộc xâm lược từ Mỹ sẽ là thảm họa ở nhiều mức độ khác nhau và viễn cảnh với kết quả có lợi cho Triều Tiên là rất nhỏ.
Việc Mỹ triển khai thêm khí tài quân sự như bộ ba siêu tàu sân bay tới bán đảo Triều Tiên cũng có thể khiến Bình Nhưỡng tạm thời dừng tham vọng tên lửa của họ ở mức độ nào đó.
Video đang HOT
Một giả thuyết khác cho rằng các lệnh cấm vận kinh tế của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên đã ngăn cản Bình Nhưỡng thực hiện thêm các hành động khiêu khích do lo ngại phá vỡ nền kinh tế.
Triều Tiên cũng có thể chờ tới tháng 2.2018 để phóng thử tên lửa vì một số lý do. Đầu tiên, thời tiết lúc đó sẽ bắt đầu ấm hơn và điều này có ảnh hưởng tích cực tới vụ thử. Thứ hai, 2 cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn đã được lên kế hoạch cho tháng đó.
Thứ ba, Olympic mùa đông 2018 sẽ diễn ra tại thành phố Seoul ở Hàn Quốc vào tháng 2 năm sau. Đây là thời điểm mọi con mắt trên thế giới sẽ tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Điều này khiến các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Các giả thuyết khác bao gồm sự tranh giành quyền lực giữa quân đội và Đảng Lao động Triều Tiên cũng như sự cố phát sinh trong chương trình tên lửa của nước này khiến Bình Nhưỡng chưa thể thực hiện các vụ thử tiếp theo.
Trước đó, Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc đầu tháng này cho biết họ dự đoán Triều Tiên sẽ thực hiện một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác trước khi năm 2017 kết thúc.
Theo Danviet
Vì sao Triều Tiên mạo hiểm phóng tên lửa ngay tại thủ đô?
Triều Tiên hồi đầu tuần đã phóng tên lửa tầm trung Hwasong-12 ngay tại sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng, trước sự bất ngờ của giới tình báo và quân sự phương Tây.
Theo Donga Ilbo, cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS) xác định Triều Tiên đã phóng tên lửa tầm trung từ sân bay quốc tế Sunan ở Bình Nhưỡng.
Kể từ năm 1984, Triều Tiên đã phóng tên lửa tại 21 địa điểm khác nhau. Chủ yếu tại hai căn cứ tên lửa ở Wonsan và Gitdaeryong, tại tỉnh Kangwon.
Đây là lần đầu tiên Triều Tiên lựa chọn địa điểm phóng ngay tại thủ đô, ở một sân bay quốc tế có đông người qua lại.
Quan chức NIS nhận định, nguyên nhân khiến Triều Tiên chọn phóng tên lửa ở Sunan vì tính cơ động. Bởi nếu thực hiện ở bãi thử, Bình Nhưỡng sẽ rất tốn thời gian trong việc vận chuyển và lắp đặt thiết bị. Còn trên mặt đường nhựa, tên lửa có thể khai hỏa ngay lập tức.
Tên lửa Hwasong-12 Triều Tiên phóng qua không phận Nhật Bản.
Jeffrey Lewis, chuyên gia hàng đầu về tên lửa Triều Tiên nhận định, Bình Nhưỡng đang chứng minh khả năng cơ động của tên lửa, rằng họ có thể khai hỏa ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ.
Ngoài ra, Triều Tiên có ý đồ rõ ràng khi lựa chọn phóng tên lửa từ Sunan. "Đó là một sự kiện lớn diễn ra ở Sunan, cửa ngõ vào thủ đô Bình Nhưỡng".
Triều Tiên có thể muốn người dân dễ dàng chứng kiến vụ phóng tên lửa, chứng minh bước nhảy vọt trong công nghệ tên lửa của nước này, khích lệ tinh thần dân chúng.
Trước đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng tuyên bố cân nhắc dùng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 tấn công căn cứ Mỹ trên đảo Guam.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tỏ ra hài lòng với vụ phóng tên lửa ngày 29.8.
Vụ phóng tên lửa ngày 29.8 chính là cách để Triều Tiên công khai với dân chúng về phương án bao vây và tấn công lịch sử hòn đảo Guam.
"Triều Tiên tự tin với khả năng vận hành của Hwasong-12. Họ đã phóng tên lửa ngay tại sân bay quốc tế để chứng minh rằng tên lửa sẽ không gặp trục trặc, hoặc phát nổ trên bầu trời", Yang Moo-jin, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Hàn Quốc nhận định.
Sân bay quốc tế Sunan cũng nằm gần Bộ chỉ huy quân sự Triều Tiên, gần với văn phòng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Điều này cho thấy Triều Tiên không hề lo ngại khả năng Mỹ và Hàn Quốc tấn công phủ đầu.
Theo Danviet
Dân Triều Tiên được thông báo về vụ phóng tên lửa sau 24 giờ Truyền hình Triều Tiên phát bản tin về vụ phóng tên lửa qua biển Nhật Bản một ngày sau khi vụ phóng diễn ra. Nữ phát thanh viên Ri Chun Hee của Triều Tiên. Ảnh: Reuters. Nữ phát thanh viên Ri Chun Hee sáng 30/8 xuất hiện trên đài truyền hình Trung ương Triều Tiên (KCTV) trong trang phục màu hồng truyền thống,...